Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rủi ro liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật - Xác định một vài nguyên nhân chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản du lịch
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
2.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1473

Rủi ro liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật - Xác định một vài nguyên nhân chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản du lịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THIỆN QUANG

RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:

XÁC ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THIỆN QUANG

RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:

XÁC ĐỊNH MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH

Chuyên ngành : Xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp

Mã chuyên ngành : 60580208

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ HOÀI LONG

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018.

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “Rủi ro liên quan đến văn bản quy phạm pháp

luật: xác định một vài nguyên nhân chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất

động sản du lịch” là nghiên cứu của tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong này mà

không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2018

LƯU THIỆN QUANG

iv

LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận

được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ và góp ý chân tình của quý đồng

nghiệp và bạn bè, sự khuyến khích và động viên mạnh mẽ từ phía gia đình.

Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô chuyên ngành Xây dựng công trình dân

dụng và công nghiệp – Khoa sau Đại học – Đại học Mở Tp.HCM đã truyền đạt những

kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tôi tham gia chương trình khóa

học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. LÊ HOÀI LONG, người thầy đáng

kính đã tận tâm hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi

thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cám ơn Giám đốc các Phòng Ban cùng quý đồng nghiệp tại

Tổng Công ty du lịch Sài Gòn cũng như tại các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc liên

danh-liên kết với Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (như Khách sạn Chain Caravel, Khách

sạn New World, Khu triển lãm SECC Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Rex…) đã tận tình

giúp đỡ tôi trong qua trình thu thập dữ liệu.

Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn các thành viên trong gia đình - đặc biệt là

đấng sinh thành - đã, đang và sẽ luôn đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi

yên tâm hoàn thành tốt luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 2018

Người thực hiện luận văn

Lưu Thiện Quang

v

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển và có tốc độ phát triển nhanh

trong khu vực, đã thu hút một lượng đáng kể dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào. Cùng

với những lĩnh vực khác, thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói

riêng cũng được đánh giá là điểm son cho dòng vốn ngoại này. Tuy nhiên với những

biến đổi liên tục và khó có thể dự đoán trước của nền kinh tế cũng như từ chính sách

của Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã

hội…đã kéo theo không ít băn khoăn cho chính các Nhà Đầu tư trong và ngoài nước

liên quan đến những văn bản, chính sách điều hành. Trong hoạt động kinh doanh, các

nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro từ thị trường nhưng với những rủi ro từ chính sách

và các định chế Pháp lý thì yêu cầu đặt ra phải có sự hạn chế tối đa. Vì vậy, việc xác

định những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro có thể liên quan đến văn bản quy phạm

pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, góp phần phòng ngừa/đảm bảo dự án đạt được

những mục tiêu đã đề ra cũng chính là đóng góp phát triển về kinh tế cho chính địa

phương nơi dự án được xây dựng.

Với mục tiêu trên, nghiên cứu được thực hiện qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, phỏng vấn trực tiếp

những người trực tiếp thực hiện, nhận dạng sơ bộ được những yếu tố liên quan đến chủ

đầu tư, nhà thầu, chính quyền địa phương các cấp…có tác động không nhỏ đến sự xuất

hiện của các rủi ro liên quan đến văn bản pháp quy cho dự án.

Giai đoạn 2: Sau khi thu thập được dữ liệu từ bảng khảo sát chính thức sau hiệu

chỉnh/bổ sung, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả để đánh giá sơ bộ giá trị

thông tin; kiểm tra sự tương quan gữa các nội dung câu hỏi. Bước tiếp theo, tác giả

phân tích đi sâu phân tích với các công cụ như Anova, T-test, hồi quy để làm sáng tỏ

vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra.

