Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự biến đổi của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê (huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), thành phố Hà Nội hiện nay
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1401

Sự biến đổi của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê (huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), thành phố Hà Nội hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------------------------------------

Nguyễn Thị Lan Hƣơng

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHỀ SƠN TRUYỀN THỐNG Ở

CÁC LÀNG BỐI KHÊ (HUYỆN PHÚ XUYÊN) VÀ

VŨ LĂNG (HUYỆN THANH OAI), THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HIỆN NAY

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số : 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRƢƠNG QUỐC BÌNH

Hà Nội - 2014

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Sự biến đổi của nghề sơn truyền thống ở

các làng Bối Khê (huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), thành

phố Hà Nội hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu

và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lan Hương

3

MỤC LỤC

Lời cam đoan .............................................................................................................1

Mục lục.......................................................................................................................2

Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................3

Danh mục các bảng biểu trong luận án...................................................................4

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ SƠN TRUYỀN THỐNG Ở CHÂU THỔ

BẮC BỘ VÀ Ở CÁC LÀNG BỐI KHÊ, VŨ LĂNG (THÀNH PHỐ

HÀ NỘI)

1.1. Nghề sơn truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ ........................................................27

1.2. Nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê và Vũ Lăng ...................................40

Tiểu kết......................................................................................................................62

Chƣơng 2: NGHỀ SƠN TRUYỀN THỐNG Ở CÁC LÀNG BỐI KHÊ VÀ VŨ

LĂNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

HÓA HIỆN NAY

2.1. Những tác nhân chủ yếu của quá trình biến đổi nghề sơn truyền thống ..............64

2.2. Những biểu hiện cụ thể của quá trình biến đổi của nghề sơn truyền thống ......68

2.3. Hệ quả của quá trình biến đổi nghề sơn truyền thống .........................................87

Tiểu kết......................................................................................................................99

Chƣơng 3: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGHỀ SƠN TRUYỀN THỐNG Ở CÁC

LÀNG BỐI KHÊ, VŨ LĂNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA

LUẬN ÁN

3.1.Định hướng phát triển nghề sơn truyền thống ở hai làng

Bối Khê và Vũ Lăng..............................................................................101

3.2. Một vài biện luận về tính mới của luận án.......................................................126

Tiểu kết....................................................................................................................130

KẾT LUẬN............................................................................................................132

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................136

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 137

PHỤ LỤC...................................................................................................................... 148

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. A. : Ảnh

2. HTX : Hợp tác xã

3. NCS : Nghiên cứu sinh

4. Nxb : Nhà xuất bản

5. PL : Phụ lục

6. STT : Số thứ tự

7. TLTK : Tài liệu tham khảo

8. Tp. : Thành phố

9. Tr. : Trang

10. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

11. UBND : Ủy ban nhân dân

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1: Tổng thu nhập từ các ngành nghề của làng Bối Khê trong 5 năm

gần đây ......................................................................................................................61

Bảng 2: Tổng thu nhập từ các ngành nghề của làng Vũ Lăng trong 5 năm

gần đây .......................................................................................................................61

Bảng 3: Số lượng các cơ sở sản xuất ở làng nghề Bối Khê trong 5 năm

gần đây ......................................................................................................................79

Bảng 4: Số lượng các cơ sở sản xuất ở làng nghề Vũ Lăng trong 5 năm

gần đây ......................................................................................................................79

Bảng 5: Số lượng lao động tại làng nghề Bối Khê trong 5 năm

gần đây ......................................................................................................................81

Bảng 6: Số lượng lao động tại làng nghề Vũ Lăng trong 5 năm

gần đây ......................................................................................................................81

Bảng 7: Số lượng lao động từ nơi khác đến làm nghề sơn tại làng nghề Bối Khê

trong 5 năm gần đây................................................................................................. 82

Bảng 8: Số lượng lao động từ nơi khác đến làm nghề sơn tại làng nghề Vũ Lăng

trong 5 năm gần đây ..................................................................................................82

Bảng 9: Số hộ nghèo của làng nghề Bối Khê ................................................86

Bảng 10: Số hộ nghèo của làng nghề Vũ Lăng..............................................86

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hoá đang tác

động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc, hơn lúc nào hết, việc giữ gìn và phát

huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc, trong đó có các nghề thủ công truyền thống

đang được đặt ra một cách bức thiết, bởi nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển bền vững của đất nước. Nghề thủ công truyền thống hiện được coi là một trong

