Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN: Con cúi rơm - Tư liệu tham khảo - Nguyễn Văn Sinh - Thư viện Đề thi & Kiểm tra
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
210.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
992

SKKN: Con cúi rơm - Tư liệu tham khảo - Nguyễn Văn Sinh - Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sangkienkinhnghiem-2012 CONCUIROM

Lôøi noùi ñaàu

Dạy văn - theo thiển ý - đó là dạy một bộ môn nghệ thuật. Do vậy, người thầy cũng

cần phải có nghệ thuật giảng dạy. Tuy nhiên, nghệ thuật ấy dù có nhuần nhuyễn đến đâu

cũng chỉ có thể phát huy được trên nền tảng tri thức vững vàng của người thầy.

Nguồn tri thức mà người thầy lĩnh hội được đến từ nhiều kênh khác nhau, nhưng

kênh chủ yếu vẫn là từ học tập trong trường lớp mà có. Rồi theo thời gian, vốn sống và

kinh nghiệm giảng dạy tựa như những hạt buị vàng tích tụ lại để cho ra một người thầy

uyên bác và bản lĩnh.

Đến đây, người dạy văn không thể bỏ sót một từ ngữ, một hình ảnh nào được xem là

đắc trong văn bản mà mình có nhiệm vụ truyền đạt tới HS. Mỗi một khái niệm, một hình

ảnh giản đơn trong đời thường nhưng khi đã qua sự trau chuốt của tác giả, khi nó đã được

hình tượng hóa bằng những thủ pháp riêng của nghệ thuật văn chương, thì việc truyền đạt

cũng như lĩnh hội giá trị nội hàm của nó sẽ trở nên không đơn giản.

Thực trạng dạy-học văn đáng buồn hiện nay là HS đang ngày càng chán học môn

Văn! Ngoài các yếu tố khách quan từ xã hội kinh tế thị trường chi phối, có một phần lớn

trách nhiệm của người GV dạy văn.

Cụ thể trong 2 bài Đọc văn có trong chương trình THPT:

- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC);

- Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).

Bài nào cũng có hình ảnh CON CÚI. Vậy mà số HS đã học qua văn bản rồi vẫn chưa

biết CON CÚI là gì (!?)

Bản thân nghĩ rằng nếu trò không biết gì về khái niệm và hình ảnh CON CÚI, thì chắc

chắn là thầy cùng có nhiều người chưa biết. Để kiểm chứng thì cần phải hỏi rất nhiều người

và bản thân thật sự thất vọng khi nhận được nhiều câu trả lời là: chưa hề thấy vật này, con

này(!) bao giờ.

Chính sự đáng buồn này đã thôi thúc bản thân suy nghĩ, tìm tòi, kết hợp với vốn sống cá

nhân để làm thế nào phổ biến vật dụng CON CÚI đến mọi người - nhất là đồng nghiệp và

HS thân yêu của mình.

Thế là đề tài Con Cúi Rơm được thai nghén và triển khai. HS ồ lên khi thấy thầy đốt

lửa con cúi ... lửa âm ỉ cháy...Và rồi hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc với

con cúi đeo lưng xông pha đốt đồn giặc Pháp hiện lên....; ngọn lửa truyền thống đánh giặc

- cứu nước của cha ông cũng trở về trong không gian tiết dạy...

Hiệu quả ứng dụng của đồ dùng dạy học đơn giản này đã khiến bản thân quyết tâm phổ

biến cùng đồng nghiệp, với mong muốn thiết tha là ai cũng làm được, cũng hiểu được giá

trị của hình ảnh Con cúi rơm khi giảng dạy 2 văn bản nói trên.

Dù có sự chuẩn bị chu đáo và đã ấp ủ đề tài này từ lâu, song khi thể hiện ra thành một

văn bản chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Rất mong quí đồng nghiệp gần xa đọc và góp ý với

một tinh thần yêu văn học và tận tụy với nghề - tất cả vì HS thân yêu!

Taùc giaû,

Nguyeãn Vaên Sinh

GV: NGUYỄN VĂN SINH - [email protected] CẤP 2-3 ĐA KIA 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!