Giai đoạn 3: Kết luận các vấn đề phát hiện trong nghiên cứu đồng thời nêu lên

những kiến nghị cần thực hiện nhằm giúp cải thiện/ngăn chặn sự phát sinh những rủi

ro liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình triển khai dự án bất động

sản du lịch.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii

LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................... iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................... ivi

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1

1.1 Vấn đề nghiên cứu được đặt ra .........................................................................5

1.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6

1.2.1 Đối tượng thực hiện phỏng vấn/khảo sát...................................................6

1.2.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu ....................................................................6

1.2.3 Phạm vi không gian thực hiện....................................................................6

1.2.4 Tính chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu..........................................7

1.2.5 Quan điểm phân tích trong nghiên cứu .....................................................7

Đóng góp dự kiến của nghiên cứu: .........................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................8

2.1 Bất động sản và Bất động sản du lịch được hiểu ra sao?..................................8

2.2 Dự án bất động sản du lịch..............................................................................10

2.3 Hiểu thế nào là Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật?..........11

2.3.1 Quy phạm pháp luật.................................................................................11

2.3.2 Văn bản quy phạm pháp luật. ..................................................................11

2.4 Về những rủi ro liên quan đến Pháp lý ...........................................................11

2.5 Việc triển khai thực hiện dự án xây dựng ở Việt Nam trãi qua các bước?.....12

2.6 Một số nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước...........................................13

2.7 Tóm tắt Chương 2. ..........................................................................................17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................18

3.1 Quy trình nghiên cứu: .....................................................................................18

3.2 Thu thập dữ liệu:.............................................................................................20

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi:..............................................................................20

3.2.2 Kiểm tra thử và kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát:.................22

3.2.3 Thực hiện việc gửi và nhận bảng câu hỏi:...............................................25

3.2.4 Xác định số lượng mẫu: ...........................................................................25

3.3 Các bước phân tích, xử lý số liệu với SPSS:...................................................26

3.3.1 Phân tích thống kê mô tả: ........................................................................26

3.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo theo Cronbach’s alpha:..........................27

3.3.3 Kiểm tra tương quan hạng Spearman:.....................................................27

3.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến:. .....................................................28

3.3.5 Phân tích phương sai Anova:...................................................................29

3.3.6 Phân tích simple T-test:. ..........................................................................30

3.4 Tóm tắt Chương 3:.........................................................................................31

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ.........................................................32

4.1 Trình tự và phương pháp kiểm tra sơ bộ.........................................................32

4.1.1 Xác định sơ bộ những nguyên nhân.........................................................32

4.1.2 Khảo sát sơ bộ: ........................................................................................38

4.1.3 Khảo sát chính thức:................................................................................44

4.2 Phân tích kết quả thống kê khảo sát:...............................................................45

4.2.1 Phân tích kết quả khảo sát theo thời gian công tác:................................45

4.2.2 Phân tích kết quả người được khảo sát theo vai trò công tác hiện tại:...47

4.2.3 Phân tích kết quả người được khảo sát đã từng giải quyết những rủi ro

liên quan đến văn bản pháp quy:......................................................................48

4.3 Tóm tắt CHƯƠNG 4:......................................................................................52

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...................................................................53

5.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo:.......................................................................53

5.2 Xếp hạng các nguyên nhân: ............................................................................55

5.3 Phân tích sự khác biệt ở biến thông tin bằng One—way Anova và T-test:....65

Phân tích sự khác biệt theo chuyên ngành công tác:........................................66

Phân tích sự khác biệt theo thời gian công tác:................................................67

Phân tích sự khác biệt theo kinh nghiệm giải quyết khúc mắc liên quan đến văn

bản quy phạm pháp luật:...................................................................................68

5.4 Phân tích tương quan theo hạng spearman: ....................................................69

5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính: ..........................................................................73

Kiểm định giả thuyết mối quan hệ tuyến tính của mô hình hồi quy..................73

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .........................................................75

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................76

Phân tích hồi quy đa biến: ................................................................................76

Phân tích tương quan mô hình theo biến nguyên nhân ....................................78

