Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh và ẩn dụ trong thơ nguyễn bính.
MIỄN PHÍ
Số trang
60
Kích thước
573.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
780

So sánh và ẩn dụ trong thơ nguyễn bính.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THÙY LINH

So sánh và ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Nghìn sao lấp lánh trên trời

Ngôi sao Nguyễn Bính vẫn ngời trong đêm

Vẫn ngời bởi những niềm tin

Vẫn ngời bởi vẫn còn nghìn nhớ thương.

(Hoàng Tấn)

Vậy là đã hơn 45 năm kể từ ngày Nguyễn Bính tạ từ nhân thế để vĩnh viễn

đi vào cõi hư ảo. Đất mẹ mở ra đón nhà thơ vào lòng nhưng ông vẫn mãi mãi

sống với giậu mồng tơi, bến nước, con đò, với hương đồng gió nội, với cuộc

sống làng quê mà người suốt đời nặng duyên nặng nợ. Qua sự thử thách khắc

nghiệt của thời gian, những bài thơ của Nguyễn Bính vẫn neo đậu vững vàng

trong lòng người đọc. Điều ấy chính là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định tài

năng của nhà thơ.

Cùng với Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính là một trong ba đỉnh

cao của Thơ mới, sừng sững như Tam Đảo, Ba Vì, tạo nên thế chân kiềng vững

vàng cho một thời đại rực rỡ nhất của thi ca. Vị trí của Nguyễn Bính trong phong

3

trào Thơ mới nói riêng và nền thi ca Việt Nam nói chung đã được xác định.

Nhưng nghiên cứu về Nguyễn Bính và nghệ thuật thơ của ông vẫn là một nguồn

mạch cần được tiếp tục khơi dòng.

Từ những năm trước cách mạng, nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét

Nguyễn Bính mang một hồn thơ “quê mùa”, Nguyễn Bính cũng tự nhận mình là

“thi sĩ của thương yêu”. Và những người bình thơ cũng như những nhà nghiên

cứu sau này khi đi tìm hiểu về Nguyễn Bính cũng đã cùng gặp nhau ở những

luận điểm: Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, thi sĩ nhà quê, thi sĩ của đồng quê,

của hồn quê, tình quê, là thi sĩ của yêu thương…Những kết luận đó phần lớn

được các nhà nghiên cứu rút ra từ thế giới nghệ thuật và đề tài mà Nguyễn Bính

hướng tới trong thơ mà ít chú ý đến phần ngôn ngữ thơ. Sự thiên lệch ấy phải

chăng là một thiếu sót của chúng ta khi nghiên cứu về thơ ông?

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong thơ Nguyễn Bính sử dụng rất

nhiều những biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng, trong đó nổi bật

nhất là biện pháp so sánh và ẩn dụ tu từ. Và đối tượng được liên tưởng đến trong

hai phép tu từ ấy bao giờ cũng là chuẩn mực của đời sống nông thôn Việt Nam.

Như vậy, nếu giải mã được cơ chế cấu tạo của những biện pháp tu từ này trong

thơ Nguyễn Bính, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp chân quê từ góc độ tư duy

nghệ thuật của nhà thơ. Với đề tài “So sánh và ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính”

người viết hi vọng sẽ đóng góp một cái nhìn mới trong việc tìm hiểu vẻ đẹp thơ

Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ.

Hơn thế nữa, xuất phát từ thực tiễn giáo dục, là một người đang theo học

ngành sư phạm, chúng tôi nhận thấy cách tiếp cận tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ

là một quy trình bắt buộc. Nhưng có một thực tế đã thành lối mòn xưa nay là

cách tiếp cận nặng về nội dung văn bản, xem nhẹ nghệ thuật ngôn từ. Vậy nên

4

rèn luyện cho học sinh hình thành thói quen phân tích, đánh giá tác phẩm từ góc

nhìn ngôn ngữ là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với một giáo viên giảng dạy bộ

môn ngữ văn.

Với những lí do trên cùng với niềm thiết tha của kẻ hậu sinh muốn tìm

hiểu về một trong những đỉnh cao của thơ ca, tôi đã quyết định chọn đề tài “So

sánh và ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính” làm đề tài luận văn cuối khóa của mình.

