Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN DAO DUC LOP 1.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
133.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1051

SKKN DAO DUC LOP 1.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sáng kiến kinh ngiệm

PHÒNG GIÁO DỤC NINH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC HỮU ĐỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI :

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong dân gian có câu “Ăn vóc, học hay”, ý nói con người ta lớn lên về cơ thể và phát

triển về sức khỏe nhờ được nuôi dưỡng, nhờ được ăn uống và hít thở khí trời; còn sự hiểu biết,

sự phát triển trí tuệ và phong phú tâm hồn của con người là do việc học, do cuộc sống đem lại.

Trẻ em lớn lên về cơ thể, tăng cường thể lực, đó là sự biến đổi mà ta có thể nhìn thấy, có thể

cảm nhận thấy, có thể cân đo được. Còn sự phát triển tâm lí của các em là một quá trình biến đổi

những gì đó mà ta khó có thể lượng hóa được.Trẻ em lớn lên về cơ thể nhờ được nuôi

dưỡng.Cũng như vậy, trẻ em muốn phát triển về tâm lí, trí tuệ thì phải tự mình hoạt động. Thông

qua hoạt động của bản thân, trẻ em lĩnh hội vốn kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để lại, nhờ

vậy mà tâm lí ngày càng phát triển, tâm hồn ngày càng phong phú, cách cư xử trong cuộc sống

ngày càng “người lớn” hơn.

Trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và trong sự phát triển tâm lí của các

em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử.

Chỉ sợ những việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính

mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó.

Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6- 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự

hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai

đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi “ của mình. Vì vậy, việc giáo

dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới

bước vào lớp 1.Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy các em ngày càng xuống

cấp về đạo đức, tác phong khi đến trường. Làm cách nào để các em ngoan hơn, ngày càng chăm

học hơn đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ. Chính vì vậy, tôi quyết định thử nghiệm rèn kỹ năng,

hành vi đạo đức cho học sinh trong năm học 2009- 2010 và bước đầu có kết quả đáng mừng.

Năm học 2010- 2011 tôi đem áp dụng ngay từ đầu năm học, học sinh lớp tôi được ban giám

hiệu nhà trường khen mỗi khi dự giờ, thăm lớp. Tôi rất phấn khởi và mạnh dạn trình bày đề tài

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

LỚP 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học

sinh.

PHẦN THỨ HAI

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1 :

Người viết sáng kiến : Phan Thị Duyên 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!