Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày
PREMIUM
Số trang
246
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1109

So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc Tày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ CHUYÊN

SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,

CA DAO DÂN TỘC TÀY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ CHUYÊN

SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ,

CA DAO DÂN TỘC TÀY

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 9 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN HẢO

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất

kỳ công trình khoa học nào.

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 01 năm 2021

Tác giả luận án

Hà Thị Chuyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ

nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách

khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động

viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hảo

người thầy đã truyền cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để

hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp

sức cho tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 01 năm 2021

Tác giả luận án

Hà Thị Chuyên

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................vii

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 2

4. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................ 3

5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu................................................... 3

6. Ý nghĩa của luận án............................................................................... 4

7. Cấu trúc của luận án.............................................................................. 5

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................................... 6

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................... 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về so sánh .................................................... 6

1.1.2. Tình hình sưu tầm và nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.. 9

1.1.3. Nghiên cứu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày...... 11

1.2. Cơ sở lí luận ..................................................................................... 12

1.2.1. Khái quát về so sánh ..................................................................... 12

1.2.2. Khái quát thành ngữ, tục ngữ, ca dao ........................................... 21

1.2.3. Khái quát từ, ngữ........................................................................... 23

1.2.4. Khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.... 23

1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 26

1.3.1. Khái quát về dân tộc Tày .............................................................. 26

1.3.2. Khái quát về văn học dân gian Tày............................................... 29

1.4. Tiểu kết............................................................................................. 32

iv

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA SO SÁNH TRONG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY..................... 33

2.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 34

2.2. Kết quả khảo sát tư liệu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ ca dao

Tày........................................................................................................... 34

2.3. Các dạng so sánh so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc

Tày........................................................................................................... 35

2.3.1. So sánh dạng đầy đủ...................................................................... 35

2.3.2. So sánh dạng không dầy đủ........................................................... 37

2.3.3. So sánh dạng biến thể.................................................................... 41

2.4. Kết cấu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .................... 43

2.4.1. Kết cấu so sánh đơn ...................................................................... 43

2.4.2. Kết cấu so sánh kép....................................................................... 44

2.4.3. Kết cấu so sánh trùng điệp ............................................................ 48

2.5. Đặc điểm cấu tạo của các yếu tố so sánh ......................................... 53

2.5.1. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cái so sánh (A)................................ 53

2.5.1.1 Yếu tố cái so sánh (A) được cấu tạo bằng từ.............................. 53

2.5.1.2. Yếu tố cái so sánh (A) được cấu tạo bằng cụm từ ..................... 54

2.5.2. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cái được so sánh (B) ....................... 57

2.5.3. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố từ so sánh (y) .................................. 61

2.5.4. Đặc điểm cấu tạo của yếu tố cơ sở so sánh (x)............................ 63

2.6. Tiểu kết............................................................................................. 64

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA SO SÁNH TRONG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO DÂN TỘC TÀY.................... 66

3.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 66

3.2. Cơ cấu ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày........................................................................................................... 66

v

3.3. Quan hệ ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày........................................................................................................... 68

3.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa trong một cấu trúc so sánh............................. 68

3.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các cấu trúc so sánh............................... 71

3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố so sánh .................................... 73

3.4.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cái so sánh (A) ........................... 73

3.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cái được so sánh (B)................... 82

3.4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố cơ sở so sánh (x) ...................... 102

3.4.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố từ so sánh (y)............................ 106

3.5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố so sánh trong thành ngữ, tục ngữ,

ca dao Tày ............................................................................................. 110

3.5.1. Yếu tố cái so sánh (A) thuộc con người - yếu tố cái được so sánh

(B) ngoài con người .............................................................................. 110

3.5.2. Yếu tố cái so sánh (A) ngoài con người - yếu tố cái được so sánh

(B) thuộc con người ............................................................................. 112

3.5.3. Yếu tố cái so sánh (A) ngoài con người - yếu tố cái được so sánh

(B) ngoài con người ............................................................................. 113

3.5.4. Yếu tố cái so sánh (A) thuộc con người - yếu tố cái được so sánh

(B) thuộc con người ............................................................................. 114

3.6. Tiểu kết........................................................................................... 116

Chương 4. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÀ TƯ DUY ĐƯỢC PHẢN

ÁNH QUA SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO

DÂN TỘC TÀY .................................................................................. 118

4.1. Dẫn nhập ........................................................................................ 118

4.2. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh đặc trung văn

hóa ......................................................................................................... 118

4.2.1. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh môi trường

sống ....................................................................................................... 118

vi

4.2.2. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh đặc trưng

sản xuất.................................................................................................. 122

