Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Skkn Hướng Dẫn Học Sinh Khai Thác Bảng Số Liệu Và Biểu Đồ Trong Phần Địa Lí Các Ngành Kinh Tế – Địa
MIỄN PHÍ
Số trang
35
Kích thước
593.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
734

Skkn Hướng Dẫn Học Sinh Khai Thác Bảng Số Liệu Và Biểu Đồ Trong Phần Địa Lí Các Ngành Kinh Tế – Địa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

Xuất phát từ thực tế việc dạy, học, kiểm tra và thi THPT Quốc gia của

môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng, tôi nhận thấy:

- Kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ là một trong những kỹ năng quan

trọng trong hệ thống các kỹ năng của môn Địa lí. Kỹ năng này được xem là một

phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi, đề

thi THPT Quốc gia…của môn Địa lí.

- Tuy nhiên, số tiết thực hành chính khóa về kỹ năng này ở trên lớp còn chưa

nhiều. Kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ của nhiều học sinh còn chưa

tốt.

- Trong hệ thống các kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 12 thì phần Địa lí

các ngành kinh tế là một phần quan trọng. Với tổng lượng là 11 bài, trong đó có

nhiều bảng số liệu và biểu đồ, từ đó học sinh khai thác được rất nhiều kiến thức

và rèn kỹ năng liên quan.

Vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh

khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành kinh tế – Địa lí 12

(Ban cơ bản)” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.

2. Tên sáng kiến

“HƢỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

TRONG PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ – ĐỊA LÍ 12 (BAN CƠ BẢN)

3. Tác giả sáng kiến

- Họ và tên :Nguyễn Thị Thu Ngần

- Địa chỉ :Trường THPT Quang Hà – Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

- Điện thoại :0978.723.129 - Email:

[email protected]

4. Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến

- Họ và tên :Nguyễn Thị Thu Ngần

- Địa chỉ :Trường THPT Quang Hà – Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

- Điện thoại :0978.723.129 - Email:

[email protected]

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng để giải quyết một số mục tiêu cơ bản sau:

- Hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa

lí các ngành kinh tế – Địa lí 12 (Ban cơ bản) để góp phần nâng cao chất lượng

dạy và học môn Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 2

- Sáng kiến này có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc

dạy – học Địa lí lớp 12 nói riêng và hướng dẫn thực hành kỹ năng khai thác

bảng số liệu và biểu đồ trong chương trình địa lí THPT nói chung.

- Làm tài liệu tham khảo học tập, ôn thi HSG, thi THPT Quốc gia cho học sinh.

6. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

- Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 06/09/ 2018

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Về nội dung của sáng kiến

7.1.1. Số liệu thống kê

a) Khái niệm về số liệu thống kê

Theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc: “Thống kê học là khoa học nghiên cứu

mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong

mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời

gian nhất định”.

Như vậy, những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, tài

nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp… là những số liệu

thống kê.

b) Phân loại số liệu thống kê

* Số liệu thống kê chia làm 2 loại:

- Số liệu rời (số liệu riêng biệt)

- Bảng số liệu

c) Vai trò số liệu thống kê

- Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức.

- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các

kiến thức địa lí.

- Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần

thiết.

Như vậy, số liệu thống kê là một phương tiện dạy học, góp phần giúp học

sinh minh họa, làm rõ kiến thức. Mặt khác, số liệu thống kê cũng góp phần giúp

học sinh tìm ra tri thức mới nhờ phân tích số liệu. Số liệu thống kê là tài liệu dạy

học không thể thiếu trong dạy học Địa lí.

d) Phƣơng pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí

* Sử dụng số liệu rời

- Các số liệu rời là số liệu dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lí

nào đó về mặt số lượng. Nó thường độc lập nằm rải rác trong các bài của sách

giáo khoa.

- Có nhiều cách sử dụng khác nhau:

+ Tạo biểu tượng về độ lớn của số liệu

Sáng kiến kinh nghiệm GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế 3

+ Tính toán số liệu

+ So sánh các số liệu với nhau

+ Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối…

* Sử dụng bảng số liệu

- Khái niệm bảng số liệu: Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số

liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo

các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều

kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể

hiện.

- Bảng số liệu thường dùng với một số mục đích chính sau:

+ Tính toán số liệu ở bảng (tùy yêu cầu của đề bài)

+ Đọc bảng số liệu rút ra các nhận xét, hoặc nhận xét và giải thích

. Đọc BSL về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang

và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết.

. Cần nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu của

bài và các tiêu chí cần nhận xét.

. Phải so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang theo trình tự hợp lí

để tránh nhận xét thiếu đối tượng.

.Trong một số trường hợp cần thiết, phải tiến hành xử lí số liệu trước khi

nhận xét.

+ Để tránh bị sót ý, cần lưu ý: Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu, phạm vi nhận

xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Tái hiện các kiến thức

cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và các số liệu đã cho để xác

định tiêu chí phù hợp. Phác thảo dàn ý trình bày.

+ Kĩ thuật phân tích và nhận xét BSL thông thường được tiến hành như sau:

. Phát hiện mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến

các giá trị nổi bật.

. Chú ý phân tích từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao

xuống thấp.

. Mỗi nhận xét cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục.

+ Viết báo cáo ngắn gọn nhận định về tình hình, đặc điểm, sự phát triển… của

một địa phương, khu vực…Trong trường hợp này, thường cho nhiều bảng số

liệu và một số tập hợp số liệu cần thiết, yêu cầu dựa vào số liệu đó để viết báo

cáo cần thiết. Để làm yêu cầu của bài, cần phải:

. Lập dàn ý cho bài báo cáo.

. Nắm được kiến thức của bài học có liên quan đến đối tượng cần viết báo

cáo và mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng, giữa các bảng số liệu.

. Nhận xét từ cái chung đến cái riêng, khái quát đến cụ thể.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!