Kiểm định sự phù hợp của mô hình theo biến nguyên nhân .............................80

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình theo biến nguyên nhân......81

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình biến nguyên nhân.....................81

Phân tích hồi quy đa biến mô hình biến nguyên nhân......................................82

5.6 Tóm tắt CHƯƠNG 5:......................................................................................85

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................86

6.1 Kết luận:..........................................................................................................86

6.2 Kiến nghị:........................................................................................................89

6.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ........................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97

PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................104

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 Biểu đồ dòng vốn FDI................................................................................2

Hình 1. 2 Những lĩnh vực thu hút vốn........................................................................2

Hình 1. 3 Rủi ro thường gặp phải khi kinh doanh tại Việt Nam................................4

Hình 2. 1 Mô hình quan hệ giữa các tiện ích trong TREC.......................................10

Hình 3. 1 Mô hình quy trình nghiên cứu..................................................................19

Hình 3. 2 Quy trình thực hiện khảo sát ....................................................................22

Hình 3. 3 Quy trình kiểm định bảng khảo sát sơ bộ.................................................24

Hình 4. 1 Mô hình thực hiện nghiên cứu đề xuất.....................................................37

Hình 4. 2 Tỷ lệ % người khảo sát đã gặp những khúc mắc về pháp quy.................45

Hình 4. 3 Tỷ lệ % người khảo sát theo năm công tác trong lĩnh vực.......................47

Hình 4. 4 Tỷ lệ % vai trò công tác hiện tại của người được khảo sát ......................48

Hình 4. 5 Tỷ lệ % người được khảo sát đã tham gia giải quyết khúc mắc...............49

Hình 5. 1 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư - mô hình nghiên cứu đề xuất............75

Hình 5. 2 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư -mô hình biến nguyên nhân...............81

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Nguyên nhân gây rủi ro cho dự án xây dựng của một số nghiên cứu trong

và ngoài nước ............................................................................................................16

Bảng 4. 1 Dẫn nguồn tham khảo để xác định các biến nguyên nhân sơ bộ .............36

Bảng 4. 2 Kết quả phân tích thống kê biến nguyên nhân trong khảo sát sơ bộ........40

Bảng 4. 3 Kết quả phân tích sơ bộ độ tin cậy các biến nguyên nhân .......................42

Bảng 4. 4 Kết quả đóng góp ý kiến hiệu chỉnh Bản khảo sát sơ bộ .........................43

Bảng 4. 5 Danh sách trích ngang các chuyên gia trong khảo sát thử nghiệm..........44

Bảng 4. 6 Số người khảo sát đã từng gặp phải những khúc mắc về pháp quy.........45

Bảng 4. 7 Số người tham gia khảo sát trả lời hợp lệ ................................................45

Bảng 4. 8 Thời gian công tác liên quan đến lĩnh vực xây dựng ...............................46

Bảng 4. 9 Vai trò công tác hiện nay của người được khảo sát .................................47

Bảng 4. 10 Số người khảo sát đã tham gia giải quyết những khúc mắc pháp quy...49

Bảng 4. 11 Kết quả thống kê qua khảo sát chính thức .............................................52

Bảng 5. 1 Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha...............................................54

Bảng 5. 2 Sắp xếp biến nguyên nhân ảnh hưởng theo giá trị trung bình .................58

Bảng 5. 3 Các biến nguyên nhân thuộc Chủ Đầu tư theo giá trị trung bình.............63

Bảng 5. 4 Các biến nguyên nhân thuộc Nhà thầu theo giá trị trung bình.................63

Bảng 5. 5 Biến nguyên nhân thuộc Chính quyền các cấp theo giá trị trung bình ....64

Bảng 5. 6 Biến nguyên nhân thuộc nhóm nhân tố Khác theo giá trị trung bình ......64

Bảng 5. 7 Kết quả thống kê dữ liệu theo cương vị công tác.....................................66