1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc tìm hiểu về các phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ từ lâu đã là một

đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với các nhà ngôn ngữ học. Trên thế giới, người ta

đã nghiên cứu về các biện pháp tu từ từ rất sớm. Từ những năm trước Công

nguyên, nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp là Arixtốt đã đặt nền

móng đầu tiên cho việc nghiên cứu các biện pháp tu từ trong thi ca. Trong cuốn

Thi học nổi tiếng của mình, Arixtốt đã gọi tên khả năng kết hợp ngôn ngữ theo

quan hệ liên tưởng theo tiếng La Tinh là Figura (ngữ hình), nghĩa là hình thức

bóng bẩy. Arixtốt cũng tổng kết những Figura chủ yếu, có tính phổ dụng là: So

sánh (similis), ẩn dụ (metaphoria), hoán dụ (metonymia), khoa trương

(hyperbole)…

Ở Việt Nam, so sánh và ẩn dụ là những phương thức tu từ được nghiên

cứu trong nhiều thế kỉ và từ nhiều góc độ khác nhau. Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu

Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc… đã nghiên cứu so

sánh và ẩn dụ dưới tư cách là hiện tượng của ngôn ngữ văn chương. Gần đây,

trên thế giới bắt đầu xuất hiện một quan niệm mới nghiên cứu mối quan hệ giữa

ẩn dụ và tư duy. Tiếp thu những phát triển mới này của ngôn ngữ học hiện đại,

5

trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ dưới

góc nhìn tri nhận. Đó là các công trình như: Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết

đại cương đến tư duy thực tiễn Tiếng Việt của Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri

nhận (ghi chép và suy nghĩ) của Trần Văn Cơ, Đặc trưng văn hóa dân tộc của

ngôn ngữ và tư duy của Nguyễn Đức Tồn …

Bên cạnh đó việc nghiên cứu các phương thức tu từ gắn với sáng tác của

một tác giả nào đó cũng là công việc thu hút không ít các nhà nghiên cứu. Đã có

nhiều công trình nghiên cứu, luận văn viết về vấn đề này.

Nhà thơ Nguyễn Bính là người đã biết tìm cho mình một lối đi riêng, thơ

ông với rất nhiều chất mộng, chất lãng mạn nhưng lại không giống với các nhà

Thơ mới khác. Chính cái nét rất riêng ấy mà thơ Nguyễn Bính cứ vương vấn mãi

trong lòng người đọc, thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu.

Từ những năm trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bính đã là một trong

số ít nhà thơ được giới phê bình chú ý đến. Nhà phê bình Hoài Thanh, Hoài

Chân trong Thi nhân Việt Nam đã lần đầu tiên gọi tên hồn thơ Nguyễn Bính là

hồn thơ “quê mùa”. Đồng thời Hoài Thanh cũng khẳng định sức sống mãnh liệt

của hồn thơ ấy trong cái xã hội Âu hóa đảo điên lúc bấy giờ “Người nhà quê

Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường” [13, tr.135].

Từ năm 1975 cho đến nay, điều kiện xã hội phát triển nên tính chuyên

nghiệp trong vấn đề nghiên cứu văn học được nâng lên. Qua một độ lùi nhất định

của thời gian nên người ta có cái nhìn đúng đắn và sáng suốt hơn với văn chương

thời kì trước. Và lúc này, các nhà nghiên cứu chú ý hơn đến những tác giả đã

khẳng định được tài năng và giá trị của mình, Nguyễn Bính và thơ ông được

quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện.

6

Thời gian đầu các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính thường xuất

hiện dưới dạng các bài báo như: Nguyễn Bính – nhà thơ kháng chiến (Thái

Bạch), Nguyễn Bính – một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư (Vũ Bằng), Một số

đặc điểm nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính (Hồng Diệu) Khối tình lỡ của người

chân quê (Nguyễn Đăng Điệp), Nguyễn Bính – Nhà thơ hiện đại (Trần Mạnh

Hảo), Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam (Vũ Quần Phương)…

Càng về sau cái tên Nguyễn Bính càng được nhắc nhiều trong những công

trình nghiên cứu đồ sộ cũng như nhiều chuyên luận lớn nhỏ khác như: Thơ và lời

bình (Vũ Quần Phương, 1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca (Hà

Minh Đức, 1993), Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh, 2001)… Ba đỉnh cao Thơ

mới: Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử (Chu Văn Sơn) là công trình

nghiên cứu viết về ba đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới là Xuân Diệu,

Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử. Trong cuốn sách này, Nguyễn Bính được đánh giá

là nhà thơ “quen nhất”, là “thi sĩ của thương yêu”, người khởi xướng “dòng thơ

quê”.

Các bài viết, chuyên luận và công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính cũng

được sưu tầm, biên soạn thành những cuốn sách quy mô đồ sộ như: Nguyễn Bính

– Thi sĩ của thương yêu (Hoài Việt sưu tầm và biên soạn), Nguyễn Bính – Thơ và

đời (Hoàng xuân sưu tầm và biên soạn). Đặc biệt cuốn sách Nguyễn Bính, về tác

gia và tác phẩm (Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương tuyển chọn) đã giới thiệu

những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính ngay từ lúc Nguyễn Bính mới xuất

hiện cho đến khi ông qua đời.

Mặc dù đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bính

cùng ngôn ngữ và nghệ thuật thơ của ông nhưng tất cả đều thống nhất: Nguyễn

Bính là nhà thơ “chân quê” nhà thơ của “hồn quê”, “tình quê”…Trong một thời

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!