Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng ca dao góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử việt nam (giai đoạn 1954 - 1975) ở trường thpt trên địa bàn tp đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1652

Sử dụng ca dao góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử việt nam (giai đoạn 1954 - 1975) ở trường thpt trên địa bàn tp đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

SỬ DỤNG CA DAO GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1954 - 1975)

Ở TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, 05/2016

Sinh viên thực hiện : Mai Hồng Hà

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 13SLS

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

1

LỜI CẢM ƠN

Trải qua cả một quá trình từ lựa chọn đề tài, thu thập tài liệu, tìm hiểu, phân

tích mặt dù cũng gặp không ít khó khăn nhưng đến nay khóa luận của tôi đã

hoàn thành. Để có được một bài khóa luận hoàn thiện như ngày hôm nay, cùng

với sự nổ lực của bản thân thì tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều đơn vị, cá

nhân.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn

Mạnh Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo theo dõi tôi trong suốt quá

trình để hoàn thành khóa luận của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, phòng học liệu,

các thầy cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong việc tìm tài liệu, hạn chế

được những thiếu xót và bổ sung để hoàn chỉnh khóa luận của mình.

Do điều kiện về thời gian cũng như trình độ kiến thức của bản thân, khóa

luận của tôi chắc hẳn cũng còn nhiều thiếu xót, hạn chế. Rất mong nhận được sự

góp ý của các Thầy, cô và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

SVTH: Mai Hồng Hà

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 8

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 8

4.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 9

5.1 Nguồn tư liệu .................................................................................................. 9

5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9

6. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 10

7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 10

NỘI DUNG......................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1........................................................................................................ 11

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CA DAO TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ ......................................................................................... 11

1.1 Cơ sở lí luận.................................................................................................. 11

1.1.1 Nguồn tư liệu văn học dân gian nói chung và tư liệu ca dao nói riêng trong

dạy học lịch sử.................................................................................................... 11

1.1.1.1 Tư liệu văn học dân gian ........................................................................ 11

1.1.1.2 Tư liệu ca dao ........................................................................................ 14

3

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử ở

trường trung học phổ thông. ............................................................................... 16

1.1.2.1 Về giáo dưỡng ........................................................................................ 17

1.1.2.3 Về mặt giáo dục...................................................................................... 18

1.1.2.3 Về sự phát triển....................................................................................... 19

1.2 Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 21

1.2.1 Trong sách giáo khoa................................................................................. 21

1.2.2 Tại các trường THPT................................................................................. 22

CHƯƠNG 2........................................................................................................ 25

CA DAO PHỤC VỤ NỘI DUNG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƯƠNG IV, SGK

LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT ............................. 25

2.1 Nội dung cơ bản trong chương IV sách giáo khoa lớp 12 (chương trình

chuẩn) ở trường THPT. ...................................................................................... 25

2.1.1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và

chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)............................................... 25

2.1.2 Nhân dân hai miền trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân

dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973 ).................................. 25

2.1.3 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn

miền Nam (1973 - 1975) .................................................................................... 26

2.2 Tư liệu ca dao sử dụng để dạy học các bài lịch sử trong cuộc kháng chiến

chống Mĩ (1954 -1975) sách giáo khoa lớp 12, chương trình chuẩn THPT....... 26

CHƯƠNG 3........................................................................................................ 37

SỬ DỤNG CA DAO GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1954 -1975) (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở

TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................ 37

4

3.1 Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng tư liệu ca dao để dạy học lịch

sử ........................................................................................................................ 37

3.1.1 Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung môn học ..................... 37

3.1.2 Đảm bảo tính Đảng và khoa học ............................................................... 38

3.1.3 Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử .... 40

3.2 Các hình thức và biện pháp sử dụng tư liệu ca dao để dạy học các bài lịch sử

cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975) sách giáo khoa lớp 12, chương trình

THPT .................................................................................................................. 41

3.2.1 Sử dụng ca dao để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh............. 41

3.2.2 Đưa vào bài giảng một câu, một bài ca dao nhằm minh họa những sự kiện

đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động . 43

3.2.3 Sử dụng ca dao để củng cố nội dung bài học ở cuối bài ........................... 46

3.2.4 Sử dụng ca dao trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh..... 47

3.2.5 Sử dụng ca dao để tổ chức trò chơi lịch sử................................................ 48

3.3 Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 49

3.3.1 Mục đích và yêu cầu của việc thực nghiệm sư phạm................................ 49

3.3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm .................................................... 49

