Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN phương pháp dạy đọc   hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn 10
PREMIUM
Số trang
45
Kích thước
780.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
847

SKKN phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bản đăng ký Sáng kiến năm học 2014 - 2015

I. Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Sở GD&ĐT Ninh Bình

II. Tác giả sáng kiến

Đồng tác giả sáng kiến:

1. Nguyễn Thu Thủy

Chức danh: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn

Email: [email protected]

Điện thoại: 0915.666.771

2. Nguyễn Thị Minh Hoa

Chức danh: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn

Email: [email protected]

Điện thoại: 0918.139.829

III. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

- Tên sáng kiến: Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trong

chương trình Ngữ văn 10.

- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 -

giúp học sinh tiếp cận tác phẩm sử thi theo đúng đặc trưng thể loại, trên tinh

thần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức và phát triển

năng lực học sinh.

________________________________________

1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu

III. Đối tượng nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu

1-2

Nội dung 3

I. Giải pháp cũ thường làm 3

II. Giải pháp mới cải tiến 4

2.1. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại 4

2.2. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích hợp 7

2.3. Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò

của người học

12

2.4. Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh

14

Hiệu quả sáng kiến 17

Điều kiện và khả năng áp dụng 17

Kết luận và kiến nghị 18

Phụ lục

Phụ lục 1: Giáo án thể nghiệm 19

Phụ lục 2: Bảng minh họa 31

Phụ lục 3: Bài tập củng cố 39

Phụ lục 4: Bài kiểm tra 40

Tài liệu tham khảo 42

MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai trò

quan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn

góp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em.

2

Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPT

đang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo những

phương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càng

được các thầy cô giáo quan tâm.

Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các em

kho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như các

quốc gia trên thế giới. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng

để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó với

nhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

Có thể nói giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và

sự say mê, tuy nhiên do độ lùi của thời gian, và có nhiều thể loại văn học dân

gian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm văn

học cũng hạn chế.

1.2. Nếu các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổ

tích, truyện cười, tục ngữ và ca dao được học sinh làm quen từ bậc tiểu học và

THCS, thì thể loại sử thi đến lớp 10 các em mới được làm quen. Đây là loại hình

dân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật đặc trưng theo

thể loại. Vì vậy chúng ta không thể đánh đồng việc đọc hiểu văn bản sử thi với

các thể loại tự sự dân gian khác được.

1.3. Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình ngữ

văn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trong

phương pháp dạy và học.

Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng với

mong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học truyền thống của dân

tộc, chúng tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản

sử thi trong nhà trường THPT để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học tác

phẩm văn học dân gian.

II. Mục đích nghiên cứu

3

Từ thực tế việc dạy và học đọc – hiểu môn Ngữ Văn và các tác phẩm sử

thi dân gian nói riêng, chúng tôi xin đóng góp một số đề xuất trong việc dạy –

đọc hiểu tác phẩm sử thi trong nhà trường phổ thông để học sinh có thể hiểu

sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học.

III. Đối tượng nghiên cứu

- Một số sử thi, đoạn trích sử thi trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 10 tập I

- Phương pháp dạy đọc - hiểu văn học dân gian.

- Giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu

IV. Phương pháp nghiên cứu

1. Nghiên cứu tài liệu

- SGK, SGV, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10

- Tài liệu tham khảo

- Tranh ảnh minh họa

2. Khảo sát thực tế

- Dự giờ thăm lớp

- Khảo sát tình hình thực tế

3. So sách đối chiếu

4. Phân loại, thống kê

5. Phương pháp đọc - hiểu

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!