Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng ca dao, đồng dao trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 15 - 18
15
SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO
TRONG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
Nguyễn Thị Thanh Huyền*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ca dao, đồng dao là những câu hát, câu vè mộc mạc, gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ bởi vần điệu vui tươi,
rộn ràng. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, ca dao, đồng dao có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Thông qua các bài ca dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo ở các nội dung như: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm; Hình thành và phát triển vốn
từ; Phát triển lời nói mạch lạc; Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật; Với ưu thế như vậy nên trong quá
trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần nắm được nội dung các bài ca dao, đồng
dao, biết cách lựa chọn những bài ca dao, đồng dao phù hợp với mục tiêu giáo dục, như vậy ca
dao, đồng dao sẽ là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
Từ khóa: Ca dao, đồng dao, phát triển, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo
1. Đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách con người, đặc biệt là trẻ mẫu giáo ngôn
ngữ giữ một vai trò rất quan trọng, ngôn ngữ
không chỉ là phương tiện để giao tiếp, là công
cụ để tư duy mà ngôn ngữ còn là phương tiện
để giúp trẻ nhận thức được thế giới xung
quanh. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo có thể thực hiện qua nhiều con đường
khác nhau. Một trong những con đường mang
lại nhiều hiệu quả đó là thông qua tiếp xúc
với các bài ca dao, đồng dao.*
Với trẻ em các bài ca dao, đồng dao rất quen
thuộc và gần gũi, trẻ không chỉ được học ở
trường, ở lớp mà còn biết được qua lời ca, câu
hát của bà, của mẹ hay qua các trò chơi dân
gian. Ca dao, đồng dao là những câu vè ngắn
gọn, có âm điệu vui nhộn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Nét đặc biệt này đã thu hút trẻ vào việc học
và chơi với những bài ca dao, đã mang lại
những giá trị to lớn, góp phần giáo dục trí tuệ,
thẩm mỹ, đạo đức, đặc biệt là phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
2. Thông qua các bài ca dao, đồng dao giáo
viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo lớn ở các nội dung như:
* Giáo dục chuẩn mực ngữ âm: ở nội dung
này giáo viên có thể dùng nhiều bài ca dao,
đồng dao để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
* Tel:
Chẳng hạn để rèn khả năng nghe âm thanh
ngôn ngữ cho trẻ giáo viên có thể lựa chọn
các bài ca dao, đồng dao ở một số chủ đề
trong chương trình mẫu giáo như: Chủ đề
Trường mầm non có bài đồng dao “Nu na nu
nống”, “Kéo cưa lừa xẻ”. Chủ đề động vật có
bài “Con vỏi con voi”, “Con rùa” dạy trẻ tri
giác tính biểu cảm của âm thanh ngôn ngữ:
Khi buồn thì như thế nào? Khi vui thể hiện
như thế nào? Giọng nói âu yếm, nhẹ nhàng
hay quát nạt; Dạy trẻ tri giác được sắc thái
khác nhau của âm thanh như tốc độ, trường
độ, cao độ; Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe,
khả năng ngắt nhịp hay nhấn giọng khi đọc ca
dao, đồng dao.
- Luyện phát âm cho trẻ: Các bài ca dao, đồng
dao thường được dùng trong việc luyện phát
âm cho trẻ: Luyện khả năng nghe các âm tiết,
âm vị; Luyện cho trẻ phát âm đúng âm vị, âm
tiết Tiếng Việt trong sự kết hợp với nhau, dạy
trẻ phát âm đúng các âm vị và phân biệt được
các cặp âm vị nhất là các âm vị khó mà trẻ
hay nhầm lẫn l-n, ch- tr, r- d... Chẳng hạn như
câu ca dao:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Khi đọc câu ca dao này trẻ rất dễ nhầm lẫn
giữa l với n, “lúa nếp” sẽ thành “núa nếp” hay
“lúa lếp”. Do vậy đọc ca dao, đồng dao giáo
viên sẽ phát hiện ra những trẻ phát âm sai, nói
ngọng... và giúp trẻ phát âm đúng các âm vị.