Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
19.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1054

SKKN đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài.

Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có vai trò quan trọng đặc biệt,

nhằm mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng

tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Mặt khác Ngữ văn cũng là một môn học

thuộc nhóm công cụ, có mối quan hệ với nhiều môn học khác, học tốt môn văn sẽ hỗ

trợ cho các môn học khác và ngược lại. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực

hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhau

trong việc dạy và học môn Ngữ Văn; từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng

yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá.

Trong việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu một văn bản văn học, phần tổng kết

bài học và củng cố kiến thức bài học có vai trò tổng hợp, nhắc lại một cách ngắn gọn

tất cả nội dung yêu cầu của toàn bài, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc bài học.

Đó là một khâu then chốt của một quá trình. Khi hoàn thành đọc - hiểu một văn bản,

học sinh phải biết được văn bản ấy nói về điều gì, nói bằng cách nào. Điều đó được

cô đọng ở những phần cuối của bài học. Tuy nhiên, phần này đôi khi chưa thực sự

được các giáo viên chú ý đúng mức trong việc lên lớp, hình thức tổng kết và củng cố

bài học còn khuôn mẫu, cứng nhắc, ít gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, đây là hai

phần cuối của một bài học nên học sinh thường ít chú ý, dẫn đến việc “học trước

quên sau”, học sinh tiếp thu bài kém hiệu quả, kết quả kiểm tra đánh giá không cao,

không phát huy được năng lực làm việc của học sinh. Đối với nhóm bài học văn học

trung đại - những tác phẩm khó, khó trong việc dạy và khó trong việc học vì khá xa lạ

với học sinh – thì tình trạng trên càng phổ biến.

Với mong muốn giúp học sinh có thể ghi nhớ bài học một cách dễ dàng, đơn

giản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân, có hứng thú trong toàn

bộ giờ học, chúng tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổi

mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực

làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học

trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)”. Phần tổng kết bài học sẽ được sơ đồ

1

hoá, điều đó sẽ hiển thị liên kết giữa các phần của bài học một cách rõ ràng, cung cấp

thêm một số cách thức tổng kết bài học tránh rập khuôn, nhàm chán. Đồng thời, với

sơ đồ được giáo viên cung cấp hoặc do học sinh tự hoàn thành, đó sẽ là cơ sở để học

sinh về nhà tiếp tục triển khai chi tiết theo hướng xây dựng bản đồ tư duy, phục vụ

cho việc học bài, ôn bài. Phần củng cố bài học sẽ theo hướng xây dựng những trò

chơi hoặc những bài tập nhỏ, sẽ là cơ hội để học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những gì

mình đã học, có sự liên kết, mở rộng đến kiến thức của những môn học khác, lĩnh

vực khác. Đây cũng là phần mà chúng tôi thường chia nhóm hoạt động sẽ giúp học

sinh nâng cao tinh thần tập thể, rèn luyện năng lực làm việc nhóm. Ngoài ra, hai phần

này, chúng tôi thiết kế trên powerpoint, mang lại tính trực quan, sinh động và có thể

dễ dàng chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp. Phần thiết kế sẽ nhanh chóng được áp dụng

rộng rãi, tiếp tục được bổ sung, cải tiến ở những năm tiếp theo. Trên cơ sở những

thiết kế đã có, giáo viên có thể tiến hành thực hiện mô hình thiết kế này đối với

những bài học còn lại trong chương trình Ngữ văn lớp 10,11, 12 . Đó là những mong

muốn của chúng tôi khi tiến hành áp dụng sáng kiến này.

II. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện tốt sáng kiến, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy Ngữ văn cấp THPT, đặc biệt là tài liệu

về xây dựng bài giảng điện tử

- Khảo sát thực tế các giờ học: việc dạy của giáo viên và việc học, độ hứng thú,

tập trung của học sinh.

- Lên kế hoạch và tiến hành thao giảng, dự giờ.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy, cải tiến, bổ sung.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó tiếp tục có sự

điều chỉnh hợp lý.

- Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá ở các kì thi để có hướng phát triển, mở

rộng sáng kiến

III. Phạm vi nghiên cứu.

2

Phạm vi của sáng kiến tập trung vào việc xây dựng sơ đồ cho phần tổng kết bài

học, xây dựng trò chơi cho phần củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đại

trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

IV. Mục đích nghiên cứu.

Sáng kiến chúng tôi tập trung nghiên cứu sẽ giúp giáo viên thực hiện và tích

luỹ kinh nghiệm như sau:

- Tổng kết bài học một cách hiệu quả.

- Tạo được hứng thú cho toàn bộ giờ học.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của học sinh trong giờ học.

- Tích hợp kiến thức liên môn.

- Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Hệ thống kiến thức phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11,

phục vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá.

V. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ lưỡng bài học, tổng hợp những

kết quả đã có trong việc xây dựng bài học theo tiêu chí phát huy tính chủ động sáng

tạo của học sinh,

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với

giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy.

- Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.

- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồng

nghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía

học sinh.

- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thử nghiệm một số tiết, cùng với

các câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bài học để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh

và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!