Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
909.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1750

Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “ Sản phẩm thân thiện với môi

trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện

đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp

Việt Nam.”

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã

hội và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm

nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên…

Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc

phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia

trên thế giới quan tâm từ rất lâu. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội

tốt đẹp hơn. Một trong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và

tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm

Xanh, sản phẩm sinh thái.

Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong

đời sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển. Đi vào đời sống người dân

Việt Nam chưa lâu nhưng tôi tin rằng cùng với xu hướng trên toàn thế giới, các sản

phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam, trở thành xu hướng tất yếu. Tất

nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của chúng

ta. Quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này, chắc chắn các doanh nghiệp Việt

Nam sẽ thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như gây được

thiện cảm với người tiêu dùng.

Với những lý do này, tôi quyết định chọn đề tài “Sản phẩm thân thiện với

môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các

doanh nghiệp Việt Nam” với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng có cái

nhìn đúng đắn hơn về sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp sẽ

quan tâm hơn đến các sản phẩm này và có được hướng phát triển phù hợp với

doanh nghiệp mình.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung ở tất

cả các lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng, năng lượng, sản phẩm

công nghệ…

2

3. Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng

như đưa ra chương trình phát triển các sản phẩm này trong các doanh ng hiệp Việt

Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đưa ra các khái niệm, tiêu chí, ý nghĩa của sản phẩm thân thiện với môi

trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Tìm hiểu việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trên

thế giới và bài học cho Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi

trường ở Việt Nam. Từ đó đưa ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp.

- Đề xuất giải pháp để phát triển các sản phẩm thân thiên với môi trường.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Một số phương pháp như phân tích tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin,

điều tra qua phiếu câu hỏi, phỏng vấn các doanh nghiệp … Đặc biệt là đưa ra

chương trình phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp

Việt Nam.

6. Bố cục khóa luận

Khóa luận có 103 trang bao gồm cả danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo

và phụ lục, trong đó có 7 bảng và 7 biểu đồ. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được chia làm ba chương:

- Chương 1: Một số vấn đề về sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Chương 2: Sản phẩm thân thiện với môi trường – hướng đi mới cho các

doanh nghiệp Việt Nam.

- Chương 3: Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đầy sản xuất và tiêu dùng Sản

phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Đào

tạo, khoa Quản trị kinh doanh và các phòng ban khác của trường Đại học Ngoại

thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện suốt bốn năm

học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin vô cùng cảm tạ giáo viên hướng dẫn, TSKH. Nguyễn

3

Văn Minh đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn tôi. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn

tới thư viện quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung tâm Sản xuất sạch Việt

Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, câu lạc bộ “Đạp xe vì môi

trường” (C4E), bạn bè và người thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

này.

Hà Nội tháng 5 năm 2009

Sinh viên

Vũ Thị Xen

4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI

MÔI TRƯỜNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

1. Tiêu dùng bền vững

1.1. Khái niệm tiêu dùng bền vững

Chủ nghĩa tiêu dùng đang đánh dấu thời đại của chúng ta. Nhưng từ khi biến

đổi khí hậu diễn ra, con người không thể tiếp tục khai thác những nguồn tài nguyên

trên Trái đất mà không nghĩ về tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đạt

được nhiều hơn mà tổn thất ít hơn hay nói cách khác là làm thế nào để tiêu dùng

bền vững?

Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được

đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo

Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới

(WCED – World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban

Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các

nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các

thế hệ mai sau” [6, tr.3]. Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp

ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp

ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau.

Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là

biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc

biệt đúng cho người dân đang sống trong nghèo khổ thường có nhu cầu gia tăng tiêu

dùng sản phẩm và dịch vụ.

Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như

giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm

vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là

khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu

dùng một cách thông minh hơn.

Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử

dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu

5

hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng

bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ

hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường.

1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện,

cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ ch ức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản

phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông,

giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng

kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công

của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các

vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn

đề cho xã hội và tài chính.

Tiêu dùng tăng đòi hỏi tăng sản xuất và thư ờng dẫn đến việc sử dụng tài

nguyên tăng lên, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có

thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng

không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên

tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu

dùng gây ra. Những cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi

phí như mắc nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, t hời

gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất

thời gian dành cho gia đình và bạn bè.

Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát

triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát

triển bền vững.

Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào

việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng

bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được

nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã

hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các

nước phát triển. Song, các nước đang phát triển với khuynh hướng đi theo con

6

đường của nước phát triển vẫn có cơ hội để tránh nhiều sai lầm liên quan tới tiêu

dùng bằng cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng của họ ngay từ bây giờ.

Chẳng hạn ở châu Á, dân số đông và tăng nhanh. Quỹ dân số Liên Hiệp

Quốc UNFPA dự tính dân số thế giới sẽ tăng 41% khoảng 8,9 tỷ người vào năm

2050, phần lớn sự gia tăng này diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Nền

kinh tế châu Á cũng tăng trưởng nhanh, nhiều thị trường mở cửa chịu ảnh hưởng do

buôn bán quốc tế, tỷ lệ đô thị hóa tăng cùng với tuổi thọ của người dân cũng tăng.

Vùng châu Á – Thái Bình Dương là nơi có 684 triệu người tiêu dùng có thu nhập

trung bình trên 7000USD/đầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonexia

chiếm 63% nhóm người tiêu dùng này trong vùng và 25% toàn thế giới. Ngày nay,

chỉ 25% dân số trong khu vực được xếp vào loại mức thu nhập trung bình cá nhân

cao đó [6, tr.5]. Như vậy, hình thái sẽ là con số này tăng nếu kinh tế tiếp tục tăng

trưởng.

Đồng thời ở các nước phát triển vốn có mức tiêu thụ tính theo đầu người cao

quá mức, đã xuất hiện yêu cầu giảm mức tiêu thụ đó xuống, đạt độ bền vững hơn.

Như vậy, tiêu dùng bền vững gắn liền với các nước phát triển lẫn các nước đang

phát triển, tuy họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Vì vậy nhu cầu đạt

đến sự tiêu dùng bền vững có tầm quan trọng với tất cả các nước, mọi người dân, cả

giàu lẫn nghèo.

1.3. Những vấn đề chính trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Dự án SC.Asia (Tiêu dùng bền vững châu Á) đã xác định một số vấn đề chủ

yếu có thể làm nền tảng cho sự thành công của bất cứ chương trình tiêu thụ bền

vững nào. Đó là các vấn đề về trình độ nhận thức, vai trò của Chính phủ, ưu tiên

khác của quốc gia, và tiếp cận vốn với người mua [6, tr.14].

Thứ nhất, cần nhận biết rằng tiêu dùng (bền vững) không những là một vấn

đề kinh tế kỹ thuật mà còn có nguồn gốc sâu xa trong bối cảnh xã hội văn hóa. Vì

vậy, có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững như là một cơ hội để phát triển hoặc bảo vệ

các giá trị khác trong xã hội. Những cơ hội dưới dạng thiết lập thị trường và công

việc trong những lĩnh vực sử dụng/tận dụng tri thức truyền thống (du lịch và sản

7

xuất lương thực theo phương thức truyền thống) và cách sống truyền thống có thể

được phát huy để bảo đảm tiêu dùng bền vững.

Thứ hai, bằng việc lồng ghép các hoạt động tiêu dùng bền vững vào trong

các khuôn khổ hiện hành sẽ dễ đạt được kết quả hơn (và tránh trải rộng quá mỏng

nguồn tài nguyên có sẵn). Quản lý chất thải, an toàn lương thực và giao thông là ba

ví dụ về các lĩnh vực có độ ưu tiên cao trong phần lớn các nước mà các chương

trình tiêu dùng bền vững có thể dễ dàng lồng ghép vào.

Thứ ba, sự hiểu biết về tiêu dùng bền vững nói chung rất hạn chế và ý nghĩa

cụ thể của khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ. Đó là sự thật đối với

Chính phủ cũng như các thành phần xã hội liên quan khác. Vì vậy , các hoạt động

tiêu dùng bền vững cần có một chiến lược truyền thông kỹ lưỡng. Mở rộng mạng

lưới các đối tác cũng sẽ cho phép phổ biến nhanh hơn các ý tưởng và thúc đầy việc

truyền bá các quan điểm tiêu dùng bền vững.

