Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
733.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1374

Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam-thực trang và phương hướng hoàn thiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO TRỌNG NHÂN

SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 603850

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Như Phát

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009

2

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,

không sao chép của các công trình nghiên cứu khoa học khác. Các số liệu là

trung thực, các tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.

Tác giả luận văn

Đào Trọng Nhân

3

DANH MỤC VIẾT TẮT

1.M&A : Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

(Mergers and Acquisitions)

2.FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct

Investment)

3.WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World

Trade Organization)

4.BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business

Cooperation Contract)

5.BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

(Build Operate Transfer)

6.BTO : Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

(Build Transfer Operate)

7.BT : Xây dựng - chuyển giao (Build

Transfer)

8.ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

9.P/E : Hệ số thị giá cổ phiếu/thu nhập

(Price/Earning Ratio)

10.FTC : Đạo luật ủy ban Thương mại liên bang

11.HSR : Luật chống độc quyền Hart-Scott￾Rodino

12.SNG : Cộng đồng các quốc gia độc lập

13.BKA : Cục các ten của Đức

4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH

NGHIỆP....................................................................................................................... 6

1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ....................... 6

1.1.1. Khái niệm, bản chất của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp................................ 6

1.1.2. Ý nghĩa của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.................................................. 14

1.2. Giao dịch sáp nhập, mua lại và những vấn đề pháp lý trong giao dịch sáp nhập,

mua lại doanh nghiệp.................................................................................................... 18

1.3. Khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam ................. 27

1.3.1. Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại .................................. 27

1.3.2. Một số vấn đề bất cập trong khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại

doanh nghiệp ................................................................................................................ 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI VÀ ĐỀ

XUẤT HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH SÁP NHẬP, MUA LẠI

Ở VIỆT NAM.............................................................................................................. 45

2.1. Thực trạng M&A và thực trạng áp dụng pháp luật về sáp nhập, mua lại

doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................................................................. 45

2.1.1. Tổng quan về thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt nam............ 45

2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp .................. 50

2.2. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở các

nước trên thế giới.......................................................................................................... 60

5

2.2.1. Kinh nghiệm điều chỉnh sáp nhập, mua lại ở Hoa Kỳ..................................... 62

2.2.2. Kinh nghiệm điều chỉnh sáp nhập, mua lại ở Pháp và Liên minh

châu Âu...................................................................................................................................64

2.2.3. . Kinh nghiệm điều chỉnh sáp nhập, mua lại ở Liên bang Nga và các nước

trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).......................................................... 69

2.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở

Việt Nam ...................................................................................................................... 72

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Các vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (thuật ngữ tiếng Anh tương

ứng là mergers and acquisitions – viết tắt là M&A) tại Việt Nam trong năm

2007 tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương với 113 vụ, tổng

giá trị là 1,753 tỉ đô la Mỹ. Theo Báo cáo của Công ty Pricewaterhouse

Coopers (PwC), tổng số giao dịch M&A trong năm 2008 tại Việt Nam là 146

thương vụ, nhiều hơn 26% so với năm 20071

. M&A sẽ là con đường ngắn

nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài,

mở rộng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) và thị trường M&A có mối quan hệ biện chứng. Việc “hút” được

lượng FDI nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và

phát triển thị trường M&A. Ngược lại, thị trường M&A là “bà đỡ” cho FDI

xâm nhập nhanh nhất vào thị trường.

Một hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch

M&A ở Việt Nam, hạn chế tập trung kinh tế (trái phép) vẫn đang trong quá

trình xây dựng và hoàn thiện. Thị trường M&A Việt Nam chỉ có thể sôi động

và chuyên nghiệp khi các quy định liên quan đến hoạt động M&A được xây

dựng rõ ràng và đầy đủ, đặc biệt là quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư

nước ngoài trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp

phát triển hoạt động M&A đặc biệt là các giải pháp tăng cường quản lý nhà

nước, sẽ góp phần tạo một kênh thu hút đầu tư nước ngoài mới và quan trọng.

Việt Nam là nước có nền kinh tế chuyển đổi với tốc độ tăng trưởng

GDP liên tục trung bình 7,5%/năm. Dự tính đến năm 2010, Việt Nam sẽ có

500.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên

chắc chắn quá trình cạnh tranh về vốn, lao động, thị thường, khoa học công

nghệ... sẽ diễn ra mạnh mẽ. Theo ý kiến của Ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục

trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 30- 50%

trong số doanh nghiệp kể trên có khả năng phải đóng cửa hoặc thực hiện

1 http://vneconomy.vn/Print.aspx?NewsID=20090121110334254

7

M&A trong 5-6 năm tới2

. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật khách

quan của kinh tế thị trường. Hoạt động M&A đã và đang diễn ra mạnh mẽ

nhưng các doanh nghiệp khi thực hiện M&A gặp nhiều khó khăn vì các quy

định của pháp luật liên quan và điều chỉnh M&A còn thiếu và nếu có lại nằm

rải rác trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh

nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật

chứng khoán năm 2006…đồng thời nằm trong các văn bản pháp luật thuộc

các lĩnh vực chuyên ngành (tài chính, thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đất đai, bất

động sản, bưu chính viễn thông…). Hiện nay, các quy định pháp luật về

M&A chủ yếu mới chỉ xác lập về mặt hình thức các hoạt động M&A mà chưa

có các quy định cụ thể, chi tiết về nội dung của M&A như: định giá doanh

nghiệp, các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, phương án sử dụng lao động,

thuế, phí…của doanh nghiệp trước, trong và sau M&A. Do vậy, việc xây

dựng và hoàn thiện khung pháp lý về M&A không chỉ tạo điều kiện để xác

lập giao dịch, địa vị pháp lý các bên, hậu quả pháp lý sau khi giao dịch mà

còn giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm soát tốt các

hoạt động diễn ra trong lĩnh vực này.

Hoạt động M&A ngày càng phát triển về quy mô, hình thức và tính

chất dẫn đến các quan hệ trong hoạt động M&A ngày càng phức tạp và đa

dạng, đòi hỏi chính sách, pháp luật về M&A phải không ngừng hoàn thiện.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã là một thành viên của

WTO, để thu hút đầu tư nước ngoài các quy định của pháp luật về M&A cần

xây dựng phù hợp với các quy định pháp luật và tập quán quốc tế.

Vì những lý do kể trên, tác giả chọn “Sáp nhập và mua lại doanh

nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài cho

luận văn Cao học Luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là một vấn đề mới mẻ và mang tính

cấp thiết cao nhưng ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

có hệ thống và chuyên sâu về đề tài này. Hiện tại, về M&A chỉ có một số bài

2 http://www.sanduan.vn/help.php?self=detail&id=40

8

viết đăng trên các báo, tạp chí về kinh tế, đầu tư như Thời báo kinh tế Sài

Gòn, Nhịp cầu đầu tư,Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư chứng khoán... Bài

viết của ThS. Lưu Minh Đức “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản

trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” đăng trên

Tạp chí Quản lý kinh tế (Số 7+8, 2008); Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo “Về các

hình thức đầu tư quy định tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu

tư”do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư

tổ chức tại Vinh năm 2006, Báo cáo “Những kinh nghiệm quốc tế trong việc

kiểm soát hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như hoạt động tập trung

kinh tế” tại Hội thảo "Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập trung kinh tế" do

Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Thương mại tổ chức tại Hà Nội năm 2007 của

TS. Phạm Trí Hùng…bước đầu đề cập một số khía cạnh của M&A nhưng chủ

yếu tiếp cận ở khía cạnh lý luận và pháp luật thực định mà chưa đi sâu vào

thực tế áp dụng pháp luật. Các tham luận tại Hội thảo M&A Việt Nam 2009:

Kinh nghiệm và cơ hội do Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày

11/6/2009 tại Hà Nội cung cấp thông tin sơ lược về những vấn đề liên quan

đến M&A như kinh nghiệm thực hiện M&A trên thế giới, thực tiễn tại Việt

Nam, những vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý khi thực hiện M&A…

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Luận văn có đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hoạt động M&A ở

Việt Nam và các nước trên thế giới.

- Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh, các hình thức và nội

dung chủ yếu của hoạt động M&A theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nghiên cứu thực trạng M&A, thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh

hoạt động M&A qua một số giao dịch M&A cụ thể và tiêu biểu.

- Đưa ra đánh giá thực trạng M&A, từ đó và trên cơ sở tham khảo kinh

nghiệm của các nước trên thế giới mà đề xuất một số kiến nghị về hoàn thiện

khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A.

Trong phạm vi đề tài Luận văn của mình, tác giả sẽ tập trung vào

nghiên cứu hoạt động M&A dưới góc độ là một hoạt động đầu tư trực tiếp,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!