7 lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể góp phần thể hiện bản sắc cũng như đặc

trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô thị ở Việt Nam.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã bước sang giai đoạn mới: giai đoạn đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những nội dung trọng tâm của quá trình

này là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, trong đó việc khôi

phục, phát triển nghề và làng nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức quan

trọng bởi nó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn với việc tạo

công ăn việc làm cho lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân,

góp phần phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu trong tiến

trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Nghề thủ công truyền thống Việt Nam với 11 nhóm nghề chính như nghề

sơn mài, ngành nghề gốm sứ thủy tinh, nghề thêu ren, nghề dệt, nghề mây tre đan,

nghề cói, nghề giấy thủ công, nghề tranh in khuôn gỗ, nghề chạm khắc đá, nghề gỗ,

nghề kim khí đúc đồng, chạm bạc…[114, tr.9] tạo nên hơn 2000 làng nghề thủ công

(đã được công nhận) phân bố suốt chiều dài đất nước đã và đang là một bộ phận

quan trọng của kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Bằng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt

thẩm mỹ và óc sáng tạo của mình, nghệ nhân ở các ngành nghề thủ công truyền

thống đã chế tác ra nhiều sản phẩm phục vụ cho hoạt động sống của con người,

đồng thời gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ mai sau những tinh hoa nghệ thuật,

kỹ thuật dân gian cùng kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng làm nghề.

Nằm trong vùng châu thổ Bắc Bộ - vùng đất vốn được coi là cái nôi của

nhiều nghề, làng nghề thủ công, khu vực Hà Nội hiện đang là nơi hội tụ 47 nghề

7

trong tổng số 52 nghề trên toàn quốc [117, tr.15] với 286 làng nghề truyền thống đã

được công nhận [119]. Trong số các nhóm nghề thủ công truyền thống đang hiện

diện trên mảnh đất Thủ đô phải kể tới nghề sơn - một nghề cổ truyền xuất hiện từ

rất sớm trên đất nước ta và đã để lại dấu ấn bản sắc văn hóa Việt Nam đối với thế

giới. Nghề sơn cùng với chất liệu và sản phẩm của nó đã trở thành vốn quý của văn

hóa dân tộc và nhân loại bởi bên cạnh việc góp tiếng nói chung với các nước trên

thế giới ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng

của con người thì ở Việt Nam, vào những năm 30 của thế kỷ XX, nghệ thuật tranh

sơn mài đã ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển nghề sơn cổ truyền. Có thể nói, đó

là giá trị mới mang tính nghệ thuật với đầy đủ bản sắc dân tộc và thời đại, truyền

thống và hiện đại, làm phong phú hơn ngôn ngữ biểu đạt của sơn ta. Đến thời điểm

này, Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng có nghề sơn nhất cả nước với 8 làng nghề

chuyên sâu đang và đã từng hoạt động. Nếu tính cả những làng nghề có sử dụng sơn

ta với ý nghĩa là một chất liệu cần có trong quy trình chế tác sản phẩm thì Hà Nội

hiện có tới gần 40 làng nghề.

Kể từ khi Hà Nội cùng đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, tốc độ tăng

trưởng kinh tế - xã hội khá mạnh mẽ, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng

ngày càng được mở rộng. Song, quá trình phát triển nhanh chóng này đã tạo đà cho

những biến đổi sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực trong đó có sự biến đổi của các ngành

nghề truyền thống như nghề sơn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Hai

làng Bối Khê (huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), Hà Nội đã có

nghề sơn truyền thống từ lâu đời và sớm khẳng định được vị trí riêng về chất lượng

kỹ thuật và mỹ thuật của các sản phẩm làm ra trong hệ thống các làng nghề sơn ở

châu thổ Bắc Bộ. Nằm ở hai huyện được đánh giá là những khu vực có sự phát triển

kinh tế khá năng động với mật độ làng nghề đông đảo nhất Hà Nội, có thể coi hoạt

động nghề ở hai làng Bối Khê và Vũ Lăng là những trường hợp thể hiện khá rõ nét

xu thế biến đổi nhiều mặt của nghề sơn truyền thống dưới tác động của các điều

kiện chủ quan và khách quan, đã và đang diễn ra rất phổ biến tại các làng nghề trên