Thứ tư, Chính phủ có vai trò kép, vừa là người điều chỉnh, khởi xướng vừa là

người tiêu dùng chính. Trong vai trò người điều chỉnh, khởi xướng truyền thống,

Chính phủ có thể thiết lập những chính sách và điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho

người tiêu dùng, người sản xuất và những người khác để thực hiện theo hướng bền

vững hơn. Là người tiêu dùng chính, Chính phủ có thể thông qua các quyết định

mua sắm của họ, ủng hộ một số loại hàng hóa và dịch vụ và cũng có thể tạo ra một

thị trường mới cho các sản phẩm bền vững. Cần luôn luôn nhớ tầm quan trọng của

việc có một cơ quan trong Chính phủ, để điều phối các dự án và chính sách quốc gia

về tiêu dùng bền vững.

Thứ năm, vạch ra các giá trị trong tiêu dùng bền vững là có tính quyết định

và phải đưa các đối tác chính, cụ thể là những người tiêu dùng, Chính phủ, các tổ

chức và các ngành dân sự vào. Nếu các đối tác không tham gia trong phong trào tiêu

dùng bền vững, tất sẽ rất khó khăn để thiết lập các ưu tiên thích hợp và thực hiện

các hành động. Ngay cả phong trào người tiêu dùng không phả i lúc nào cũng biết

được chương trình của tiêu dùng bền vững. Các tổ chức người tiêu dùng ở châu Á

coi quyền của người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là một ưu tiên và vì

8

vậy việc thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững ngày

càng trở nên tích cực hơn.

Thực hiện được các vấn đề này chắc chắn các quốc gia sẽ thúc đẩy được tiêu

dùng bền vững trên mọi lĩnh vực và tác động được đến mọi người dân.

1.4. Các công cụ tiêu dùng bền vững

Thúc đẩy và chấp nhận cách tiêu dùng bền vững là điều thiết yếu, nếu chúng

ta muốn đạt tiến bộ trong phát triển bền vững. Tình hình tiêu dùng toàn cầu cho

thấy tiêu dùng bền vững không giản đơn chỉ là một thách thức được giới hạn trong

các nước phát triển quan tâm và thực hiện, mà còn liên quan nhiều đến các nước

đang phát triển. Hiện đang nổi lên một “giai cấp tiêu dùng toàn cầu” gồm những

nhóm đông đảo người tiêu dùng trung lưu ngày càng thể hiện mô hình tiêu dùng

giống nhau trên toàn thế giới. Những mô hình đó cũng xuất hiện ở phần lớn các

nước châu Á khác nhau như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,

Thái Lan và Việt Nam. Tiêu dùng bền vững có thể đem lại những giải pháp môi

trường cũng như những lợi ích kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Sự hợp tác toàn

cầu về tiêu dùng bền vững có thể cho phép các nước đang phát triển tiến nhanh tới

phát triển bền vững bằng cách tránh những sai lầm của các nước phát triển.

Một số công cụ chính sách chủ yếu về tiêu dùng bền vững được bản Hướng

dẫn Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng Mục G xác định bao gồm bốn công

cụ là thông tin sản phẩm, ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải, thực hành bền vững

của Chính phủ và nhận thức, giáo dục và tiếp thị [6, tr.21] (xem bảng 1).

1.4.1. Thông tin sản phẩm

Thông tin sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong các quyết định mua sắm của

người tiêu dùng. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là bảo đảm tiếp cận

được và hiểu được thông tin sản phầm về chất lượng, giá cả, sức khỏe và an toàn,

hậu quả môi trường và xã hội. Có ba loại thông tin sản phẩm cần quan tâm là kiểm

tra khách quan sản phẩm, cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm và cấp nhãn hiệu

sinh thái.

Kiểm tra các tiêu chí bền vững sẽ gồm các vấn đề thử theo chu kỳ tuổi thọ

(giai đoạn sản xuất, tiêu dùng và tiêu hủy) của sản phẩm hay dịch vụ. Kiểm tra sản

9

phẩm là ưu tiên chủ yếu của nhiều tổ chức người tiêu dùng vì nó thúc đẩy tiếp cận

thông tin sản phẩm, xác định được sản phẩm không an toàn hoặc không thích hợp.

Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm là việc các tổ chức cấp chứng chỉ sản

phẩm độc lập xem xét sản phẩm có đạt đầy đủ các tiêu chí đã định theo tiêu chuẩn

yêu cầu hoặc nhãn hiệu của sản phẩm cụ thể không. Để được cân đối và chấp nhận

rộng rãi, các tiêu chuẩn phải được phát triển thông qua tham khảo nhiều quyền lợi

sẽ bị ảnh hưởng do thực hiện tiêu chuẩn đó. Những quy trình đó đặc biệt phải có sự

tham gia của người tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng các sản phẩm được chứng

thực.

