Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Tổng Hà Quảng, huyện Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THU THỦY
RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THU THỦY
RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đàm Thị Uyên, các thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam – Khoa học lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã chỉ bảo tận tình, động viên khích
lệ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Trong thời gian đi thực tế làm luận văn tại các làng xã, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản, Ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Thủy
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Thủy
XÁC NHẬN
CỦA KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN
CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Đàm Thị Uyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .........................................................................................................i
Lời cam đoan.....................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .....................................4
4. Nguồn tư liệu của đề tài. ................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG...........................................................................................8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ...............................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................9
1.2. Khái quát lịch sử hành chính .....................................................................13
1.3. Các thành phần dân tộc .............................................................................15
1.3.1. Dân tộc Nùng .........................................................................................17
1.3.2. Dân tộc Tày............................................................................................19
1.3.3. Dân tộc Mông.........................................................................................20
1.3.4. Dân tộc Kinh ..........................................................................................21
1.3.5. Dân tộc Dao ...........................................................................................22
1.3.6. Các dân tộc khác ....................................................................................23
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Hà Quảng.........................................24
1.4.1. Về kinh tế...............................................................................................24
iv
1.4.2. Về văn hóa – xã hội ...............................................................................28
Chương 2: RUỘNG ĐẤT Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN THẠCH LÂM
TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX ................................................................31
2.1. Địa bạ Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX .......................................................31
2.2. Ruộng đất ở Hà Quảng theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805) ......................33
2.2.1. Tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX. ........33
2.2.2. Tình hình ruộng đất của Hà Quảng tỉnh Cao Bằng theo địa bạ năm Gia
Long 4 (1805)..................................................................................................34
2.3. Tình hình ruộng đất của Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua tư liệu địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840)......................................................................................48
2.4. So sánh sở hữu ruộng đất ở Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ
Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)...................................................55
2.5. Chế độ tô thuế ...........................................................................................63
Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỔNG HÀ QUẢNG HUYỆN
THẠCH LÂM TỈNH CAO BẰNG THẾ KỶ XIX .......................................69
3.1. Trồng trọt ..................................................................................................70
3.1.1. Canh tác lúa nước...................................................................................70
3.1.2. Làm nương rẫy.......................................................................................79
3.1.3. Làm vườn...............................................................................................84
3.2. Chăn nuôi .................................................................................................85
3.2.1. Nuôi gia súc ...........................................................................................86
3.2.2. Nuôi gia cầm ..........................................................................................88
3.2.3. Nuôi thủy sản .........................................................................................89
3.3 Kinh tế tự nhiên .........................................................................................89
3.3.1. Hái lượm ................................................................................................90
3.3.2. Săn bắt ...................................................................................................91
3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt.........................................92
KẾT LUẬN ....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................99
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Tên đầy đủ
1 ĐHSPHN Đại học Sư phạm Hà Nội.
2 ĐHSPTN Đại học Sư phạm Thái Nguyên
3 HN Hà Nội
4 KHXH Khoa học xã hôi
5 M.s.th.t.p Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Thí dụ: 302 mẫu 3 sào 13 thước 9 tấc 0 phân sẽ
được viết tắt là 302.3.13.9.0
6 Nxb Nhà xuất bản
7 PGS Phó giáo sư
8 TS Tiến sĩ
9 TTLTQG I Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
10 T Tổng
11 Tr Trang
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Các thành phần dân tộc huyện Hà Quảng ........................................ 16
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Hà Quảng .................................... 24
Bảng 2.1: Thống kê địa bạ Hà Quảng nửa đầu thế kỷ XIX .............................. 32
Bảng 2.2: Tình hình ruộng đất của Hà Quảng qua địa bạ năm Gia Long 4 (1805)..... 35
Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Hà Quảng theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) ................................................................................. 36
Bảng 2.4: Quy mô ruộng đất thuộc sở hữu của 8 xã của Hà Quảng theo địa
bạ Gia Long 4 (1805) ...................................................................... 38
Bảng 2.5: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ theo địa bạ Gia Long 4 (1805)...... 41
Bảng 2.6: Diện tích thổ trạch viên trì ở Hà Quảng theo địa bạ Gia Long 4 (1805).... 42
