Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG
RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG
RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh
Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX” được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng
8/2019. Luận văn sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi xin cam đoan
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS.
Đàm Thị Uyên, các thầy cô giáo trong bộ môn lịch sử Việt Nam và khoa Lịch
sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện
Quốc gia Việt Nam…đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................................6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG......8
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..................................................................8
1.2. Lịch sử hành chính......................................................................................14
1.3. Các thành phần dân tộc...............................................................................19
1.4. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội............................................................23
Tiếu kết chương 1..............................................................................................26
Chương 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO
BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ........................................................................28
2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX
theo địa bạ Gia Long 4 (1805).................................................................28
2.1.2. Sở hữu ruộng đất tư .................................................................................35
2.2. Sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .......44
2.2.1. Tình hình ruộng đất .................................................................................44
iv
2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư .................................................................................45
2.3. So sánh ruộng đất ở châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX giữa địa bạ
Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840)..........................................50
2.4. Chế độ tô thuế.............................................................................................56
Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP..............................................................62
3.1. Trồng trọt....................................................................................................62
3.2. Chăn nuôi....................................................................................................70
3.3. Kinh tế tự nhiên ..........................................................................................72
3.4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp................................................................75
3.5. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt ..........................................78
KẾT LUẬN ........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................94
PHỤ LỤC.........................................................................................................100
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cb : Chủ biên
ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội
GS : Giáo sư
HN : Hà Nội
KH : Kí hiệu
KHXH : Khoa học xã hội
M.s.th.t.p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
TCN : Trước công nguyên
TS : Tiến sĩ
TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
UBND : Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình ruộng đất châu Thượng Lang theo địa bạ Gia
Long 4 (1805)............................................................................34
Bảng 2.2: Quy mô sở hữu ruộng đất tư châu Thượng Lang năm Gia
Long 4 (1805)............................................................................36
Bảng 2.3: Bình quân sở hữu ruộng đất các xã châu Thượng Lang năm
Gia Long 4 (1805).....................................................................37
Bảng 2.4: Giới tính trong sở hữu ruộng đất châu Thượng Lang năm
Gia Long 4 (1805).....................................................................38
Bảng 2.5: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ năm Gia
Long 4 (1805)............................................................................39
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ năm Gia Long 4
(1805) ........................................................................................40
Bảng 2.7: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc châu Thượng Lang theo
địa bạ Gia Long 4 (1805) ..........................................................42
Bảng 2.8: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch châu Thượng
Lang Theo địa bạ Gia Long 4 năm 1805 ..................................43
Bảng 2.9: Các loại ruộng đất của châu Thượng Lang ...............................44
Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng đất tư .....................................................45
Bảng 2.11: Bình quân sở hữu ruộng đất của các xã châu Thượng Lang.....46
Bảng 2.12: Sở hữu ruộng đất của chủ nữ, chủ namở châu Thượng Lang .........47
Bảng 2.13: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ .....................47
Bảng 2.14: Sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ............................................48
Bảng 2.15: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc ...........................................49
Bảng 2.16: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc..............................50
Bảng 2.17: So sánh tình hình ruộng đất của châu Thượng Lang giữa địa
bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ......................51
vi
Bảng 2.18: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang giữa
địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mạng 21 (1840)............51
Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất theo nhóm họ của châu
Thượng Lang giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh
Mạng 21 (1840).........................................................................52
Bảng 2.20: So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm
Gia long 4(1805) và Minh Mạng 21 (1840)..............................55
Bảng 2.21. Biểu thuế ruộng đất công và tư dưới thời Gia Long 4 (1802).........58
Bảng 2.22: Biểu thuế ruộng đất công và tư thời Minh Mạng 21 (1840).....59
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng đất năm 1805....................................... 36
Biểu đồ 2.2: Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ lớn................................... 41
Biểu đổ 2.3: Sự phân bố ruộng đất của châu Thượng Lang năm 1840 ....... 45
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đi lên là một nước nông nghiệp vì vậy nông nghiệp luôn giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế, ruộng đất là cơ sở của nền kinh tế đất nước, vì vậy
tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
mỗi thời kì lịch sử. Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
không chỉ giúp chúng ta hiểu về chính sách ruộng đất, thực trạng nông nghiệp
mà còn cung cấp những hiểu biết về vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương. Dưới
chế độ phong kiến ruộng đất luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các triều
đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn rất coi trọng vấn
đề ruộng đất. Nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch
sử cho ta thấy được bức tranh nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử, bên cạnh đó
cung cấp những hiểu biết về vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa đương thời để có
cái nhìn sâu sắc về lịch sử dân tộc, qua đó rút ra những bìa học kinh nghiệm tạo
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai. Thông
qua chính sách ruộng đất của các triều đại qua đó sẽ phản ánh được tình hình
quốc gia và vai trò của nhà nước đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp
nông dân và chế độ sở hữu ruộng đất.
Châu Thượng Lang nay là huyện Trùng Khánh, nằm phía đông bắc của tỉnh
Cao Bằng, cũng là nơi có vị trí tiếp giáp với huyện Đại Tân (Quảng Tây - Trung
Quốc) nên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng
và an ninh đối với cả nước.
Là vùng biên viễn xa xôi, là phên dậu phía bắc bảo vệ biên giới nên được
các triều đại phong kiến quan tâm. Đây cũng là nơi cư trú của 7 tộc người anh
em: Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Kinh…dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau
nhưng các dân tộc đã đoàn kết cùng nhau xây dựng bản làng tạo nên những đặc
trưng văn hóa riêng biệt do vị trí địa lý và lịch sử đem lại.
2
Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của châu Thượng Lang đầu thế kỉ
XIX nhằm phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội, đời sống tinh thần phong phú độc đáo của các tộc người châu địa phương,
với mong muốn góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực, bổ sung thêm
nguồn tư liệu, góp phần lý giải một số vấn đề trong lịch sử Việt Nam thời trung
đại về lịch sử bảo vệ biên giới, mối quan hệ giữa miền núi với miền xuôi, mối
quan hệ giữa các tộc người trong lịch sử.
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về ruộng đất, kinh tế nông
nghiệp dưới thời Nguyễn về các tỉnh miền núi phía bắc nhưng nghiên cứu về vấn
đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa
đầu thế kỉ XIX đến nay chưa có một công trình nào được thực hiện. Bởi vậy còn
nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như vị trí địa lý, nguồn gốc cư dân, chế độ
sở hữu ruộng đất, vì vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp Châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng, nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình của các tác giả có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
đề tài, có thể kể đến như sau:
Cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan
Huy Lê (NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959) cuốn sách viết về những chính sách ruộng
đất và tình hình nông nghiệp của nhà nước Lê sơ ở thế kỉ XV, các hình thức sở hữu,
chiếm hữu ruộng đất.
Năm 1979 tác giả Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội). Tác phẩm
đã nêu lên chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, tác giả đã hệ thống hóa nội
dung, bản chất những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế kết
cấu ruộng đất, tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của tình
hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Là tác phẩm có giá trị giúp