Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sinh kế bền vững của dân cư vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ THU THỦY
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH
U N N TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ- NĂM 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ THU THỦY
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH
Ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9620115
U N N TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHO T
HUẾ- NĂM 2021
i
ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung trình bày, các
số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, các giải pháp đưa ra dựa trên những
nghiên cứu, phân tích chi tiết tại địa bàn nghiên cứu. Nếu có gì gian dối, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án
Trần Thị Thu Thủy
ii
ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ ”Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của một số
cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào và
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát là tập thể người hướng dẫn khoa học đã tận tình định
hướng, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế; Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Huế; Ban Đào tạo và Phòng công tác sinh viên, Đại học Huế; Phòng Đào tạo
trường Đại học Kinh tế; Khoa Kinh tế và Phát triển; Bộ môn Quản lý kinh tế; các phòng
chức năng và tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ, tư vấn,
góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:
- Lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, Khoa Kinh tế - Du lịch, các Phòng – Ban
liên quan đã bố trí và giúp đỡ tôi trong công việc để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
- Văn phòng UBND huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh; UBND của 13 xã
vùng đệm; Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình; Trưởng các thôn, bản và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu tại địa phương.
- Cảm ơn gia đình, quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ, động
viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Thu Thủy
iii
DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT
AH Ảnh hưởng
ANLT An ninh lương thực
BNNPTNN Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
CQ Chính quyền
CS; C/s Chính sách
DT Diện tích
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐDSH Đa dạng sinh học
HĐ/HĐSK Hoạt động/Hoạt động sinh kế
HGĐ Hộ gia đình
HST Hệ sinh thái
HVS Hợp vệ sinh
KBT/KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KTTN Khai thác tự nhiên
LĐ Lao động
TL Tỷ lệ
LN Lâm nghiệp
LT Lương thực
LTBQ Lương thực bình quân
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NK Nhân khẩu
NN Nông nghiệp
TS Thủy sản
TSSK Tài sản sinh kế
PNKB Phong Nha Kẻ Bàng
PT Phương tiện
QH Quy hoạch
iv
QSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
SHCĐ Sinh hoạt cộng đồng
SLSI Chỉ số an ninh sinh kế bền vững
SK Sinh kế
SX Sản xuất
TĐHV Trình độ văn hóa
TNBQ Thu nhập bình quân
TG Tham gia
Tr.Đ Triệu đồng
VHĐP Văn hóa địa phương
VQG Vườn quốc gia
VT-TM Vận tải – thương mại
UBND Ủy ban nhân dân
v
MỤC ỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU, BẢNG............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................... x
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4
5. Đóng góp của luận án.................................................................................................... 5
6. Kết cấu của luận án ....................................................................................................... 5
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN
VỮNG................................................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới...................... 6
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực
sinh kế của địa phương...................................................................................................... 6
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng
mô hình các nhân tố ảnh hưởng........................................................................................ 7
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo
lường sinh kế bền vững..................................................................................................... 9
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước......................11
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước ..................11
vi
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế ở Phong Nha - Kẻ Bàng .............15
1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án.....................................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...............................................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA
CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA.................................................................18
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................18
2.1.1. Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền
vững của sinh kế..............................................................................................................18
2.1.2. Chỉ số sinh kế bền vững........................................................................................27
2.1.3. Vùng đệm, vườn quốc gia và vùng đệm vườn quốc gia ......................................33
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm VQG........37
2.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................42
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................................................42
2.2.2. Bài học rút ra cho Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................................47
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............48
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................48
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................52
3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................55
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích............................................................55
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin ..............................................................57
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu, thông tin ............................................................62
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................................65
3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế...............................................66
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững ......................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................................71
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH..............................72
vii
4.1. Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế..72
4.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ...72
4.1.2. Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ..........74
4.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng, Quảng Bình .....................................................................................................75
4.1.4. Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ............................................................................76
4.1.5. Nguồn lực khác .....................................................................................................77
4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng
đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng....................................................................79
4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia............................79
4.2.2. Thực trạng các nguồn lực cơ bản tác động đến sinh kế bền vững của cư dân
vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng...........................................................83
4.2.3. Kết quả thực hiện các chiến lược của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ...........................................................................................99
4.3. Đánh giá mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình .........................................................................................105
4.3.1. Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ cư dân vùng đệm ......................................105
4.3.2. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hoạt động sinh kế ................................110
4.3.3. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của hộ ..........................................................111
4.3.4. Mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa sinh kế với chỉ số sinh kế bền vững112
4.4. Một số hạn chế trong thực hiện sinh kế bền vững của cư dân Vùng đệm và nguyên
nhân................................................................................................................................113
4.4.1. Một số hạn chế ....................................................................................................113
4.4.2. Nguyên nhân .......................................................................................................116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................117
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN
VỮNG ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ
BÀNG, QUẢNG BÌNH................................................................................................119
viii
5.1. Phương hướng phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình........................................................................119
5.1.1. Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình................................................................................119
5.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình...............................................................120
5.1.3. Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình ....................................................121
5.2. Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình..............................................................................123
5.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm tạo
tiền đề thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm ......................123
5.2.2. Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của cư dân
vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình...................................127
5.2.3. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với cư dân ở vùng
đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng..................................................................130
5.2.4. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình phát triển nông thôn mới, chiến lược
phát triển bền vững của địa phương là cơ sở để tăng cường sinh kế bền vững đối với
cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.............................................132
5.2.5. Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam......137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................................................138
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................139
1. Kết luận......................................................................................................................139
2. Kiến nghị ...................................................................................................................141
2.1. Đối với cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh .................................................141
2.2. Đối với cơ quan quản lý địa phương .....................................................................142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN............................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................144
ix
DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Bảng 2.1. Thang đánh gia tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu .............................31
Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số RI (Random Index) do Saaty đề xuất ......................................32
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018............... 52
Bảng 3.2. Tình hình đất đai của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018 ............................... 53
Bảng 3.3. Chọn mẫu khảo sát ...............................................................................................61
Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về nguồn vốn sinh kế ......................................66
Bảng 3.5. Tiêu chí phản ánh bền vững về sinh kế...............................................................68
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của vùng đệm năm 2018.............. 72
Bảng 4.2. Một số tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân của cư dân........................73
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về vệ sinh môi trường..................................................75
Bảng 4.4. Tác động của chương trình, chính đến người dân vùng đệm...........................76
Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm...................................................80
Bảng 4.6. Tỷ lệ các hoạt động sinh kế điển hình của cư dân vùng đệm...........................81
Bảng 4.7. Tình hình nguồn lực con người của các hộ cư dân vùng đệm..........................83
Bảng 4.8. Tình hình về nguồn lực con người theo các hoạt động sinh kế........................84
Bảng 4.9. Tình hình nguồn lực tài chính theo nhóm hộ .....................................................85
Bảng 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính phân theo hoạt động sinh kế...........................87
Bảng 4.11. Tình hình về nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ.........................................89
Bảng 4.12. Tình hình nguồn lực xã hội phân theo hoạt động sinh kế...............................90
Bảng 4.13. Tình hình về nguồn lực vật chất phân theo nhóm hộ......................................91
Bảng 4.14. Tình hình nguồn lực vật chất theo hoạt động sinh kế .....................................94
Bảng 4.15. Tình hình nguồn lực tự nhiên phân theo nhóm hộ ..........................................96
Bảng 4.16. Tình hình về nguồn lực tự nhiên phân theo hoạt động sinh kế ......................98
Bảng 4.17. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của người dân vùng đệm..........................100
Bảng 4.18. Hoạt động sinh kế lâm nghiệp và khai thác tự nhiên ......................................101
Bảng 4.19. Thu nhập từ một số hoạt động phi nông nghiệp .............................................103
Bảng 4.20. Thu nhập hàng năm của một hộ gia đối với các hoạt động sinh kế ..............104
Bảng 4.21. Trọng số của các chỉ tiêu phân tích (Wi)..........................................................106
Bảng 4.22. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ.....................................107
Bảng 4.23. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững......................................108
Bảng 4.24. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền ...............................................110
Bảng 4.25. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo tỷ lệ hộ ..............................................111
Bảng 5.1. Một số chỉ tiêu quy hoạch về phát triển sinh kế của vùng đệm VQG.............122
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành khung phân tích sinh kế bền vững .................................... 20
Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (Scoones, 1998).......................... 24
Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) ................................................................ 25
Hình 3.4. Mô tả vùng đệm và vùng lõi................................................................................... 48
Hình 3.5. Sơ đồ phân bố các địa phương nghiên cứu............................................................ 60
Hình 4.6. Sơ đồ về một số di tích lịch sử cách mạng trong bán kính 20 km ..................... 78
Biểu đồ 3.1. Diễn biến mức thu nhập bình quân vùng đệm ................................................ 54
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo toàn vùng đệm (%) .................................... 54
Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển sản xuất của vùng đệm năm 2018 ...... 74
Biểu đồ 4.2. Tình hình đa dạng hóa sinh kế của các nhóm hộ............................................. 82
Biểu đồ 4.3. Thang đo chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm ............................... 109
Biểu đồ 4.4. Chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ....................... 109
Biểu đồ 4.5. Chỉ số đo lường các hoạt động sinh kế bền vững ............................................ 111
Biểu đồ 4.6. Phân bố tỷ lệ hộ theo chỉ số (%)........................................................................ 112
Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP ......................................... 31
Sơ đồ 3.2. Mô hình phân tích SKBV của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia ..................... 56
Sơ đồ 3.3. Khung phân tích chỉ số sinh kế bền vững ............................................................ 65
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đệm dựa theo Luật Lâm nghiệp tại Điều 2, khoản 25 giải thích: “Vùng đệm là
vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng
ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng” [24]. Theo Luật Đa
dạng sinh học quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì “Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp
khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu
bảo tồn” [23]. Đến năm 2006, ranh giới vùng đệm được quy định trong Quyết định
186/2006/QĐ-TTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất
có mặt nước nằm liền kề với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ
hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với Vườn Quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên” [9]. Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng thành lập năm 2001
theo Quyết định 189/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh
Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới trên 50 km về phía Tây Nam, thuộc địa phận ba
huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh, với diện tích vùng lõi và một vùng đệm rộng
343.595 ha thuộc 13 xã, có hơn 71.000 người. VQG Phong Nha - Kẻ được UNESCO
công nhận năm 2003 là Di sản thiên nhiên thế giới với nhiều tiêu chí nổi trội về địa chất,
địa mạo và lần thứ 2 năm 2015 về tiêu chí đa dạng sinh học [28]. Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng có ý nghĩa lớn với nền du lịch Việt Nam và cả thế giới, thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức, nhà đầu tư và nhiều khách du lịch. Hàng
năm có trên 1000 sinh viên và nghiên cứu sinh đến tìm hiểu và nghiên cứu, trên 500 nhà
nghiên cứu, khảo cổ học và các viện nghiên cứu, có thể nói đây là lợi thế rất lớn để thực
hiện nhiệm vụ phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia [29]. Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên gắn với sự ra đời của nhiều tộc người
(Rục, Arem, Khùa, Ma coong…). Hiện nay, vùng đệm Vườn quốc gia là nơi sinh sống
của 3 nhóm dân tộc (Kinh, Bru-Vân Kiều, Chứt) với những nét văn hoá đặc trưng, độc
đáo; các tộc người Rục, Arem (dân tộc Chứt) còn lưu giữ những nét văn hoá gắn với thời
tiền sử của loài người [28].
Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình có trên 60% dân số
tham gia vào các hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, với gần 20% là
người dân tộc thiểu số có điều kiện sống vô cùng khó khăn và trên 41% là người nghèo và
2
cận nghèo. Thực trạng trên cho thấy, nguồn lực sinh kế của người dân còn nghèo, nhiều
hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên và thiếu bền vững đã ảnh hưởng rất lớn đến tính
bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.
Trước bối cảnh phải bảo tồn tính đa dạng sinh học và đảm nhiệm thiên chức là Di
sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Trách nhiệm của vùng đệm là phải
bảo vệ những tác động tiêu cực đến giá trị bảo tồn và làm suy giảm nguồn lực tự nhiên thì
tất yếu phải phát triển bền vững sinh kế vùng đệm. Trước nhiều thách thức đối với xu
hướng và mục tiêu phát triển theo hướng bền vững đã có gần 100 các chương trình, chính
sách, dự án hỗ trợ người dân phát triển sinh kế từ năm 2008 đến nay. Điều này đã làm thay
đổi tình hình kinh tế - xã hội vùng đệm đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo gần 50% trong vòng
5 năm, tăng thu nhập bình quân 2%/năm, dịch chuyển cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp gấp đôi, cơ sở hạ tầng phát triển…Tuy nhiên, nhìn tổng thể
nguồn lực sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn rất
nghèo; quá trình tố chức, quản lý và sử dụng nguồn lực còn nhiều bất cập; nhiều tiêu chí
được đánh giá thấp hơn Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Tam Đảo
hay một số vùng đệm Vườn quốc gia khác trong nước như an ninh lương thực, thu nhập
của người dân tộc thiểu số.
Trong thời gian qua, vấn đề thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo tồn và nâng cao đời
sống, tăng phúc lợi và hạnh phúc cho cư dân sống xung quanh vườn quốc gia đang là bài
toán mà nhiều vùng, nhiều quốc gia có các bối cảnh tương tự đặt ra.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu sinh kế bền vững cả
về lý luận và thực tiễn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh kế thiếu bền vững là do sự
phụ thuộc quá lớn vào khai thác nguồn lực tự nhiên đã làm giảm đi tính đa dạng sinh học
và suy giảm nguồn lực, thiếu tự chủ về các nguồn lực sinh kế [40], [59], [72]. Một số
nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm thực hiện đánh giá nguồn lực sinh kế, từ đó
nhận định những lợi thế, hạn chế của nguồn lực đối với việc thực hiện các hoạt động sinh
kế theo hướng bền vững [57], [65], [14], [17], [22]. Các nghiên cứu mới hơn đã sử dụng
thang đo chỉ số nhằm đo lường mức độ an ninh sinh kế, bền vững của sinh kế [32], [47],
[31], [68], [64], [51]. Nghiên cứu trong nước và ở địa phương có những cách thức đánh
giá sinh kế bền vững khác nhau, nhưng hầu hết các nghiên cứu cũng tập trung phân tích
thực trạng các nguồn lực sinh kế; đánh giá kết quả thực hiện sinh kế; từ đó nhận định kết
3
quả và mục tiêu thực hiện sinh kế. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sinh kế bền vững tại
vùng đệm chưa có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, các thang đo thiếu thống nhất,
số lượng và chất lượng các chỉ tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người
nghiên cứu, do vậy có nhiều kết quả đánh giá khác nhau về SKBV.
Mặt khác, theo các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách, Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng (PNKB) đang bị đe dọa về tính đa dạng sinh học và tài nguyên bảo tồn bởi
13 nguy cơ [27], trong đó phần lớn các nguy cơ đều liên quan đến các hoạt động sinh kế
của người dân vùng đệm, đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến phát triển thiếu bền
vững ở vùng đệm. Vấn đề cốt lõi mà cơ quan, chính quyền địa phương cần quan tâm là
phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm mà vẫn bảo tồn các nguồn lực, trong đó bảo tồn, duy
trì nguồn lực tự nhiên là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện tại.
Trước thực tế đó, các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm việc thực thi thể chế
chính sách đối với việc thúc đẩy các nguồn lực sinh kế cho cư dân vùng đệm, tạo cơ hội để
cư dân thực hiện hoạt động sinh kế bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và ứng dụng tại
các vùng đệm Vườn quốc gia nói chung và vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng nói riêng chưa được như mong muốn, kết quả thực hiện sinh kế của cư dân vẫn còn
nhiều hạn chế và chưa bền vững. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào toàn diện
về vấn đề sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Quảng Bình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:“Sinh kế bền
vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình” làm luận
án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng các hoạt động sinh kế; đo lường mức độ bền vững sinh kế
của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; trên cơ sở đó, luận án đề
xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững cho người dân
vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, từ đó giảm phụ thuộc vào
tài nguyên thiên nhiên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của