địa bàn Thủ đô hiện nay. Sự biến đổi này là tất yếu và cần có để nghề sơn truyền

8

thống ở các làng Bối Khê và Vũ Lăng có thể tiếp tục duy trì và phát triển trong bối

cảnh hiện nay. Trước những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thị

trường, trong khi nhiều làng nghề sơn truyền thống đã không thể tiếp tục duy trì

nghề như Bình Vọng (Hà Nội), Đình Bảng (Bắc Ninh)…, nghề sơn truyền thống tại

hai làng Bối Khê và Vũ Lăng cho đến nay vẫn hoạt động khá tốt nhờ có sự nhạy

bén, chủ động thay đổi các mặt hàng sản phẩm phù hợp với bối cảnh mới. Tuy

nhiên, trong quá trình vận động biến đổi, ngành nghề sơn cổ truyền cũng phải đối

mặt với không ít khó khăn thách thức mà nếu thiếu vai trò điều tiết của Nhà nước

chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động tự phát ở các làng nghề, nhiều giá trị có

nguy cơ bị mai một và mất đi trong một tương lai không xa.

Trước xu thế biến đổi nhiều mặt đã và đang diễn ra ngày càng sâu sắc của

nghề thủ công truyền thống ở khu vực Hà Nội, việc tìm hiểu, nắm bắt được sự vận

động biến đổi (bao gồm bản chất, tác nhân và hệ quả) của nghề sơn truyền thống ở

các làng nghề Bối Khê và Vũ Lăng, qua đó định hướng cho ngành nghề này phát

triển dựa trên các cứ liệu khoa học là một trong những yêu cầu cấp thiết và có ý

nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng

như công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh này, việc đi tìm và tôn

vinh những làng nghề truyền thống đang bị lu mờ dần trong tâm trí của người Việt

ở xã hội đương đại như các làng nghề Bối Khê và Vũ Lăng lại càng trở nên có ý

nghĩa hơn lúc nào hết.

Nghề sơn và làng nghề sơn vốn là đề tài khoa học có sức hấp dẫn với không

ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu dưới nhiều góc độ, phạm

vi và ở nhiều mức độ khác nhau. Trước tiên, có thể kể tới các bộ chính sử của nước

ta có đề cập những vấn đề liên quan đến nghề sơn như Đại Việt sử ký toàn thư [66,

67], Đại Nam nhất thống chí [92], Khâm định Việt sử thông giám cương mục [93]…

và các công trình nghiên cứu của người nước ngoài như Những cây sơn ở Đông

Dương của CH. Crevost [19], Sơn và dầu sơn Bắc Bộ - Trung Quốc - Nhật Bản của

G. Dumontier [39], Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 của William

9

Dampier [125], Miêu tả vương quốc Đàng Ngoài của Samuel Baron [95]. Đây có

thể coi đó là nguồn sử liệu gốc cần phải tiếp cận đầu tiên khi nghiên cứu về nghề

sơn nói chung và biến đổi nghề sơn nói riêng.

Thứ hai là những công trình nghiên cứu có ít nhiều thông tin đề cập đến nghề

và làng nghề sơn với ý nghĩa là giới thiệu khái quát về lịch sử ngành nghề này trong

tổng thể nhiều nghề thủ công truyền thống khác như Truyện các ngành nghề (Tạ

Phong Châu chủ biên) [18]; Lược truyện thần tổ các ngành nghề của Vũ Ngọc

Khánh [59], Nghề thủ công truyền thống và các vị tổ nghề của Trần Quốc Vượng và

Đỗ Thị Hảo [123]…

Tiếp đến là những công trình nghiên cứu chuyên sâu thiên về khảo tả chất

liệu, kỹ thuật của nghề sơn Việt Nam nói chung và nghề sơn ở các làng nghề truyền

thống nói riêng như Kỹ thuật sơn mài của Phạm Đức Cường [31]; Nghề sơn với

nghệ thuật trang trí ứng dụng ở Việt Nam của Trần Thị Tuyết Hạnh [40]; Tổng tập

nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam - Tập 6: Nghề chế tác đá, nghề sơn và

một số nghề khác do Trương Minh Hằng chủ biên [43]; Nghề sơn cổ truyền Việt

Nam của Lê Huyên [52]; Làng nghề sơn quang Cát Đằng của Nguyễn Lan Hương

[54]; Sơn mài Bình Dương - chất liệu và nghệ thuật thể hiện của Nguyễn Văn Minh

[73]; Kỹ thuật, chất liệu của sơn mài Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XX của Đặng

Thị Thu Hiền [44]; Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam của nhiều tác giả

[115] v.v...