4.2.3. So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày phản ánh cộng đồng

xã hội - con người ................................................................................. 127

4.3. Tư duy tộc người qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày......................................................................................................... 138

4.3.1. Tư duy và tư duy tộc người......................................................... 138

4.3.2. Phương thức tư duy qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày ................................................................................................. 138

4.3.3. Đặc điểm tư duy tộc người qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày.................................................................................................. 141

4.4. Tiểu kết........................................................................................... 148

KẾT LUẬN.......................................................................................... 150

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

GIẢ ....................................................................................................... 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 154

TÀI LIỆU KHẢO SÁT....................................................................... 163

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng cấu trúc so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày..................................................................................... 35

Bảng 2.2. So sánh dạng đầy đủ trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày .................................................................................... 36

Bảng 2.3. So sánh dạng không đầy đủ trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày............................................................................. 41

Bảng 2.4. Các dạng so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.. 42

Bảng 2.5. So sánh đơn trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .......... 43

Bảng 2.6. So sánh kép trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc

Tày .................................................................................... 47

Bảng 2.7. So sánh trùng điệp trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc

Tày.......................................................................................................52

Bảng 2.8. Các dạng kết cấu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày 52

Bảng 2.9. Hình thức cấu tạo của yếu tố cái so sánh (A) trong thành

ngữ, tục ngữ, ca dao Tày .................................................. 56

Bảng 2.10. Cấu tạo của yếu tố (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày .................................................................................... 60

Bảng 2.11. Từ so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày ............ 61

Bảng 2.12. Yếu tố cơ sở so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày .................................................................................... 64

Bảng 3.1. Trường nghĩa của yếu tố (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao dân tộc Tày ................................................................ 73

Bảng 3.2. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là

con người nói chung ......................................................... 74

Bảng 3.3. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là

bộ phận cơ thể con người ................................................. 75

viii

Bảng 3.4. Yếu tố so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là

hoạt động, trạng thái, tính chất của con người ................. 76

Bảng 3.5. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày

là vật thể, sự vật, hiện tượng tự nhiên .............................. 79

Bảng 3.6. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày

là thực vật ......................................................................... 79

Bảng 3.7. Yếu tố cái so sánh (A) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày

là động vật ........................................................................ 80

Bảng 3.8. Trường nghĩa của yếu tố (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao dân tộc Tày ................................................................ 82

Bảng 3.9. Yếu tố cái được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày là con người nói chung ....................................... 83

Bảng 3.10. Yếu tố cái được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày là bộ phận cơ thể người ...................................... 84

Bảng 3.11. Yếu tố cái được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày là trạng thái, hoạt động của con người ............... 85

Bảng 3.12. Yếu tố cái được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày là vật thể, sự vật, hiện tượng tự nhiên ................ 88

Bảng 3.13. Yếu tố cái được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao Tày là thực vật ........................................................... 89

Bảng 3.14. Yếu tố được so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày là động vật ................................................................. 93

Bảng 3.15. Yếu tố so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là

đồ vật ................................................................................ 98

Bảng 3.16. Yếu tố so sánh (B) trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày là

sự vật hiện tượng siêu nhiên........................................... 101

ix

Bảng 3.17. Ngữ nghĩa từ so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày .................................................................................. 109

Bảng 3.18. Mối tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố (A) và yếu tố (B)

trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày............................. 115

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Ngoài chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có chức năng là phương

tiện vật chất để biểu đạt tư duy. Điều này được phản ánh rất rõ trong các ngôn

ngữ, từ so sánh luận lí thông thường tới so sánh nghệ thuật. Từ lâu, việc nghiên

cứu so sánh trong ngôn ngữ học đã được chú ý và đạt được một số thành tựu kể

cả ở nước ngoài lẫn ở Việt Nam.Tuy nhiên việc nghiên cứu này chủ yếu dựa trên

nguồn ngữ liệu của ngôn ngữ chung của mỗi quốc gia mà chưa khai thác ngôn

ngữ riêng của các tộc người trong quốc gia đó.

1.2. Người Tày ở Việt Nam là cộng đồng dân tộc thiểu số có số dân đông.

Họ sở hữu đời sống văn hóa mang bản sắc riêng. Ngôn ngữ Tày nói chung và

thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày nói riêng là một phần không thể thiếu trong nền

văn hóa này. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày, so sánh mang tính nghệ thuật

được đồng bào ưa thích sử dụng. So sánh đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ

khác nhau nhưng nghiên cứu so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày để

làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, những nét văn hóa, tư duy ẩn chứa

trong đó thì vẫn là hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ.