3.3.2.1 Nội dung thực nghiệm............................................................................ 49

3.3.2.2 Phương pháp thực nghiệm...................................................................... 50

3.3.3 Đối tượng thực nghiệm.............................................................................. 50

3.3.4 Kết quả thực nghiệm.................................................................................. 50

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 55

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 57

5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử là môn học có vị trí, vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục

toàn diện nhân cách cho học sinh THPT. Học lịch sử có thể cung cấp cho các em

sự hiểu biết cơ bản về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người cũng như

tính tất yếu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kiên cường, bất khuất

của nhân dân ta. Để qua đó học lịch sử góp phần giáo dục cho các em lòng yêu

nước, thái độ của các em đối với việc gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc ta.

Với những vai trò, vị trí quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế thì vẫn còn

những nhận thức không đúng về tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. Trong nhận

thức của học sinh, phụ huynh và một số giáo viên, lịch sử là môn học phụ, môn

xã hội. Chính vì vậy, đưa đến kết quả học tập môn lịch sử của học sinh chưa

cao.

Chúng ta không nên trách tại sao học sinh ngày càng không yêu lịch sử, ngày

càng mù mờ hơn về những kiến thức lịch sử, những nhân vật lịch sử rất đỗi tự

hào của dân tộc. Bởi lịch sử nước nhà thì đa dạng, phong phú, nhiều sự kiện

nhưng một phần là do người dạy chưa làm tốt nhiệm vụ truyền đạt của mình.

Người ta không thể xây dựng một bức tranh phong phú, đa dạng về một thời lịch

sử đã qua nếu như người họa sĩ, người chủ nhân của bức tranh đó - người giáo

viên trên bục giảng - đã không vẽ nó bằng chính tâm hồn của mình. Muốn học

sinh yêu “ lịch sử” thì trước hết bản thân người dạy sử phải yêu “lịch sử” và

trong quá trình giảng dạy cần có sự kết hợp hài hòa các phương pháp giáo dục,

kết hợp tốt các tư liệu lịch sử cần sử dụng và thổi hồn vào những bài giảng thì

“mưa lâu thấm dần”, chúng ta sẽ khiến cho học sinh quay về với cội nguồn dân

tộc và yêu hơn những trang sử hào hùng.

Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn cũng nhận xét rằng: “Văn nghệ dân

gian ta có một tác dụng cực kì quan trọng trong việc bổ sung đính chính, sàng

lọc những kiến thức của chúng ta về lịch sử ”.

Thời thơ ấu, chắc ai trong chúng ta cũng đã từng nghe những câu ca dao bằng

tiếng ầu ơ ngọt ngào của bố mẹ, ông bà, trong đó có nhiều ca dao lịch sử. Ca dao

6

được thể hiện bằng thơ lục bát, song thất lục bát và bằng một số thể thơ

khác...Với ca dao lịch sử dù ở thể thơ nào, hình thức biểu đạt nào thì chức năng

quan trọng của nó là thông qua các sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm,

phản ánh nét sống, phong tục tập quá truyền thống của nhân dân ta. Chính sự

gần gũi, chân thực dễ đi vào lòng người của ca dao lịch sử và sự ngắn gọn đúc

kết từ cuộc sống của cha ông ta trong những câu tục ngữ, mà thông qua đó ta có

thêm hiểu biết về bản chất, ý nghĩa của những sự kiện, nhân vật, thời kì hay giai

đoạn lịch sử.

Sau thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp vẻ vang, oanh liệt của

dân tộc ta, kết thúc gần 100 năm thống trị của thực dân Pháp. Lịch sử Việt Nam

giai đoạn 1954 đến 1975 tiếp tục ghi tên vào những trang sử mới với những sự

kiện, những nhân vật làm nên lịch sử; với những thuận lợi và khó trong trong

việc xây dựng chủ nghĩa hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ ở miền Nam,

thống nhất đất nước. Với những sự kiện lịch sử hào hùng đó, trong quá trình dạy

học lịch sử, chúng ta có thể kết hợp sử dụng cao dao, tục ngữ lịch sử để bài

giảng được hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt là qua những

câu ca dao, tục ngữ lịch sử ngắn gọn, dễ hiểu, các em sẽ thấy học và hiểu lịch sử

nước nhà không còn là việc khó nữa.

Với những ý nghĩa thực tiễn và khoa học đó, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng

ca dao góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn

từ năm 1954 - 1975) (chương trình chuẩn) ở trường THPT” để làm khóa

luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử có vai trò và ý nghĩa hết sức

quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở phổ thông Chính vì

vậy, mà vấn đề này đã được nhiều nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học lịch sử

nói chung, dạy học lịch sử nói riêng rất quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ

khác nhau. Liên quan tới đề tài này có một số công trình nghiên cứu:

Cuốn sách “Chuẩn bị giờ học như thế nào” của Tiến sĩ Đairi, xuất bản năm

1793. Tiến sĩ đã đưa ra một sơ đồ (Sơ đồ Đairi) thể hiện mối quan hệ giữa sách

7

giáo khoa - bài giảng và tài liệu bổ sung. Theo tiến sĩ Đairi, ngoài sách giáo

khoa, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm phong phú

thêm những kiến thức lịch sử đang học, hiện sâu hơn về quá khứ, tạo bài giảng

hấp dẫn sinh động, có sức lôi cuốn học sinh. Nhưng trên thực tế, Đairi chưa đi

vào cụ thể phương pháp sử dụng như thế nào để đạt hiểu quả.

Cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ

biên) Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 2002. Phần “Sử dụng

sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác” đề cập đến sự cần thiết của việc sử

dụng tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa trong dạy học lịch sử. Tác giả đề

cập đến việc cần thiết phải sử dụng văn học dân gian, trong đó có ca dao. Theo

tác giả “Các loại hình văn học dân gian không chỉ góp phần minh họa những sự

kiện lịch sử mà còn bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với

bối cảnh cảnh lịch sử sự kiện đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự

kiện lịch sử...sử dụng tài liệu văn học dân gian, giáo viên có thể tiến hành có kết

quả việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống dân tộc

nói riêng”

[5, tr156 - 157].

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phan Thị Ái Liên, trường Đại học Sư

phạm Huế (1988) với đề tài “Sử dụng ca dao, hò, vè dân gian phục vụ việc

giảng dạy lịch” đã đề cập một số tư liệu ca dao được sử dụng phù hợp trong bài

giảng lịch sử và đưa ra một số biện pháp, hình thức sử dụng ca dao một cách

hợp lí và hiệu quả.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên dù ở những góc độ nghiên cứu

khác nhau thì đều đề cập tới việc vận dụng tư liệu cao dao trong dạy học lịch sử

ở trường phổ thông. Tuy nhiên chưa có một công trình nào giải quyết một cách

cụ thể, đầy đủ phương pháp sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử phần

kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975). Với đề tài này mà tôi nghiên cứu, sẽ cố

gắng làm rõ các nhiệm vụ mà tài liệu trên chưa giải quyết được, mặt khác góp

phần bổ sung thêm nguồn tư liệu cần thiết để dạy học lịch sử phần kháng chiến

chống Mĩ (1954 - 1975) ở trường THPT.

8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Việc sử dụng tư liệu ca dao góp phần

nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -

1975), sách giáo khoa lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 20 - 3 - 2017 đến ngày

26 - 3 - 2017.

Phạm vi: Với đề tài này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 12 tại hai

trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đó là: THPT Phan Thành Tài và

THPT Phạm Phú Thứ.

Với việc xác định như trên, đề tài không nghiên cứu sâu về lí luận, về khái

niệm ca dao, nhưng lại đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội dung các câu ca dao để

tiến hành vào việc dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, có hiệu quả

tốt nhất.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Xác định nội dung, hình thức, biện pháp sư phạm cần thiết để sử dụng tư

liệu ca dao có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phần

kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, khóa luận hướng vào giải quyết các nhiệm vụ

sau:

- Tìm hiểu chương trình, SGK lớp 12 (chương trình chuẩn).

- Tiến hành điều tra cơ bản việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch sử

phần kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1954 - 1975 ở trường THPT hiện nay.

- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của việc sử dụng tư liệu ca dao trong dạy học lịch

sử nói chung và ý nghĩa của việc sử dụng ca dao.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!