Một số làng nghề làm sơn nổi tiếng ở khu vực Hà Nội đã thu hút được sự chú

ý của các nhà nghiên cứu với nội dung chủ yếu là khảo tả hoạt động của làng nghề

trong quá khứ và hiện tại như: Nghề sơn cổ truyền ở Bình Vọng và Hạ Thái của

Trương Duy Bích và Trương Minh Hằng [6]; Làng nghề Sơn Đồng của Trương Duy

Bích và Nguyễn Thị Hương Liên [7]; Nghề sơn truyền thống làng Hạ Thái - xã

Duyên Thái - huyện Thường Tín - tỉnh Hà Tây của Nguyễn Xuân Nghị [74]; Văn

hóa làng Hạ Thái của Hoàng Thị Tố Quyên [94] v.v...

Tìm hiểu nghề sơn và làng nghề sơn truyền thống ở Việt Nam dưới góc độ

biến đổi bước đầu là chủ đề quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Có thể kể đến ba

10

công trình tiêu biểu là những luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công, đều thuộc chuyên

ngành Văn hóa dân gian và chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận của chuyên

ngành này như tiếp cận không gian văn hóa, tiếp cận thành tố văn hóa... Trước tiên

là luận án Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây của Nguyễn Xuân Nghị, được bảo vệ

năm 2008, công trình sau đó cũng được xuất bản thành sách có cùng tên [75]. Đối

tượng nghiên cứu của luận án là nghề sơn truyền thống ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)

với hệ thống các làng nghề sơn đang và đã từng hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong

đó tập trung khảo sát chủ yếu ba làng nghề được đánh giá là những làng nghề sơn

truyền thống tiêu biểu của tỉnh Hà Tây cũ là Bình Vọng, Hạ Thái và Sơn Đồng.

Nhìn tổng thể, công trình này đã phác họa thành công diện mạo nghề sơn truyền

thống tỉnh Hà Tây thông qua việc miêu tả khá chi tiết nghề sơn ở một số làng nghề

tiêu biểu. Đặc biệt, đóng góp đáng kể nhất của luận án là đề cập đến những biến đổi

đã và đang diễn ra ở nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây thông qua trường hợp ba

làng Bình Vọng, Hạ Thái và Sơn Đồng. Tác giả nhận định rằng: xét trên bình diện

rộng, nghề sơn ở Hà Tây trong lịch trình thời gian luôn có sự biến động. Có những

làng, nghề sơn được hình thành từ rất sớm xong lại bị lụi tàn, có làng thì nghề sơn

được tiếp nhận sau nhưng lại duy trì được và phát triển nhân rộng ra các làng mới.

Sự biến động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội qua nhiều thời kỳ cũng đồng

hành với sự vận động, biến đổi của nghề sơn tỉnh Hà Tây ở nhiều khía cạnh như

biến đổi về hoạt động nghề, về kỹ thuật, về chất liệu, mẫu mã sản phẩm, về tư duy

hoạt động nghề, về kinh tế, xã hội, môi trường...

Tiếp theo sau công trình Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây của Nguyễn Xuân

Nghị là luận án Nghề sơn quang Cát Đằng (truyền thống và biến đổi) của Nguyễn

Lan Hương được bảo vệ năm 2009. Công trình này sau đó đã được xuất bản thành

sách dưới tên gọi Làng nghề sơn quang Cát Đằng xưa và nay [57]. Bằng cách áp

dụng các lý thuyết và phương pháp tiếp cận của chuyên ngành văn hóa dân gian, công

trình đã tái hiện diện mạo nghề và làng nghề sơn quang truyền thống Cát Đằng ( xã

Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) trong sự vận động không ngừng theo thời

gian, qua đó đánh giá vị trí của làng nghề này trong hệ thống các làng nghề ở châu

11

thổ Bắc Bộ. Có thể coi đây là một trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên

cứu một cách toàn diện về nghề sơn quang và làng nghề sơn quang Cát Đằng. Đây

cũng là một trong số ít công trình tiêu biểu mở đầu cho hướng nghiên cứu chuyên sâu

về sự biến đổi của nghề sơn truyền thống ở Việt Nam cũng như ở châu thổ Bắc Bộ

thông qua một trường hợp cụ thể là nghề sơn quang làng Cát Đằng.

