Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh kinh biển giữa đông nam bộ và duyên hải nam trung bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
MỞ ĐẦU
Việt Nam có một tài nguyên biển vô cùng phong phú dường như là duy nhất trong khu
vực – đó là một lợi thế địa kinh tế: gần đường hàng hải, hàng không quốc tế vào loại sôi động
của thế giới, ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động nhất. Tài nguyên biển có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước nhất là trong thế kỉ XXI con người
hướng phát triển kinh tế biển. Trong thời gian vừa qua nước ta đã chú trọng khai thác tiềm năng
biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế: khai thác
dầu khí, thuỷ sản, du lịch, cảng biển… trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng
trưởng mạnh. Thực tế đó đã chứng tỏ tiềm năng và triển vọng phát triển dựa vào biển rất lớn của
nước ta - một quốc gia - biển (biển chiếm 3/4 diện tích toàn quốc).
Vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng tài nguyên biển rất lớn;
có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng cũng như của cả nước về du lịch, khai
thác thủy sản, khai thác dầu khí và giao thông vận tải biển. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ có những điểm chung và những điểm khác biệt về tiềm năng, hiện trạng cũng
như vai trò phát triển kinh tế biển.
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1. Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 5 tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Đông Nai, Tây Ninh,
Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu) với diện tích 23,5km2
có dân số 14,025 triệu
người (năm 2009). Đông Nam Bộ giáp với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía
Đông, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam giáp vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía
nam giáp với Biển Đông. Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên phong phú thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí. Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm
phát triển kinh tế của cả nước dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, có cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng và hoàn chỉnh.
1.2. Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố (TP. Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với diện tích 44,257
km2
có dân số 8,672 triệu người (năm 2004). Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lí thuận lợi,
phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Tây Nguyên và phía
Nam giáp Đông Nam Bộ. Nổi bật về tài nguyên của Duyên hải Nam Trung Bộ là tài nguyên du
lịch, tài nguyên thủy sản. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu phát triển kinh tế tập trung
vào những ngành dựa trên lợi thế về tài nguyên biển như du lịch, ngành thủy sản và giao thông
vận tải biển.
1