Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sinh học đại cương c4.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 4
NHÂN TẾ BÀO
Nhân (nucleus) được Braw phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt
buộc của tất cả tế bào động vật cũng như thực vật. Ở các tế bào Prokaryota (vi khuẩn) người
ta không quan sát thấy nhân. Tuy nhiên hiện nay với những phương pháp nghiên cứu sinh
hóa, hiển vi điện tử và di truyền vi sinh vật đã
chứng minh rằng trong các tế bào Prokaryota tồn tại
phân tử ADN (acid deoxyribonucleic) nằm trong
vùng “thể nhân” có cùng chức năng tương tự như
nhân của Eukaryota, vì vậy thể nhân ở vi khuẩn có
tên gọi là nucleoid. Như vậy ta có thể xem sự tiến
hóa từ dạng ADN trần phân tán trong tế bào chất ở
dạng nucleoid (Prokaryota) sang dạng ADN liên kết
với histon thành các nhiễm sắc thể định khu, tách
biệt bởi màng nhân ở dạng nhân (nucleus) ở
Eukaryota là sự tiến hóa của bộ máy di truyền của
sinh giới.
1. Hình dạng
Nhân tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình bầu dục, hình hạt đậu, hình
mái chèo, hình nhiều thùy,
hình chia nhánh...
Hình dạng của nhân
thường phụ thuộc vào hình
dạng của tế bào nhưng đôi
khi cũng có hình dạng khác
hình dạng tế bào (bạch cầu
với nhân múi, tế bào tuyến cơ
của tằm hình khối vuông có
nhân hình phân nhánh). Hình
dạng của nhân có thể biến đổi
theo tuổi của tế bào và trạng
thái chức năng của chúng.
Lúc tế bào hoạt động mạnh
nhân trở nên lớn hơn và có
dạng chia nhánh hoặc phân
thùy.
2. Kích thước
Kích thước của nhân thay đổi tùy loại tế bào và phụ thuộc vào kích thước của tế bào
cũng như trạng thái chức năng của tế bào. Mỗi kiểu tế bào có một tỉ lệ kích thước nhất định
giữa nhân và bào tương. Sự thay đổi tỉ lệ này dẫn đến sự phân bào hay hủy hoại tế bào. Tỷ lệ
giữa nhân và tế bào chất có thể biểu hiện bằng chỉ số sau đây:
79
Hình 4.1. Tế bào eukaryota và prokaryota
Hình 4.2. Hình dạng nhân một số loại tế bào