Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN BIỆN PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác GIẢNG dạy và PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHO học SINH
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4
A. LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chúng ta trong thời kì phát triển, tiến tới hội nhập toàn cầu với xu thế
hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, để đáp ứng với nhu cầu phát triển xã hội cả dân
tộc ta đang vươn mình trỗi dậy, đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, vươn lên
những tầm cao mới, tầm cao của tri thức, của công nghệ thông tin, của xã hội loài
người. Giáo dục được coi là nền móng của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì lẽ đó, có thể
coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển xã hội. Chính nhờ giáo dục mà các
di sản tư tưởng và kĩ thuật của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau; nhờ giáo dục mới
đào tạo ra những con người có học thức, ngày càng có nhiều phát minh mới về khoa
học kĩ thuật – xây dựng đất nước giàu mạnh.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là những
phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và
hiệu quả giáo dục hiện nay.Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều
được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học.
Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ
học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? Luôn có tính chất thời sự và
thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Trước đây, một
giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng
lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực
đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Nhưng hiện nay, dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ đẩy các hoạt động về phía học sinh,
học sinh là trung tâm của giờ học, giáo viên chỉ là người tổ chức, điều hành các hoạt
động, định hướng cho học sinh, học sinh phải hoạt động để tìm ra kiến thức, không nói
thay hoặc làm thay cho học sinh. Nếu ta đưa ra gợi ý bằng câu hỏi lớn mà học sinh
không tìm ra thì ta định hướng bằng cách chẻ câu hỏi lớn thành những câu hỏi phụ. Đây
chính là phát huy năng lực tự học và giải quyết vấn đề. Tóm lại, dạy học ở tiểu học theo
hướng phát triển năng lực người học là một hoạt động nghệ thuật mà giáo viên vừa là
nhà biên kịch vừa là diễn viên. Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới
phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh kiến tạo tri thức của cho chính mình một cách
tích cực, chủ động và sáng tạo.
Học sinh tiểu học là thế hệ măng non của đất nước, các em "Học vì ngày mai lập
nghiệp". Học để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành những người công
dân có ích cho xã hội. Vì vậy việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động
sáng tạo độc lập tiếp thu tri thức để trở thành một công dân thực thụ là một vấn đề quan
tâm hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường Tiểu
học phải bước đầu cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu để hình thành và phát
triển các năng lực nhận thức và trang bị các phương pháp kĩ năng về hoạt động nhận
thức, bồi dưỡng và phát triển tình cảm thói quen, đức tính tốt đẹp của con người thông
qua việc dạy các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiểu học với tư cách là bậc học nền tảng, là cơ sở quan trọng để từ đó nhân cách
con người phát triển toàn diện, mà nền tảng thì cần xây vững chắc.Tri thức và nhân cách
của những con người có được vững chắc hay không chính là nhờ vào sự kiên cố của
nền tảng đó. Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở
ban đầu nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Việc dạy Tiếng
Việt thông qua giao tiếp, vận dụng vốn ngôn ngữ sẵn có của học sinh, tích cực hoá hoạt
động của học sinh góp phần quan trọng trong chương trình dạy học Tiếng Việt. Đặc
biệt môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn luyện kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết cho học sinh.