Gần đây nhất, năm 2013, tác giả Lê Thanh Hương đã bảo vệ thành công luận

án Những thay đổi về kỹ thuật, chất liệu trong nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại

[58]. Với đối tượng nghiên cứu là những chất liệu và kỹ thuật sử dụng trong chế tác

sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề, cũng như trong sáng tác các tác phẩm

sơn mài hội họa của các họa sĩ chuyên nghiệp (đặc biệt tập trung nghiên cứu giai

đoạn từ năm 1925 đến nay), nhìn tổng thể, công trình này đã trình bày tương đối

toàn diện và hệ thống những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật sơn mài Việt Nam

cùng vai trò và vị trí của nó trong nền văn hóa dân tộc. Ở góc độ cụ thể hơn, luận án

đã hệ thống hóa khá rõ nét những thay đổi của chất liệu và kỹ thuật của nghề sơn

qua các giai đoạn khác nhau dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan.

Đồng thời, xác định rõ hai yếu tố này là những yếu tố căn bản tạo nên sức sống, bản

sắc của nghề sơn truyền thống cũng như có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng,

sáng tạo của các nghệ nhân và nghệ sĩ sơn mài. Trên cơ sở đó, luận án đi đến khẳng

định rằng: sự vận động, biến đổi là quy luật khách quan, yếu tố tạo nên sự đa dạng

và phát triển, thể hiện sức sáng tạo phong phú của các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân.

Kết quả nghiên cứu của luận án này đã góp phần bổ sung vào mảng chủ đề nghiên

cứu về sự biến đổi của nghề sơn trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.

Có thể kết luận, mặc dù việc nghiên cứu nghề sơn truyền thống không phải là

mảng vấn đề mới song vẫn còn khoảng trống để các công trình tiếp theo nghiên cứu

bổ sung. Bởi lẽ, nghề sơn truyền thống ở một vài địa phương vẫn chưa được quan

tâm tìm hiểu để tương xứng với tiềm năng của ngành nghề cổ truyền này, trong đó

nghề sơn ở các làng Bối Khê - huyện Phú Xuyên và Vũ Lăng - huyện Thanh Oai là

những trường hợp tương đối điển hình. Hai làng nghề Bối Khê và Vũ Lăng cho đến

thời điểm hiện tại hầu như chưa được nghiên cứu ngoại trừ việc được nhắc đến có

12

tính chất liệt kê, điểm qua ở một số công trình như Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà

Tây của Nguyễn Xuân Nghị [75], bài viết Hà Tây với truyền thống sơn mài của

Nguyễn Văn Chuốt [26] và một số bài trên Internet với nội dung giới thiệu đôi nét

về làng nghề trong hoạt động quảng bá du lịch.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên đây, tôi lựa

chọn đề tài Sự biến đổi của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê (huyện Phú

Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), thành phố Hà Nội hiện nay làm luận án tiến

sĩ chuyên ngành Văn hóa học. Hy vọng rằng, từ quan điểm tiếp cận liên ngành, việc

tìm ra được bản chất, nguyên nhân và cơ chế biến đổi của nghề sơn truyền thống ở

trường hợp các làng nghề cụ thể là Bối Khê và Vũ Lăng sẽ giúp định hướng cho

ngành nghề cổ truyền này có thể tồn tại, thích nghi và phát triển trong xu hướng

biến đổi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một xã hội đang

chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp như Việt Nam. Đề tài luận án

là sự bổ sung cần thiết vào những khoảng trống nghiên cứu về nghề sơn truyền

thống ở châu thổ Bắc Bộ nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng theo hướng nghiên

cứu trường hợp cụ thể, chuyên sâu - là hướng nghiên cứu đang được ưu tiên trong

khoa học xã hội nhân văn hiện nay. Ở một mức độ nào đó, kết quả nghiên cứu của

luận án sẽ có giá trị gợi ý và làm cơ sở so sánh ở những nghiên cứu tương tự về

nghề sơn truyền thống tại các làng nghề khác. Sau cùng, luận án là sự tiếp nối các

công trình nghiên cứu về nghề sơn (ở Việt Nam và trên thế giới) của nghiên cứu

sinh từ năm 2004 đến nay.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Mục đích tổng quát

- Luận án chứng minh sự biến đổi là quy luật tất yếu khách quan để nghề sơn

truyền thống ở các làng nghề như Bối Khê và Vũ Lăng có thể duy trì và phát triển

trong bối cảnh đương đại.