1.3. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước

nguy cơ mang tính chất toàn cầu, đó là sự mai một, tiêu vong của ngôn ngữ và

văn hóa các dân tộc thiểu số. Từ đó có thể thấy rằng, ngôn ngữ và văn hóa dân

tộc Tày đang đứng trước một thách thức không hề nhỏ.

1.4. Hiện nay, mặc dù công tác tuyên truyền và quảng bá bản sắc văn

hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Tày nói riêng

đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Do vậy,

những nghiên cứu về so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày sẽ góp phần

giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hóa của một cộng đồng

dân tộc thiểu số và làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “So sánh trong thành ngữ,

tục ngữ, ca dao dân tộc Tày” làm đối tượng nghiên cứu của luận án.

2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là so sánh trong thành ngữ, tục ngữ,

ca dao dân tộc Tày.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, văn

hóa và tư duy được phản ánh qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân

tộc Tày.

Đề tài chủ yếu tiến hành khảo sát so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca

dao bằng tiếng Tày thông qua tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tổng hợp

xuất bản và nguồn ngữ liệu tác giả đi điền dã thu thập được.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án hướng tới những mục đích nghiên cứu sau:

- Làm rõ đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ,

tục ngữ, ca dao Tày.

- Qua phân tích đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của so sánh, luận án

góp phần làm rõ những nét văn hóa, tư duy tộc người được phản ánh trong

thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.

- Bên cạnh khẳng định nét riêng, độc đáo trong so sánh của thành ngữ,

tục ngữ, ca dao dân tộc Tày, luận án mong góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát

huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ,

nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về so sánh trong tiếng Việt nói

chung và so sánh trong tiếng Tày cũng như trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày nói riêng.

3

- Xác định cơ sở khái niệm, cấu trúc, phân loại về so sánh, mối quan hệ

giữa ngôn ngữ và văn hóa.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày được cấu tạo

theo cấu trúc so sánh.

- Phân tích ngữ liệu để chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa và những

nét văn hóa, tư duy được ẩn chứa trong so sánh của thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Tày.

4. Tư liệu nghiên cứu

Ngữ liệu của luận án là thành ngữ, tục ngữ, ca dao được rút ra từ các cuốn

từ điển, sách chuyên khảo và tư liệu điều tra điền dã:

A.Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 1,

nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

B.Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 2,

nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

C.Trần Thị An (2013), Tục ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 3,

nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

D.Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc

Tày, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

E.Hoàng Quyết, Hoàng Triều Ân (2014), Thành ngữ, tục ngữ, ca dao

dân tộc Tày, nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

F. Ngữ liệu điền dã bổ sung được chúng tôi thu thập trực tiếp ở các tỉnh

Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Đây là vùng mà

tiếng Tày được đánh giá là có mức độ phổ biến hơn cả.

5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra điền dã

Để có nguồn ngữ liệu phong phú và hiểu rõ nghĩa của thành ngữ, tục

ngữ, ca dao Tày, chúng tôi đã tiến hành điền dã đến 14 bản làng thuộc 13 huyện/

4

thị trấn của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang

để trao đổi trực tiếp với đồng bào. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới các bậc cao

niên nhất là những người không có khả năng hoặc khả năng sử dụng tiếng Việt

còn hạn chế. Ngữ liệu điền dã chủ yếu được chúng tôi thu thập thông qua phỏng

vấn trực tiếp và ghi chép lại nhằm bổ sung cho tư liệu sách đã xuất bản..

- Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng để đi sâu vào miêu tả và khái quát các

kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, vai trò của các

thành tố trong việc phản ánh đặc trưng văn hóa, tư duy trong thành ngữ, tục

ngữ, ca dao Tày.

5.2. Thủ pháp nghiên cứu

- Thủ pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện,

phân loại các kiểu cấu trúc và các thành tố của cấu trúc so sánh ở thành ngữ,

tục ngữ, ca dao Tày. Trên cơ sở đó, luận án phân tích, nhận xét, đánh giá những

kiểu loại hình thức, ngữ nghĩa đặc trưng và giá trị biểu đạt của chúng.

- Thủ pháp phân tích diễn ngôn

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích mối quan hệ giữa ý nghĩa

bản thể gốc và ý nghĩa có được do sự liên tưởng, nghĩa bề mặt ngôn từ với

nghĩa biểu trưng của các yếu tố tham gia vào so sánh.

6. Ý nghĩa của luận án

6.1. Ý nghĩa lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng rõ thêm một số

vấn đề lí thuyết về so sánh, mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy được

thể hiện qua so sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Tày.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!