Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

một vài đặc điểm so sánh kinh tế hàn quốc với sự phát triển kinh tế ở việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay có rất nhiều nước đã thành công trong việc phát triển kinh
tế của mình. Trong chuyên đề này chúng tôi đề cập đến Hàn Quốc là một
trong những nước đi đầu trong trào lưu công nghiệp hoá ở Đông Á. Hàn
Quốc đã tập trung cao độ những công ty lớn và những mục tiêu đầy tham
vọng nhất.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế sau thời kỳ mở cửa
Việt Nam đang triển khai kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo chúng phù hợp
với hoàn cảnh chúng ta hiện nay.
Tôi hy vọng chuyên đề này có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo, phục vụ tốt công tác nghiên cứu góp phần vào quá trình hoạch định
chính sách, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CON NGƯỜI, ĐẤT NƯỚC HÀN
QUỐC SAU CHIẾN TRANH
Cuộc chiến tranh Triều Tiên, có lẽ được xem là cuộc chiến mang tính
huỷ diệt nhất trong lịch sử thế giới, đã tàn phá Nam Triều Tiên cũng như
Bắc Triều Tiên. Seoul đã đổi chủ đến bốn lần, mỗi lần là một cuộc chiến
khốc liệt. Chỉ có một phần nhỏ của xứ sở, ở miền đông nam, là không bị
phương Bắc xâm phạm. Trong số hai mươi triệu người Nam Triều Tiên khi
chiến tranh chấm dứt vào năm 1953, khoảng 1/4 là những người phiêu tán
không cửa không nhà, hầu như không có của cải. Trên 1 triệu thường dân và
320.000 binh sĩ ở miền Nam đã hy sinh. Một đại đa số những người tử vong
là những người trai tráng mà nếu còn sống họ sẽ đóng góp cho lực lượng lao
động và cho thu nhập của gia đình họ.
Vào năm 1953, Nam Triều Tiên có một cơ sở công nghiệp thậm chí
còn èo oặt hơn của Đài Loan năm 1949. Nam Triều Tiên đã không đạt được
mức tổng sản lượng quốc dân GDP là 100 USD một năm cho đến năm 1963.
Tại Triều Tiên, người Nhật đã thuần hoá sông Yalu vào thập niên 1930 bằng
cách xây dựng những nhà máy thuỷ điện cực lớn, cung cấp 90% điện năng
của cả nước Triều Tiên. Nhưng khi đất nước bị phân đôi tất cả những
phương tiện này đã thuộc về Bắc Triều Tiên.
Tại Nam Triều Tiên, đường biên giới mới tại vĩ tuyến thứ 38 đã phân
cách giả tạo đất nước thành hai nửa mà dưới thời cai trị của người Nhật đã
phát triển như một nền kinh tế bổ túc nhau. Các nhà lãnh đạo chính trị đã bắt
đầu phát triển các mối liên kết đất nước vào cuối thập niên 1940, giờ đây lại
phải xây dựng một căn bản chỉ trong miền Nam. Các công ty đã phải định
hướng lại những tuyến cung cấp và thị trường của mình.
2