Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

So sánh chế định hình phạt một số nước ASEAN và Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ph¸p luËt h×nh sù
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009 9
ts. d−¬ng tuyÕt miªn *
1. So sánh chế định hình phạt theo quy
định của Bộ luật hình sự Lào và Việt Nam (1)
Lào là quốc gia Đông Nam Á có biên
giới giáp Myanmar và Trung Quốc phía Tây
Bắc, giáp Việt Nam ở phía Đông, Campuchia
ở phía Nam và Thái Lan ở phía Tây. Là quốc
gia láng giềng với Việt Nam (giáp Việt Nam
2.067 km đường biên giới), Lào có nhiều
nét tương đồng với Việt Nam về chế độ
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo
và cùng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp
luật Xô viết trước đây, do đó quy định về
chế định hình phạt của BLHS nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt
là BLHS Lào) không khác biệt nhiều mà
ngược lại có nhiều điểm tương đồng với
quy định của BLHS Việt Nam.
Trước hết, chế định hình phạt được quy
định ở Chương V BLHS Lào gồm 9 điều từ
Điều 25 đến Điều 33 theo cơ cấu gần tương
tự như BLHS Việt Nam (tuy nhiên, số điều
luật lại ít hơn 6 điều). Cụ thể, cơ cấu đó là:
- Mục đích hình phạt;
- Hệ thống hình phạt (bao gồm cả hình
phạt chính và hình phạt bổ sung).
Với cơ cấu như trên, BLHS Lào không có
điều luật quy định về khái niệm hình phạt - khái
niệm gốc, nền tảng của chế định hình phạt.
Tại Điều 25 BLHS Lào, nhà làm luật đã
quy định về mục đích hình phạt như sau:
"Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người
phạm tội mà còn nhằm cải tạo người phạm
tội để họ có thái độ trong sáng đối với công
việc, tôn trọng và tuân thủ pháp luật chặt
chẽ, tôn trọng các quy tắc của đời sống xã
hội, ngăn ngừa họ tái phạm cũng như ngăn
ngừa người khác phạm tội. Hình phạt không
có mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ
thấp phẩm giá con người." Như vậy, ngoài
việc chỉ rõ hình phạt có mục đích phòng ngừa
riêng và phòng ngừa chung tương tự như
BLHS Việt Nam, chúng tôi nhận thấy quy
định về mục đích hình phạt trong BLHS Lào
có điểm khá hay là còn chỉ rõ: hình phạt
"... không có mục đích gây đau đớn về thể
xác và hạ thấp phẩm giá con người". Đây có
thể được coi là "cơ sở" để từ đó quy định về
các hình phạt cụ thể trong hệ thống hình phạt
một cách nhân đạo. Chúng tôi cho rằng BLHS
Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này
của BLHS Lào.
Theo Điều 26 BLHS Lào, hệ thống hình
phạt cũng bao gồm 2 loại: hình phạt chính và
hình phạt bổ sung:
"Hình phạt chính bao gồm:
1. Phê phán công khai;
2. Cải tạo không giam giữ;
3. Tước tự do;
4. Tử hình.
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội