Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1/46
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
c. Kết quả khảo sát
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho bản thân.
Giải pháp 2. Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ làm quen với toán trên
hoạt động học.
Giải pháp 3. Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ làm quen với toán trên
các hoạt động khác theo hướng tích hợp.
Giải pháp 4. Tạo môi trường toán học hấp dẫn kích thích sự hứng thú tham
gia hoạt động của trẻ.
Giải pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ làm quen với toán thông
qua các hoạt động thường ngày.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng nghiệp
- Đối với trẻ
- Đối với phụ huynh
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp
loại kể từ khi vào ngành đến nay
2/46
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những
người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững,cái
búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi
thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác luôn đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách
nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc:
“Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho tỏ
mặt nhi đồng Việt Nam”. Không chỉ có vậy, Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc
nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trong Di
chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.
Thực hiện lời căn dặn của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” điều đó được thể hiện rõ trong Nghị
Quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc
tế”. Trong đó, “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ
bước vào lớp1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào
năm………., nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo…”
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi
dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm
mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong
sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.