Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự đa dạng của kiểu gen Muc5ac không ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm H.Pylori
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học
1
SỰ ĐA DẠNG CỦA KIỂU GEN MUC5AC KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH
TRẠNG NHIỄM H. PYLORI
Nguyễn Văn Thái - Phạm Hùng Lực (Trường Đại học Y Dược Cần Thơ)
1. Phần giới thiệu
Lớp nhày ở dạ dày bảo vệ lớp tế bào biểu bì chống lại acid dạ dày, các men phân hủy
protein, các chấn thương lí hóa và vi sinh vật gây bệnh. Thành phần chính của lớp nhày là những
glycoprotein lớn có tên là mucin. Có nhiều loại mucin khác nhau, nhưng ở dạ dày chỉ có các loại
mucin1, mucin5AC và mucin6[1]. Tất cả các loại mucin này bao gồm khung polypeptide gắn
chuỗi oligosaccharide bên cạnh, chuỗi này có vai trò quyết định khả năng bảo vệ của mucin đối
với các tác nhân lí hóa[2].
Một điều đáng quan tâm là có một sự khác biệt giữa các cá thể về số các chuỗi bên. Điều
này xảy ra bởi sự đa dạng của VNTR ở gen mã hóa mucin. Các VNTR bao gồm hệ quả sự lập lại
của các DNA và số lần lập lại này có sự khác biệt khá cao. Kết quả là có sự lập lại các trình tự
amino acid ở phần trung tâm của khung polypeptide, khung để các oligosaccharide gắn vào. Vì
vậy, sự đa dạng này dẫn tới việc tạo ra các polypeptide của mucin có sự khác biệt cả chiều dài và
sự glycosyl hóa[4-5]. Do vậy, sự đa dạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của mucin.
Do hệ quả về mặt cấu trúc có ý nghĩa của sự đa dạng VNTR, một số nghiên cứu đã tìm ra
những hệ quả về mặt sinh lí bệnh của nó. Trong nghiên cứu so sánh bệnh nhân ung thư dạ dày và
nhóm tình nguyện, các đoạn VNTR ngắn hơn có liên quan đến ung thư dạ dày ở MUC1[7] và
MUC6[6]. Ảnh hưởng này có thể phần nào đó là do sự thay đổi về mức độ nhạy cảm với tình
trạng nhiễm H. pylori, vì H. pylori là yếu tố quan trọng trong nguyên nhân ung thư dạ dày[8].
Vinall và cộng sự[9] đã chứng minh rằng cặp allele ngắn của MUC1 có liên quan đến nhiễm H.
pylori, và gần đây một kết quả tương tự đã được báo cáo cho MUC6[10].
Tuy nhiên, chưa có công bố nào về ảnh hưởng của sự đa dạng VNTR của gen MUC5AC
trên tình trạng nhiễm H. pylori. MUC5AC có thể là quan trọng bởi vì Van den Brink và cộng sự
đã cho thấy rằng H. pylori dễ định vị trên MUC5AC[11]. Hơn nữa, MUC5AC là thụ thể chính
của H. pylori[12-13]. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của sự đa dạng
VNTR của MUC5AC đối với tình trạng nhiễm H. pylori.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 9 đến tháng 12/2003 tất cả bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên đến khám tại
phòng khám tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Cần Thơ và có chỉ định nội soi được mời tham gia nghiên
cứu. Chẩn đoán chỉ dựa vào quan sát nội soi. Bệnh nhân không có điều trị tiệt trừ H. pylori trước
đó và đồng ý viết tờ tự nguyện tham gia nghiên cứu được đưa vào trong nhóm nghiên cứu. Bảng
thu thập số liệu ban đầu gồm có tuổi, giới, nghề nghiệp, thói quen hút thuốc, uống rượu.
Chẩn đoán nhiễm H. pylori
Nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng thử nghiệm qua hơi thở sử dụng 14C đánh dấu
(Thụy Điển). Bệnh nhân không được phép sử dụng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc
kháng H2 hoặc kháng sinh 2 tuần trước khi làm xét nghiệm. Sáng bệnh nhân nhịn đói qua
đêm, được uống 1 viên thuốc có urê với 14C đánh dấu cùng 50ml nước. 10 phút sau đó bệnh