Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh tác dụng với một thuốc điều trị đái tháo đường thông dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.
Danh mục chữ viết tắt.
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................2
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................3
1.1. Đại cương bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ]: ...................................3
1.1.1.Khái niệm: [22, 23, 25, 45].............................................................................3
1.1.2. Lịch sử và phân loại: [2, 19, 25] ...................................................................3
1.1.3.Dịch tễ học: [19, 22].......................................................................................5
1.1.4. Nguyên nhân [2, 27,46].................................................................................6
1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán bệnh ĐTĐ [12, 14, 22, 25, 38, 43]......6
1.1.6 Biến chứng: [28, 45, 46].................................................................................7
1.1.7. Điều trị ĐTĐ: ................................................................................................8
1.2.Chuối hột[14]...............................................................................13
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố: ...................................................................13
1.2.2. Thành phần hóa học: ...................................................................................13
1.2.3. Tác dụng của cây chuối hột: [4, 10, 11, 37, 39, 41]....................................14
PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.......................16
2.1. Nguyên vật liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:......16
2.1.1. Nguyên liệu:.................................................................................................16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................16
2.1.3. Hóa chất và máy móc thí nghiệm:...............................................................16
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................17
2.2.5.Xử lý số liệu:.................................................................................................19
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.............................................19
2.2.1.Giá trị glucose huyết của chuột bình thường...............................................20
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên glucose huyết
chuột bình thường:.................................................................................................20
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng
glucose huyết ngoại sinh:.......................................................................................22
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng
glucose huyết nội sinh: .........................................................................................29
2.3.Bàn luận.......................................................................................35
2.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết
ở chuột....................................................................................................................35
2.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở
chuột.......................................................................................................................36
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...............................38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là bệnh phổ biến ở các nước phát triển và cả
các nước đang phát triển, ở nước ta bệnh có xu hướng tăng dần. Cùng
với bệnh ung thư và tim mạch, đái tháo đường là một trong ba bệnh có
số người mắc tăng nhanh nhất. Đái tháo đường cũng có tỉ lệ tử vong cao
nhất trong các bệnh nội tiết do gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh
có nguyên nhân nội tiết với biểu hiện là các rối loạn chuyển hóa, điển
hình là tăng glucose huyết do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối
hay do không đáp ứng với Insulin. Bệnh thường kèm theo các biến
chứng cấp gây tử vong hoặc các biến chứng lâu dài như các bệnh lý về
tim mạch, mắt, thận, thần kinh… [19, 22, 45]
Ở Việt Nam, các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường có xu
hướng sử dụng thuốc Đông Y hoặc thuốc Y học cổ truyền do chúng có
độc tính thấp, rẻ tiền và sẵn có. Sử dụng cây cỏ trong vườn nhà để làm
thuốc cũng là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó đã để lại những
kinh nghiệm quí báu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Chuối hột (Musa balbisiana Musaceae) là loài cây có mặt ở nhiều
nơi trên đất nước ta. Nhân dân ta đã theo kinh nghiệm dân gian để chữa
một số bệnh như: hắc lào, đau răng, sỏi thận, trĩ, mụn nhọt, tiêu chảy,
tiểu đường,… bằng các bộ phận khác nhau của cây.
Để góp phần làm sáng tỏ hơn tác dụng điều trị đái tháo đường của
cây chuối hột, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
1. Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của dịch tiết từ thân cây và dịch
chiết ethanol của hạt chuối hột trên các mô hình tăng glucose
huyết thực nghiệm.
2
2. So sánh tác dụng với một thuốc điều trị đái tháo đường thông
dụng.
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1. Đại cương bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ]:
1.1.1.Khái niệm: [22, 23, 25, 45]
Đái tháo đường (Diabetes mellitus) là một bệnh rối loạn chuyển
hóa đặc trưng bởi nồng độ glucose máu tăng thường xuyên và mạn tính
do tụy sản xuất thiếu Insulin (thiếu Insulin tuyệt đối) hoặc do giảm tác
dụng của Insulin (thiếu Insulin tương đối) bởi các nguyên nhân khác
nhau với cơ chế bệnh sinh phức tạp.
Những rối loạn chuyển hóa này có thể gây hôn mê và tử vong
trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả muộn
của các rối loạn chuyển hóa này là gây tổn thương các mạch máu nhỏ và
mạch máu lớn dẫn đến mù mắt, hoại tử thận, hoại tử chi, nhiễm trùng,
tổn thương thần kinh…
1.1.2. Lịch sử và phân loại: [2, 19, 25]
Hơn 2000 năm trước, bệnh đã được mô tả trong Y văn cổ.
Cách đây 600 năm, hai thầy thuốc người Ấn Độ đã nhận xét và
phân loại bệnh thành hai loại : √ ĐTĐ khởi phát ở người trẻ.
√ ĐTĐ khởi phát ở người có tuổi.
Năm 1875, Bouchardat phân thành : √ ĐTĐ thể béo.
√ ĐTĐ thể gầy.
Năm 1889 Von Mering & Minkowski chứng minh tiểu đảo
Langerhans của tụy tiết ra Insulin-hormon chính điều hòa chuyển hóa
glucose trong cơ thể.
3
Năm 1951, Bornstein & Lawrence định lượng Insulin huyết bằng
phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ RIA (Radioimmuno assay)
và chia ĐTĐ thành: √ ĐTĐ Type I (giảm Insulin huyết).
√ ĐTĐ Type II ( Insulin bình thường hoặc cao).
Năm 1980 các chuyên gia nghiên cứu về bệnh ĐTĐ của WHO đã
phân loại bệnh ĐTĐ dựa vào các chỉ tiêu lâm sàng, dịch tễ học và các
yếu tố di truyền. Sự phân loại này đã được bổ sung và thay đổi chút ít
vào năm 1985. [22, 43].
Sự phân loại này gồm 2 nhóm: √ Phân loại theo lâm sàng.
√ Phân loại theo thống kê nhóm nguy cơ
mắc bệnh.
a. Phân loại theo lâm sàng:
Đái tháo đường: [45]
- ĐTĐ phụ thuộc Insulin (type I).
- ĐTĐ không phụ thuộc Insulin (type II):
+ không béo phì.
+ có béo phì.
- ĐTĐ kết hợp với thiếu dinh dưỡng.
- Những dạng ĐTĐ khác kết hợp với một số bệnh và hội
chứng:
+ Bệnh về tuyến tụy.
+ Bệnh nội tiết.
+ Bệnh do dùng thuốc hoặc hóa chất.
+ Bất thường về Insulin hoặc thụ thể của Insulin.
+Một số hội chứng di truyền.
+Một số bệnh khác.
Giảm dung nạp glucose:
-Không béo phì.
-Có béo phì.
4