Bảng 2.7: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ......................................... 43
Bảng 2.8: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ ..................................... 45
Bảng 2.9: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc................................... 46
Bảng 2.10: Tình hình ruộng đất của Hà Quảng qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)...... 48
Bảng 2.11: Diện tích các loại ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) ...... 49
Bảng 2.12: Quy mô ruộng đất thuộc sở hữu của 3 xã ở Hà Quảng theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840).................................................................... 50
Bảng 2.13 : Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 3 xã ở Hà Quảng
theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840).................................................. 52
Bảng 2.14: Diện tích thổ trạch viên trì theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)........ 52
Bảng 2.15: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ theo địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840)............................................................................. 53
Bảng 2.16: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch theo địa bạ Minh
Mệnh 21 (1840)............................................................................. 54
Bảng 2.17 : So sánh sự phân bố các loại ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 55
vi
Bảng 2.18 : So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 57
Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ theo địa bạ Gia Long 4
(1805) và Minh Mệnh 21 (1840).................................................... 59
Bảng 2.20: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia
Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ....................................... 62
Bảng 2.21: Biểu thuế ruộng công, tư khu vực III năm 1803............................. 65
Bảng 2.22: Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840 ............................................ 66
Bảng 2.23: Biểu thuế thời Tự Đức ................................................................... 67
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1805 ................ 36
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của Hà Quảng (1805).................... 39
Biểu đồ 2.3: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1840 ................ 49
Biểu đồ 2.4: Quy mô sở hữu ruộng tư của Hà Quảng (1840) .......................... 50
Biểu đồ 2.5: Sự thay đổi các loại ruộng đất ở Hà Quảng năm 1805, 1840 ...... 56
Biểu đồ 2.6: Quy mô sở hữu ruộng đất tại hai thời điểm 1805 và 1840 .......... 57
Biểu đồ 2.7: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ ở Hà Quảng giữa hai thời
điểm 1805 và 1840..................................................................... 60
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta, vấn đề ruộng đất luôn đóng một vai
trò vô cùng quan trọng, gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Với đặc điểm nền
kinh tế của nước ta là “dĩ nông vi bản”, kinh tế chủ đạo là nông nghiệp. “Nước ta
từ thời thượng cổ là một nước nông nghiệp..”, “Trải qua hàng chục thế kỷ, dân
Việt Nam đã lấy nghề nông “làm gốc”và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá
trong việc cày cấy” [62 ,tr.5]. Ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, có mối
liên quan trực tiếp đến nông nghiệp. Vấn đề ruộng đất luôn được các nhà nước
quân chủ Việt Nam quan tâm đặc biệt. Các nhà nước quân chủ Việt Nam đều
quan tâm đến ruộng đất. Các chính sách ruộng đất được thực hiện, đều nhằm mục
đích phát triển kinh tế và ổn định tình hình chính trị xã hội. Trải qua các đời vua
khác nhau, thì các chính sách ruộng đất ngày càng được củng cố và hoàn thiện
hơn. Thế kỷ XIX là thế kỷ có nhiều biến động phức tạp, cho nên chính sách về
ruộng đất có khá nhiều đặc điểm riêng biệt. Cùng với vấn đề ruộng đất sự phát
triển kinh tế nông nghiệp luôn được Nhà nước quan tâm.
Theo như các nhà nghiên cứu nhận định“Bức tranh ruộng đất Việt Nam
nửa đầu thế kỷ … do những đặc điểm riêng có sự khác biệt nhất định giữa các
địa phương” [24, tr.712]. Như vậy mỗi địa phương ở trên đất nước ta, vấn đề
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt bên cạnh
những đặc điểm chung. Khi nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp của
một địa phương nhất định thì chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về tình
hình kinh tế xã hội của địa phương đó, bên cạnh những nét chung thì chúng ta
cũng thấy được những nét riêng đặc thù của địa phương đó. Từ đó có thể so
sánh với các địa phương khác và đưa ra được những biện pháp phù hợp, cụ thể
với từng địa phương để có thể phát triển toàn diện mọi mặt. Để đưa ra được các
chính sách ruộng đất phù hợp, thì vấn đề then chốt là phải nắm rõ được tình
hình ruộng đất trong nước như thế nào. Đó là cơ sở xuất hiện địa bạ.
2
Hà Quảng là một huyện miền núi biên giới phía bắc của tỉnh Cao Bằng,
xa trung tâm của đất nước, đây là nơi sinh sống chủ yếu của các đồng bào dân
tộc thiểu số. Nên có những đặc điểm kinh tế riêng biệt mang tính đặc thù. Cho
đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, khai thác về vấn đề ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp của Hà Quảng vào thế kỷ XIX. Nên chúng tôi quyết
định chọn đề tài luận văn của mình là “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tổng
Hà Quảng huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng thế kỷ XIX”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tầm quan trọng cũng như rộng lớn của vấn đề ruộng đất. Nên vấn đề
này đã thu hút được sự quan tâm, cũng như nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Địa bạ là một nguồn tài liệu quý, để trên cơ sở đó nghiên cứu về vấn đề ruộng
đất được toàn diện và mang tính chính xác cao. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề, ruộng đất dựa trên nguồn tư liệu địa bạ. Các công trình đề cập
đến ruộng đất và kinh tế nông nghiệp nói chung, nhà Nguyễn nói riêng có thể
kể đến như sau:
Thời kỳ phong kiến, các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã
được đề cập trong Đại Nam thực Lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm Định Đại
Nam hội điển sử lệ, Đồng Khánh dư địa chí, Vân Đài loạn ngữ…
Bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” của Quốc sử quán triều
Nguyễn, bản dịch của nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế ) được xuất bản năm
2005. Bộ sách đã cung cấp những tư liệu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Đặc biệt là trong tập III, viết khá rõ về chế
độ ruộng đất, chế độ tô thuế dưới triều Nguyễn.
Năm 2003, cuốn sách “Đồng Khánh dư địa chí ” tập 1, bản dịch của các
tác giả Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, cuốn sách viết về
lịch sử và địa lý các tỉnh Việt Nam trong đó có Cao Bằng.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam, vấn đề ruộng đất được các nhà sử học quan tâm nghiên cứu, có
nhiều công trình được công bố như: