Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP tam điệp
PREMIUM
Số trang
50
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1832

SKKN giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP tam điệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Phần 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

I. Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến:

II. Tác giả sáng kiến:

III. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc:

"Giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP Tam Điệp”

- Tuy nhiên kinh nghiệm có thể áp dụng cho các khối lớp và một số bộ môn có liên

quan như Sinh Học, Vật lí, Địa lí...

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm.

Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần

hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích

Nội dung

Phần 1: Mở đầu

1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm

2. Mục đích của sáng kiến

3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến

4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến

Phần 2: Nội dung

I. Cơ sở lí luận của sáng kiến

II. Thực trạng của vấn đề

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

IV. Hiệu quả của sáng kiến

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

0

hợp ở môn Hóa học ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với

những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.

Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến:

"Giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP Tam Điệp”

Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong

một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy

ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học

tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng,

đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận

dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được

bản chất của vấn đề.

Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

I. Lí do viết sáng kiến

Thực trạng việc dạy các môn nói chung, môn Sinh học nói riêng mặc dù

quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạt

được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa

phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa

thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc

dạy học liên môn trong môn Sinh học. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào

trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập

trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ

môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các

em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc

học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ số

điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ

ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.

Mỗi một bài dạy và học Sinh học có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để

nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài: : "Giáo dục sức khỏe

sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP Tam Điệp”

II. Quan niệm về dạy học tích hợp:

1

Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang

được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho

việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết

vấn đề cho học sinh.

Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các

bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích

hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập

và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát

triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý

nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách

riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời

rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau.

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi:

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học

sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục

đích:

- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác

nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng

hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;

- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với

thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với

hành";

- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công

tác giáo dục

- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm

có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;

2

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy

học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng

hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.

III. Tiến hành khảo sát thực tiễn.

1. Giải pháp cũ thường làm

Trong năm học 2016- 2017, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 8 khi

chưa áp dụng tích hợp kiến thức các môn vào bài học, cụ thể chương : “Sinh Sản”

Chúng tôi tiến hành dạy học theo từng bài trong chương từ đó đó đưa ra các

tình huống của từng nội dung kiến thức áp dụng thực tế qua từng bài học.

Kết quả đạt được như sau:

Lớp Sĩ số Hứng thú học tập Không hứng thú học tâp

Số lượng % Số lượng %

8A 33 15 45,5 18 54,5

8C 33 11 33,3 22 66,7

8D 41 21 51,2 20 48,8

Lớp Sĩ số Tỉ lệ

Giỏi % Khá % TB % Yếu %

8A 33 7 21,2 13 39,4 13 39,4 0 0

8C 33 8 24,2 12 36,4 13 39,4 0 0

8D 41 12 29,3 17 41,5 12 29,2 0 0

Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng

dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng

trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.

Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi

mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi

liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.

Thứ hai về phía học sinh

- Chưa tạo được sự chủ động, say mê, hứng thú tiếp nhận, khám phá kiến

thức cho học sinh trong giờ học.

3

- Chưa phát huy được hết các năng lực hoạt động của học sinh trong tiết học.

- Học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn

học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng

quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

2. Giải pháp mới cải tiến

Hình thức tích hợp được tôi vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích

hợp các môn học vào trong một chuyên đề bài dạy.

Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến

thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các

kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm

giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.

Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các

môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm cần

thiết và có nhiều ý nghĩa. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm

chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn

học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt

ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt trong giáo dục

tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp

học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh

phát huy tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.

Với chủ đề: "Giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi THCS trên địa bàn TP

Tam Điệp”, tôi đã vận dụng kiến thức nhiều môn học khác nhau vào trong giảng

dạy như: Vật lý, Ngữ văn, Hóa học, Địa lý, Thể dục và y học cổ truyền... cùng với

việc áp dụng phương pháp dạy học đổi mới đã giúp học sinh ghi nhớ được sâu,

rộng kiến thức về chương sinh sản.

+ Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học sinh lớp 8 để các em

phòng được môt số vấn đề nhạy cảm của lứa tuổi này.

+ Giáo dục thế giới quan khoa học, vạch rõ mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ

thể.

+ Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là

góp phần giáo dục thẩm mỹ.

+ Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS: về giới tính, về những đặc

tính của giới tính, về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa những người

khác giới.

+ Hình thành cho học sinh THCS có những thái độ, tình cảm và hành động đúng

đắn trong:

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!