Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Skkn hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1/15
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Tên đề tài: Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 8.
2. Lí do chọn đề tài
a. Cơ sở lí luận:
Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong
quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt đã khó, dạy Tập làm văn lại
còn khó hơn . Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi
trọng chủ thể, đóng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và
kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng, nhằm tiến tới viết (hoặc nói)
được văn bản quy định trong chương trình.
Xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một
công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương
trong việc xây dựng và giữ gìn gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò “Xã hội -
nhân văn” của nó. Nếu nói người giáo viên là những “kĩ sư tâm hồn” thì điều đó
đúng nhất với các thầy cô giáo dạy Văn. Vì Văn học chính là bộ môn dễ gây xúc
động vui buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Hơn nữa
việc bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ lại cần thiết trong xu thế hội nhập thế thế
giới hiện nay: Hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong xu thế hội nhập việc dạy văn, học văn có những thay đổi nhất định. Sự
thay đổi nằm ở cấu trúc chương trình. Cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS
khẳng định là sáu kiểu văn bản làm trục đồng quy: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh và điều hành (hành chính công vụ). Nói như vậy “có nghĩa là
phải làm thế nào cho học sinh thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; năng
lực tiếp nhận về sáu văn bản nói trên”. Mỗi bài đều được bố trí ba phân môn
Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn phù hợp với từng kiểu bài, phù hợp với sự
tiếp nhận của học sinh. Sự thay đổi còn thể hiện rõ ở phương pháp tiếp cận
chương trình mới theo hướng tích hợp và tích cực.
b. Cở sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thời lượng các tiết dành cho việc rèn
kĩ năng tạo lập đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng còn hạn chế.
Kiến thức về đoạn văn các em được học từ lớp 6, lớp 7 l ớp 8 còn rất ít. Trong
khi đó để tạo lập được một văn bản thì trước hết học sinh cần nắm được thành
thạo các thao tác, kĩ năng dựng đoạn. Trong quá trình giảng dạy, tuy giáo viên
đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn nhưng kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận của học sinh chưa thật thành thạo dẫn đến chất lượng bài văn chưa cao. Học
sinh thường viết sơ sài, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài
chỉ viết được 6 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng luận điểm…
Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, viết đoạn văn không
theo cấu trúc nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Hơn
nữa đây là kĩ năng vô cùng quan trọng đối với HS học văn. Thực trạng ấy làm
cho tôi trăn trở, suy nghĩ mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói