Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sanh nhan vat va hoang trong truyen ngan doi mat cua nam cao
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
148.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1107

So sanh nhan vat va hoang trong truyen ngan doi mat cua nam cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: So sánh nhân vật Độ và Hoàng trong truyện ngắn “Đôi Mắt” của

Nam Cao

Bài làm:

Truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao được viết trong những ngày nghỉ Tết đầu

năm 1948, viết cho đỡ nhớ nên không bị vướng víu về chủ đề tư tưởng và viết

rất tự nhiên. Truyện bộc lộ cách nhìn đời, nhìn người đặc biệt là những người

nông dân lúc bấy giờ, đồng thời nói lên tầm quan trọng của cách nhìn đời, nhìn

người của nhân vật Hoàng và Độ. Truyện đặt tên thật là giản dị nhưng nội dung của vấn đề thì không đơn giản đi

chút nào. “Đôi mắt” là gì nhỉ? Đó chính là giác quan giữ một phần rất quan

trọng trong cơ thể con người. Nhờ có “Đôi mắt”, nhờ có đôi mắt con người có

thể nhận thức được thế giới giác quan , những gì đang diễn ra xung quanh mình. Về mặt sinh học và y học con mắt của mỗi người đều giống y như nhau, không

ai giống ai. Tác giả đã đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề của truyện bằng cách

xây dựng hai nhân vật có lập trường và hai quan điểm trái ngược nhau thông

qua “đôi mắt” của họ. Hoàng có thể nói là đại diện cho lớp nhà văn cũ, con

người của xã hội cũ, còn Độ thì ngược lại, Độ đại diện cho con người mới của

xã hội mới, những con người người tích cực, hăng hái tham gia cách mạng, không thờ ơ, bàng quan trước cảnh “dầu sôi lửa bỏng” của đất nước. Nhân vật Hoàng có lai lịch và gia thế đặc biệt. Dưới “Đôi mắt” của Độ, Hoàng

là “một nhà văn, đồng thời là tay chợ đen rất tài tình” trái hẳn với Độ chỉ làm

“một anh tuyên truyền nhãi nhép” như thế thì có ích cho cuộc cách mạng biết

bao! Nam Cao miêu tả nhân vật một cách trực tiếp khiến chúng ta có thể sờ mó

được, Hoàng hiện ra thật sinh động và chân thực lạ thường: “Bước khệnh

khạng, thong thả bởi vì người khó to béo quá, vừa bước vừa bởi cánh tay kềnh

kệch ra hai bên”, “bàn tay múp míp”, “trên mép một vài cái vành móng ngựa

ria như một cái bàn chải nhỏ” và dường như là một người giả dối, kiểu cách

qua cử chỉ đối với bạn: “Sững người ra một lúc rồi anh mới lâm li kêu lên

những tiếng trong cổ họng”. Phải trăng qua hình dáng “Khệnh khạng”, “cánh

tay kềnh kệnh ra hai bên”, Nam Cao muốn nói rằng: Hoàng là một trong những

người cản trở hay nói cách khác Hoàng là một vật cản khá lớn trong cuộc cách

mạng sắp tới? Nếu như Hoàng là một người có hình thức, vẻ đẹp đẽ bên ngoài

thì Độ trái lại, tấm lòng anh thật khoan dung và đẹp đẽ biết bao, tuy hình thức

anh xốc xếch, anh sợ “một vài chú rận có thể rời sơ mi tôi để đi du lịch ra cái

chăn bông thoang thoảng nước hoa”. Còn về cuộc sống thì Hoàng thể hiện một

cách sống phong lưu của một nhà văn tri thức ở Hà Nội, giữa lúc mọi người đói

khổ thì Hoàng có được một “căn nhà rộng rãi, ba gian nhà sạch sẽ, sân gạch, tường hoa, màn tuyn và giường nệm trắng”, còn Độ thì khác hẳn cần phải có

“giường nệm trắng” hay là “màn tuyn” cũng ngủ được một cách dễ dàng, anh

nói rằng: “Tôi vẫn ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng bà máy chạy ầm ầm” quả

thật là người bạn “trái ngược nhau cả về hình thức lẫn tính nết”. Cuộc sống của

Hoàng đầy đủ tiện nghi: đồ ngủ nhà nhã, míp mướp hoa bưởi và giải trí bằng

những tiểu thuyết cổ điển: Thủy hử, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc khác hẳn

với cuộc sống bình thường, giản dị “rụt rè” trong cả cách ăn nói. Tuy nhiên nếu

khách quan lối sống của Hoàng cũng có phần nào đáng quý, ở anh vẫn có nét

tốt: chăm sóc cho bạn bè tận tình, lịch sự trong xã giao. Do lối sống khác nhau,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!