Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THANH XUÂN
SO SÁNH MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG
TÂM LÝ HỌC VÀ DUY THỨC HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI TRI ÂN
Kính thưa Quý Thầy Cô,
Hôm nay, tôi đã tương đối hoàn thành Luận văn Cao học của mình. Tôi xin được bày tỏ lòng tri
ân đến Quý Thầy Cô đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian tôi tham dự khoá học. Đặc biệt, tôi
xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Trần Tuấn Lộ - ngưòi hướng dẫn khoa học - đã tận
tình hướng dẫn một đề tài mà tôi ấp ủ từ lâu. Chúng tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các vị
giáo sư, các giảng viên mà tôi từng đến tham khảo ý kiến.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc sức khoẻ và thành công. Một lần nữa, tôi xin được gửi lời
tri ân đến tất cả Quý vị.
Học viên Đỗ Thanh Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Học viên
ĐỖ THANH XUÂN
1. Lý do chọn đề tài
Trong các trường Phật học, ở nước ta, hiện nay, vừa có dạy Tâm lý học đại cương vừa có dạy
Duy thức học. Nhưng hai môn đó được dạy mà không có sự liên hệ và so sánh với nhau.
Nhiều vị tăng ni hiện nay được đào tạo trong các trường đại học thế tục lẫn các trường Phật
học, do đó, họ được học cả hai môn nói trên. Trong quá trình thuyết pháp ở các cơ sở Phật giáo, nhiều
nhà sư muốn vận dụng cả Tâm lý học lẫn Duy thức học, vì trong đồng bào Phật tử cũng có những
người hiểu biết ít nhiều về Tâm lý học, nên việc thuyết pháp như vậy sẽ càng thuyết phục hơn đối với
những phật tử đó.
Thực tế nêu trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này (So sánh một số khái niệm trong Tâm lý
học và Duy thức học) để nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1/ Mục đích nghiên cứu
2.1.1/ Phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn Tâm lý học đại cương và môn Duy thức học
trong các trường Phật học của nước ta hiện nay.
2.2.2/ Phục vụ cho việc thuyết pháp của các nhà sư ở những cơ sở Phật giáo.
2.2.3/ Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Tâm
lý học và Duy thức học.
2.2/ Mục tiêu nghiên cứu
Nêu lên được sự giống nhau và sự khác nhau giữa một số khái niệm trong Tâm lý học và trong
Duy thức học liên quan tới nhận thức và ý thức về mặt giải phẫu, sinh lý, khái niệm (định nghĩa, phân
loại, cấu trúc, đặc điểm, thuộc tính, sự hình thành và phát triển, các cấp độ).
Từ đó, có thể kết luận rằng trong Duy thức học, ngoài những khái niệm thuần túy phục vụ cho
tín ngưỡng Phật giáo, còn có những khái niệm phản ánh hiện tượng tâm lý của con người đã được nêu
lên trong Tâm lý học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1/ Khách thể: tài liệu Tâm lý học và Duy thức học nói về những khái niệm liên quan tới nhận
thức và ý thức.
3.2/ Đối tượng nghiên cứu:
Sự giống nhau và khác nhau trong một số khái niệm nói trên của Tâm lý học và Duy thức học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1/ Tìm hiểu các khái niệm về tâm lý vừa có trong Duy thức học vừa có trong Tâm lý học và
lựa chọn một số trong số đó để so sánh với nhau theo từng đôi một.
4.2/ Phân tích và so sánh các cặp khái niệm đã lựa chọn để thấy sự giống nhau và sự khác
nhau.
4.3/ Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia Tâm lý học và Phật học cũng như của một số
giảng viên Tâm lý học và Duy thức học trong các trường Phật học để hạn chế những sai sót và nâng
cao thêm chất lượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1/ Các phương pháp nghiên cứu tài liệu:
5.1.1/ Lựa chọn các tài liệu và các khái niệm để nghiên cứu
5.1.2/ Phân tích từng khái niệm.
5.1.3/ So sánh các cặp khái niệm.
5.1.4/ Tổng hợp sự phân tích và so sánh ở trên để thấy được sự giống nhau và sự khác nhau.
5.2/ Các phương pháp nghiên cứu với chuyên gia:
Tác giả đã phỏng vấn và trao đổi ý kiến với một số chuyên gia Tâm lý học và Duy thức học ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1/ Duy thức học là một hệ thống tư tưởng vừa về triết lý vừa về tâm lý của Phật giáo. Trong
luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học mà thôi,
không đề cập đến những quan niệm có tính chất tôn giáo – tín ngưỡng và triết học trong Duy thức học
của Phật giáo.
6.2/ Tâm lý học là khoa học và môn học đang được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường
đại học và cao đẳng v.v… trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có Tâm lý học đại cương, Tâm lý
học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xã hội v.v…; riêng môn Tâm lý học đại cương cũng
đang được giảng dạy ở các trường Phật học. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật
ngữ, khái niệm của Tâm lý học tương ứng với một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học
mà thôi.
6.3/ Những khái niệm mà tác giả của luận văn này nghiên cứu để phân tích và so sánh chỉ là
tám cặp khái niệm tương ứng (mỗi cặp khái niệm gồm một khái niệm của Tâm lý học và một khái niệm
của Duy thức học) sau đây:
Những khái niệm Tâm lý học Những khái niệm Duy thức học
1 Thị giác Nhãn thức
2 Thính giác Nhĩ thức
3 Khứu giác Tỵ thức
4 Vị giác Thiệt thức
5 Mạc giác Thân thức
6 Ý thức Ý thức
7 Tự ý thức Mạt-na thức
8 Vô thức Tàng thức
6.4/ Trong luận văn này, tác giả chỉ so sánh một cách khách quan thuật ngữ và nội hàm của các
khái niệm, mà không đặt vấn đề phê phán đúng hay sai, nhất là về mặt triết học và tôn giáo – tín
ngưỡng.
6.5/ Trong luận văn này, những từ Tâm lý học đều có nghĩa chung là khoa học tâm lý học đang
được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quản lý. Còn những từ Duy thức học, dù có thể hiểu là Tâm lý học Phật giáo, nhưng không
bao giờ được thay thế bằng từ Tâm lý học để người đọc khỏi hiểu lầm là khoa học tâm lý học đã nói ở
trên.
7. Giả thuyết nghiên cứu