Nhãn sinh thái là một phương pháp thực hiện môi trường của sản phẩm hoặc

dịch vụ trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể dựa trên những điều kiện

của tuổi thọ. Nhãn sinh thái tồn tại để biểu dương và thúc đẩy các hàng hóa và dịch

vụ chất lượng cao về môi trường và cung cấp thông tin về chất lượng và năng lực

sản xuất đối với các vấn đề như sức khỏe và tiêu dùng năng lượng. Nhãn sinh thái

luôn được một bên thứ ba khách quan cấp và cho phép dùng nhãn trên sản phẩm với

một chủng loại sản phẩm.

1.4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải

Theo hướng dẫn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, mục G đã đề

cập “Chính phủ cần khuyến khích sự thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ an toàn có hiệu quả về năng lượng và tài nguyên trên cơ sở xem xét ảnh

hưởng của nó trong một chu trình sống. Chính phủ cần khuyến khích các chương

trình tái chế, chương trình này khuyến khích người tiêu dùng tái chế chất thải và cả

mua sản phẩm tái chế”. [6, tr.28].

Theo các khảo sát của Trung tâm Tài nguyên khu vực châu Á – Thái Bình

Dương của UNEP, chất thải sản sinh hàng năm đang tăng lên ở các đô thị châu Á,

chủ yếu do dân số tăng và lối sống thay đổi, thường là kết quả trực tiếp của sự phát

triển kinh tế nhanh. Ví dụ, ở Bangkok, chất thải rắn tằng từ 3260 tấn/ngày năm

1985 lên 9472 tấn/ngày năm 2002. Ở nhiều thành phố Đông Nam Á, rác thải gia

tăng đã vượt xa khả năng của cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. Ví dụ, ở Việt Nam,

hiệu suất thu gom chất thải rắn đạt 40% đến 70% nhưng ở một vài thành phố, con

10

số đó chỉ là 20% đến 40%. Chất thải điện tử là loại tăng trưởng nhanh nhất. Hàng

năm người ta thải 4 triệu máy tính ở Trung Quốc. Ước tính ở châu Á đã dùng

khoảng 150 triệu máy tính trong năm 2002, con số này đang tăng thêm hàng năm

15%. Ở Ấn Độ, chất thải điện tử (“Rác E”) đáng giá 1200 triệu Euros trong năm

2003. [6, tr.28]

Bảng1: Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững

Công cụ Ứng dụng

Thông tin sản

phẩm

Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, việc chứng thực và mang

nhãn hiệu của lương thực thực phẩm (ví dụ thông tin về dinh

dưỡng, ngày hết hạn, thực phẩm hữu cơ, đặc điểm bao bì…) có

thể cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, là một thành phần rất quan

trọng của hệ thống an ninh lương thực và bảo đảm tiêu dùng bền

vững.

Ngăn ngừa và

giảm thiểu rác

thải

Công nghiệp tái chế tạo cơ hội việc làm, chẳng hạn tái chế vật liệu

thải thành sản phẩm mới có thể giúp người dân phá vỡ chu kỳ

nghèo khổ. Thái độ cụ thể đối với rác thải như văn hóa tái sử dụng

là ví dụ đầy hứa hẹn về hành vi bền vững.

Thực hành bền

vững của

Chính phủ

Việc thực hiện chính sách mua sắm bền vững trong việc mua sắm

của Chính phủ phát triển được các thị trường cho sản phẩm bền

vững. Đồng thời khuyến khích phát triển sản phẩm và cạnh tranh

giá cho người tiêu dùng.

Nhận thức,

giáo dục và

tiếp thị

Nâng cao nhận thức (chiến dịch, thông tin), giáo dục người tiêu

dùng và tiếp thị là 3 hoạt động chủ yếu để chuyển thông tin đến

người tiêu dùng.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (2005), Thúc đẩy tiêu

dùng bền vững châu Á

Phòng ngừa chất thải là tránh và/hoặc giảm sản sinh chất thải ngay từ đầu,

bằng phương pháp sản xuất cải tiến và thiết kế sản phẩm. Ngăn ngừa chất thải cần

ngăn chất thải sản sinh ra từ lúc bắt đầu sản xuất. Có thể thực hiện điều đó trong

giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Trong việc giảm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!