Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
433.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
857

Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

Chương 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong

giai đoạn đầu Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, không những đối với các

doanh nghiệp mà còn đối với cả những cá nhân có nguồn vốn hạn hẹp. Điều đó đòi

hỏi các doanh nghiệp cũng như những cá nhân phải luôn tìm cách hoàn thiện mình

hơn nữa nếu không muốn bị đào thải trước sự lớn mạnh của các công ty nước

ngoài đang hoạt động trong nước. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ

thực hiện, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình thì các doanh nghiệp cũng

như những cá nhân không phải là đối thủ của các công ty đó. Vì thế cần phải mở

rộng quan hệ hợp tác với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu

cầu về vốn cho các Doanh nghiệp cũng như những cá nhân. Có thể nói Ngân hàng

là mạch máu nuôi sống nền kinh tế, có một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân

chuyển vốn trong xã hội.

Mối quan hệ tài chính giữa các Ngân hàng Thương Mại với các Doanh

nghiệp và các cá nhân sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh

doanh. Bởi lẽ, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh bắt buộc phải có nguồn tài

chính dồi dào, có mở rộng quan hệ tín dụng với các Ngân hàng để giúp các doanh

nghiệp và cá nhân đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh

doanh và tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang phải gánh chịu sức

ép rất lớn, vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, vừa đối mặt với những

thử thách không nhỏ về đối thủ cạnh tranh và phạm vi hoạt động. Các hiệp hội tín

dụng, các nhà môi giới, các công ty bảo hiểm,… đang giành một phần lớn thị

trường tiền gửi và thị trường tín dụng của Ngân hàng.

Tuy nhiên, khi Ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động của mình thì

phải chấp nhận thử thách và rủi ro, bởi lẽ hoạt động Ngân hàng là một hoạt động

khá phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro. Việc hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro

trong kinh doanh là điều quan tâm của mọi nhà quản trị Ngân hàng. Trong hoạt

1

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

động của các Ngân hàng, bên cạnh các rủi ro thông thường (rủi ro hoạt động, rủi ro

thị trường…) còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng do đặc điểm của loại hàng hoá

đặc biệt mà nó kinh doanh. Như vậy vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị

là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng

cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Nhận thức được tầm quan trọng

to lớn của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng cho nên em đã chọn đề tài: “Rủi

ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Công Thương Đồng Tháp ”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng từ đó

đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời tìm ra những nguyên

nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro,

nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đi sâu vào doanh số cho vay, thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua 3

năm từ 2004 - 2006 của Ngân hàng để thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt

động tín dụng, đồng thời hiểu rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng và

nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thời gian qua. Từ đó đề ra những giải pháp và

kiến nghị để góp phần khắc phục và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơn nữa

hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp,

tập trung đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng, quá

trình xử lý nợ, tình hình quản lý rủi ro qua đó đánh giá về hoạt động tín dụng của

Ngân hàng qua 3 năm từ 2004 - 2006 qua các số liệu thu thập được tại Ngân hàng.

Qua đó có thể đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và

hạn chế rủi ro tại Ngân hàng.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ các báo cáo của Ngân

hàng Công Thương Đồng Tháp đồng thời kết hợp với các phương pháp

2

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối.

+ Phương pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại chi nhánh.

+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.

+Ngoài ra còn dùng các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích rõ ràng

hơn.

1.5. Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề:

- Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng qua ba năm.

- Tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

- Đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt

động.

3

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái

kinh tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện

dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho

vay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong thực tế tín dụng hoạt

động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện ở

ba mặt cơ bản:

- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác.

- Sự chuyển giao này mang tính tạm thời.

- Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu

một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ

kinh tế là lãi suất.

2.2. Tín dụng Ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn

vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức các Ngân hàng,

các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động vốn rồi sử dụng nguồn vốn đó để cho

vay đối với đối tượng nêu trên.

2.3. Bản chất tín dụng

Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, bởi

lẽ khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định sẽ đưa đến sự

phân hoá giàu nghèo, có người thừa vốn, có người thiếu vốn để sản xuất kinh

doanh. Để giải quyết vấn đề trên, Ngân hàng đã đứng ra làm trung gian giữa họ và

thực hiện việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội.

Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa

họ có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụng được

biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó được thể

hiện qua các giai đoạn sau:

+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này,

vốn tiền tệ hay giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi

vay, đây là đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường.

4

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận

được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một

mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó,

mà chỉ được tạm thời trong một thời gian nhất định.

+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng

tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất

để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn lại cho người cho vay cả vốn gốc

và lãi.

2.4. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực

hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng

là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên

nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng

một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của

Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả

nặng nề nhất. Thông thường ở các nước trên thế giới, nghiệp vụ tín dụng mang lại

2/3 thu nhập cho Ngân hàng. Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập

từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 80 – 90% tổng thu nhập của mỗi

Ngân hàng. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi

các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những

khoản đầu tư khác.

2.5. Phân loại tín dụng

2.5.1. Theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời gian cho vay, ta có 3 loại tín dụng: tín dụng ngắn hạn, tín

dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng.

2.5.2. Theo ngành nghề kinh doanh

+ Tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.

+ Tín dụng trong ngành công nghiệp chế biến.

5

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

+ Tín dụng trong ngành thuỷ sản.

+ Tín dụng trong ngành thương nghiệp và dịch vụ

+ Tín dụng trong các ngành khác.

2.5.3. Căn cứ theo thành phần kinh tế

- Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.

- Tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (CTCP, CTTNHH)

+ Doanh nghiệp tư nhân.

+ Tư nhân cá thể.

+ Hợp tác xã.

2.6. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

2.6.1. Đối với bản thân Ngân hàng

Sự tổn thất của Ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệt

hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp

đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì

phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi

Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán

của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.

Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc

thanh toán, dần làm cho Ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.

2.6.2. Đối với nền kinh tế xã hội

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh

tế, đến tất cả các doanh nghiệp, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro

tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó có khả năng phát

sinh lây lang sang các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi.

Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn. Điều đó

cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu khả năng thanh

toán. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của đơn vị

2.7.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp

nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

6

SVTH: PHẠM TRUNG HIẾU GVHD: NGUYỄN VĂN DUYỆT

2.7.2. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, tỷ lệ này càng

cao thì chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện tốt.

2.7.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ

này càng thấp thì hoạt động tín dụng càng hiệu quả.

2.7.4. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, tốc độ thu hồi nợ của

Ngân hàng là nhanh hay chậm.

2.8. Phân loại dư nợ theo thời gian

Nợ quá hạn là dạng dư nợ mà Ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất.

Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả.

Việc phân loại nợ quá hạn căn cứ theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN do

thống đốc NHNN ban hành. Theo Quyết định này thì dư nợ cho vay được chia

thành 5 nhóm:

- Nhóm 1 được gọi là nợ đủ tiêu chuẩn, gồm:

+ Nợ còn trong hạn, chưa đến thời hạn thanh toán và được Ngân hàng đánh giá là

có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Khách hàng không còn món nợ nào khác đã quá hạn.

- Nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, bao gồm:

+ Nợ đã quá hạn từ 1 đến dưới 90 ngày

+ Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn.

+ Những khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi

nhưng có dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn dưới 90 ngày.

+ Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến

hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ, bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!