Bảng 5. 8 Kết quả phân tích Anova theo cương vị công tác ....................................67

Bảng 5. 9 Kết quả thống kê dữ liệu theo kinh nghiệm công tác...............................67

Bảng 5. 10 Kết quả phân tích Anova theo kinh nghiệm công tác ............................67

Bảng 5. 11 Kết quả kiểm định Hochberg’s GT2 cho kinh nghiệm công tác............68

Bảng 5. 12 Kết quả thống kê dữ liệu theo kinh nghiệm giải quyết khúc .................68

Bảng 5. 13 Kết quả phân tích T-test theo kinh nghiệm giải quyết các khúc mắc ....69

Bảng 5. 14 Kết quả phân tích tương quan theo nhóm nhân tố .................................71

Bảng 5. 15 Kết quả Anova cho mô hình nhóm nhân tố............................................74

Bảng 5. 16 Kiểm định Durbin-Wastson mô hình nhóm nhân tố ..............................74

Bảng 5. 17 Kết quả hồi qui mô hình nhóm nhân tố..................................................76

Bảng 5. 18 Phân tích tương quan mô hình các biến nguyên nhân............................79

Bảng 5. 19 Kết quả Anova cho mô hình các biến nguyên nhân...............................80

Bảng 5. 20 Kết quả Durbin-Watson cho mô hình các biến nguyên nhân ................80

Bảng 6. 1 Sắp xếp biến nguyên nhân theo giá trị trung bình....................................87

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ GVHD: LÊ HOÀI LONG

SVTH: LƯU THIỆN QUANG 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm vừa qua, được sự gỡ khó từ Chính Phủ, Du lịch Việt Nam đạt

được những bước tiến phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế đến cũng như khách

du lịch nội địa ngày càng tăng. Nhiều tuyến, điểm du lịch mới trong nước được chú

trọng quảng bá và đưa vào khai thác đã đã lưu lại nhiều ấn tượng tốt đối với bạn bè

quôc tế và được yêu thích bình chọn. Kèm theo đó, cơ sở vật chất của ngành Du lịch

từng bước được nâng cấp, cải thiện theo hướng hiện đại hóa cũng như những sản phẩm

du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và tính cạnh tranh, góp phần khẳng

định vị trí mũi nhọn của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội của cả nước.

Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất ngành Du lịch trong những

năm gần đây, sự đầu tư mạnh mẽ từ Chính quyền các cấp đối với hệ thống cơ sở hạ

tầng hàng không, đường bộ và các cảng biển đã góp phần kết nối thông suốt và thuận

tiện hơn các điểm đến du lịch Việt Nam với nguồn khách quốc tế. Với riêng thị trường

trong nước, hệ thống đường bộ cao tốc được xây dựng và nâng cấp trong cả nước đã

nâng cao khả năng kết nối và liên kết phát triển du lịch giữa các vùng miền, thật sự tạo

nên một diện mạo mới, góp phần không nhỏ vào bức tranh khởi sắc đó.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2010-2015, khách quốc tế

đến duy trì đà tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn so với giai đoạn 2006 - 2010

(9,48% so với 8,95%). Năm 2015, ngành Du lịch đã đón trên 7,94 triệu lượt khách

quốc tế, tăng 1,57 lần so với năm 2010 là 5,05 triệu; khách du lịch nội địa đạt 57 triệu

lượt, tăng hơn 2 lần so với 28 triệu lượt của năm 2010; tổng thu từ khách du lịch đạt

338.000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với 96.000 tỷ đồng của năm 2010 (theo Tổng cục

du lịch Việt Nam).

Riêng năm 2016, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng số khách quốc tế trong

năm 2016 lên hơn 10 triệu lượt, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015 và vượt xa kế

hoạch đã đề ra là 8,5 triệu lượt (theo Tổng cục Thống kê).

Những con số tăng trưởng ấn tượng trên đã hoàn toàn được tiên lượng trước bởi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!