Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rút ngắn - Yêu cầu khách quan để Việt Nam “hóa rồng”
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
291.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1046

Rút ngắn - Yêu cầu khách quan để Việt Nam “hóa rồng”

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Rút ngắn - Yêu cầu khách quan để Việt Nam “hóa rồng”

Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí số: Tạp chí Số 15 (Số 431)

Năm xuất bản: 2008

Phát triển rút ngắn, hay rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước được hiểu là việc đẩy nhanh tốc độ, đi tắt đón

đầu… đưa đất nước đạt tới trình độ phát triển đồng đều với các nền kinh tế khu vực và thế giới với thời gian ít hơn và ngắn hơn so với những nước

đi trước khác có hoàn cảnh tương đương trong thời kỳ so sánh. Rút ngắn không chỉ là một nhu cầu của mỗi quốc gia đi sau, nó còn là một yêu cầu

khách quan, một xu thế tất yếu cho các quốc gia đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.

Rút ngắn - yêu cầu khách quan của lịch sử

Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị – xã hội, phương hướng, chính sách phát

triển kinh tế, cũng như do nhiều nguyên nhân lịch sử khách quan và chủ quan của mình, nên các nước

trên thế giới (và ngay cả giữa các địa phương trong một quốc gia) cũng có sự khác nhau về thời điểm

bắt đầu và kết thúc, cũng như giãn cách xa nhau về trình độ và thành quả đạt được trong quá trình

CNH – HĐH. Vì vậy, để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn, bắt buộc các nước đi sau phải

tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển của mình.

Thực tiễn thế giới cho thấy có sự rút ngắn rõ rệt qua những giai đoạn lịch sử trong quá trình CNH –

HĐH đất nước. Xét trên phạm vi toàn cầu: Nếu như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải mất trên 200

năm để tạo dựng nền công nghiệp phát triển của mình, thì Nhật Bản nhờ mở cửa cầu thị và hướng về

Âu – Mỹ, nên chỉ mất 50 – 60 năm để hoàn thành CNH – HĐH đất nước; còn các nước NICs do bắt

đầu muộn hơn, lại biết kết hợp cả sự giúp đỡ và kinh nghiệm của Âu, Mỹ và Nhật Bản, đồng thời phát

huy các lợi thế so sánh của mình, đã rút ngắn thời gian phát triển nền công nghiệp của họ xuống còn

bằng 1/2 thời gian của Nhật, tức chỉ bằng khoảng 1/10 thời gian mà các nước Âu – Mỹ phải đi qua.

Đến lượt Thái Lan, thời gian này còn được rút ngắn hơn nữa…

Với Việt Nam, rút ngắn vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH

- HĐH đất nước. Việt Nam bắt tay vào công cuộc CNH – HĐH đất nước chậm hơn so với các nước

phát triển trong khu vực và thế giới khác (cả về thời gian và trình độ phát triển) từ vài thập kỷ đến hàng

thế kỷ do xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp cả về lượng và chất, hơn nữa lại bị chiến tranh kéo

dài tàn phá nặng nề và cơ chế bao cấp kìm hãm khá lâu,…

Chính vì vậy, để “vượt vũ môn hóa rồng”, Việt Nam phải đồng thời vừa triển khai trên bề rộng quá trình

công nghiệp hóa, phát triển nền công nghiệp truyền thống, vừa phải nhanh chóng hiện đại hóa, đi

thẳng vào phát triển từng bộ phận cấu thành của kinh tế tri thức, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi

tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020… Điều đó cũng có nghĩa

là phát triển rút ngắn phải trở thành sự lựa chọn bắt buộc quan trọng hàng đầu cả về mục tiêu và

phương thức trong quá trình phát triển đất nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!