- Luận án hướng đến xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn để tham khảo

định hướng cho nghề sơn truyền thống ở hai làng nghề phát triển trong tương lai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

13

- Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến nghề sơn truyền thống ở Việt

Nam, khu vực Hà Nội và các làng nghề Bối Khê và Vũ Lăng.

- Tìm hiểu diện mạo của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê và Vũ

Lăng, Hà Nội trong diễn trình lịch sử bao gồm các yếu tố như nguồn gốc xuất hiện,

kỹ thuật chế tác, cơ cấu tổ chức nghề, tâm lý làm nghề…

- Xác định những giá trị tiêu biểu của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối

Khê và Vũ Lăng, Hà Nội; đối chiếu, so sánh với nghề sơn ở các làng nghề khác của

Hà Nội nói riêng và vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, qua đó làm rõ những nét riêng

biệt và những đóng góp của nghề sơn ở hai làng này cho di sản văn hóa dân tộc.

- Phân tích những biến đổi của nghề sơn truyền thống ở các làng Bối Khê và

Vũ Lăng, Hà Nội dưới tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa - mà thực chất đó là sự va chạm giữa truyền thống - hiện đại, thích nghi

- biến đổi, bảo tồn - phát triển.

- Xây dựng luận cứ khoa học trong việc định hướng để nghề sơn truyền

thống ở các làng Bối Khê, Vũ Lăng nói riêng cũng như các làng nghề khác ở khu

vực Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ nói chung có thể duy trì và phát triển trong thời

điểm hiện tại và tương lai theo hướng: trên cơ sở gìn giữ, kế thừa các giá trị truyền

thống vốn có, tiếp thu những thành tựu hiện đại, tiên tiến để sáng tạo những giá trị

mới phù hợp với thời đại mới, qua đó bổ sung và làm đa dạng thêm bản sắc văn hóa

dân tộc, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ Đổi mới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghề sơn truyền thống ở các làng Bối

Khê (huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (huyện Thanh Oai), Tp. Hà Nội trong quá trình

vận động, biến đổi theo thời gian để thích nghi tồn tại. Đây vốn là hai làng nghề sơn

có lịch sử khá lâu đời và đã khẳng định được đặc trưng riêng ở các kỹ thuật cơ bản

của nghề sơn truyền thống là sơn mài, sơn thếp và sơn quang. Tuy nhiên, để làm rõ

diện mạo và sự đóng góp của nghề sơn ở các làng nghề trên, luận án sẽ mở rộng tìm

hiểu nghề sơn truyền thống ở một số làng khác trong khu vực Hà Nội cũng như vùng

14

châu thổ Bắc Bộ dưới góc nhìn liên hệ, so sánh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghề sơn truyền thống ở hai làng Bối Khê (xã Chuyên

Mỹ, huyện Phú Xuyên) và Vũ Lăng (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai), Tp. Hà Nội

trong bối cảnh các làng nghề sơn vùng châu thổ Bắc Bộ.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, tìm hiểu nghề sơn truyền thống ở hai làng

Bối Khê và Vũ Lăng từ năm 1945 đến nay (2013) với các mốc thời gian cụ thể gắn

với những biến đổi trong nghề sơn truyền thống ở hai làng.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp tiếp cận

4.1. Cơ sở lý luận

4.1.1. Một số khái niệm thao tác

Nghề sơn truyền thống

Ở Việt Nam cho đến nay, đã có nhiều học giả đưa ra quan niệm về nghề

truyền thống như Mai Thế Hởn, Bùi Văn Vượng, Trần Minh Yến… Qua tổng hợp

chúng tôi nhận thấy hầu hết các ý kiến đều thống nhất với nhau ở những tiêu chí của

một ngành nghề thủ công truyền thống, đó là: Đã hình thành, tồn tại và phát triển

lâu đời ở nước ta; Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề;

Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề; Có kỹ thuật và công

nghệ truyền thống; Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ

yếu; Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật, thậm chí trở

thành các di sản văn hóa mang bản sắc văn hóa Việt Nam; Là nghề nghiệp nuôi

sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà

nước [47, tr.16-17], [124, tr.11-12], [126, tr.11].

Trong số nhiều quan niệm về nghề truyền thống, chúng tôi đã lựa chọn và sử

dụng khái niệm nghề truyền thống được tổng hợp và nêu ra bởi tác giả Trần Minh

Yến như là một trong những cơ sở lý luận của luận án.

Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện

từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến

ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!