Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương dòng điện trong các
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 ĐC Đối chứng
2 GQVĐ Giải quyết vấn đề
3 Nxb Nhà xuất bản
4 THPT Trung học phổ thông
5 TN Thực nghiệm
6 TNSP Thực nghiệm sư phạm
7 Sgk Sách giáo khoa
3
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học” (Trích nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/3/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo).
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập
môn vật lý, thí nghiệm có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ làm tăng tính hấp
dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và
rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh, điều quan trọng hơn nữa là việc sử
dụng thí nghiệm trực quan từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối
với các hiện tượng vật lí. Thí nghiệm vật lý góp phần tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh giúp học sinh phát hiện, tiếp nhận vấn đề, giải quyết vấn đề và
cũng có thể dùng để kiểm tra tính đúng đắn của việc giải quyết vấn đề.
Phần “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 có nhiều kiến thức liên quan
đến thực tế, có thể dùng thí nghiệm để giải thích các hiện tượng và cũng có thể sau
khi dùng con đường suy luận logic để giải quyết vấn đề thì dùng thí nghiệm để
kiểm chứng.
Từ những lí do trên, với kinh nghiệm áp dụng vào dạy học tôi xin được chia sẻ
về một trong những cách để tổ chức bài học có hiệu quả đó là sử dụng thí nghiệm
qua đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của thí
nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng về vai trò của thí nghiệm Vật lí.
- Đưa ra một số kinh nghiệm về cách thức sử dụng thí nghiệm trong quá trình
dạy học giúp học sinh giải quyết được vấn đề, củng cố niềm tin khoa học, góp phần
vào việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí ở Trường THPT hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình Vật lí THPT nói chung và Chương III. Dòng điện trong các
môi trường Vật lí 11.
- Hoạt động dạy và học Vật lí THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh.