Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN (Đạo đức)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
“VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
A. Mở đầu
Phần I:
1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên đối với tổ quốc Việt Nam - Xã hội chủ nghĩa.
Là thông qua việc dạy - học các môn học đào tạo thế hệ trẻ biết yêu quê hương, đất nước, có ý chí
phấn đấu để trở thành một công dân thực sự có năng lực.
Mỗi học sinh, một công dân có học thức, có năng lực bên cạnh đó cần phải có một cái cơ
bản nữa đó là có đạo đức.
Như Bác Hồ đã nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Thật vậy! ở hoàn cảnh nào, trong giai đoạn nào lịch sử nào mỗi một con người chúng ta cần
phải có tài, có đức để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.
Đối với học sinh tiểu học việc giảng dạy và giáo dục cần quan tâm tới việc hình thành nhân
cách cho học sinh. Muốn có được nhân cách tốt cho các em, chúng ta không thể không quan tâm
tới việc dạy học Đạo đức tới trường tiểu học.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, để học sinh có
một nhân cách tốt xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Chính vì những điều trở trăn, những lý do trên
mà bản thân tôi chọn viết đề tài khoa học: “Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục Đạo đức cho
học sinh tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học Đạo đức cho học sinh tiểu học để học sinh có cách ứng xử phù hợp
với các quyền, bổn phận của trẻ và các chuẩn mực Đạo đức xã hội trong các mối quan hệ gần gũi,
quen thuộc hằng ngày của các em.
- Việc hình thành kỹ năng và hành vi đạo đức cho học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào thực trạng dạy học ở trường tiểu học.
- Dựa vào cái ưu, cái mới của chương trình sách giáo khoa Đạo đức ở trường tiểu học.
- Dựa vào đặc điểm của tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
4. Cái mới của đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học khi chương trình sách giáo khoa đã thay
đổi.
5. Cấu trúc đề tài (4 phần):
A. Mở đầu:
Phần I:
1. Lý do chọn đề tài
1