Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở NGƯỜI LỚN (18-54 TUỔI) ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG
HÀM Ở NGƯỜI LỚN (18-
54 TUỔI)
RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM Ở NGƯỜI LỚN
(18-54 TUỔI)
TÓM TẮT
Mục tiêu: Để xác định tỷ lệ rối loạn thái dương hàm (RLTDH) ở cư
dân thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố
nguy cơ đối với RLTDH,
Phương pháp: chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên một mẫu gồm 780 người từ 18-54 tuổi theo phương pháp chọn mẫu cụm
nhiều bậc. Các đối tượng được phỏng vấn về sự hiện diện của các triệu
chứng (TC) của RLTDH và một số yếu tố nguy cơ có liên quan. Sau đó, đối
tượng được khám để đánh giá các dấu chứng (DC) của RLTDH, gồm đánh
giá biên độ vận động hàm, đường há-ngậm miệng, nghe tiếng kêu khớp,
khám cơ, khớp bằng phương pháp sờ.
Kết quả cho thấy có 64,87% người có RLTDH, trong đó có TC là
35,26%, có DC là 56,15%. Đa số các rối loạn ở mức độ nhẹ, các TC thường
gặp là tiếng kêu khớp (25,77%) và mỏi hàm (18,72%), DC thường gặp là
tiếng kêu khớp (25%). Các mối liên quan sau đây có ý nghĩa: nữ, sức khỏe
tổng quát xấu, đau các khớp khác với đau cơ và đau khớp; đau các khớp
khác liên quan với nhiều TC, DC nhất; stress, nghiến R, chấn thương, ngồi
hay đứng làm việc lâu với đau cơ; siết chặt R với đau khớp; nhai một bên
với tiếng kêu khớp; chấn thương, nghiến răng và đau các khớp khác liên
quan với há hạn chế.
Kết luận: Tỷ lệ nhu cầu điều trị không tương xứng với tỷ lệ RLTDH,
chiếm18,84%, ngoài ra 45,90% cần tự theo dõi và kiểm soát bệnh.
ABSTRACT
Objective: To estimate the prevalence of temporomandibular
disorders (TMDs) in people in Ho Chi Minh city, and its relationship with
some risk factors,
Method: we processed a cross-sectional study on a sample of 780
people aged 18 to 54, with a multi stage cluster sampling method. The
participants were interviewed with a questionnaire concerning subjective
symptoms and various risk factors related to TMDs. Then they were
examined to find the signs of TMDs, which included: measuring the ranges
of jaw movements; observing the mouth opening-closing pattern; finding
temporomandibular joint noise(TMJ); digitally palpating the jaw muscles
and TMJs.
The results showed that 64.87% suffered from TMDs, in which,
35.26% people had symptoms and 56,15% had signs. Most of the cases had
light dysfunction, the most common symptoms were TMJ noise (25.77%)
and jaw muscle fatigue (18.72%), the most common sign was TMJ noise
(25%). Some significant associations were noted as follows: female, poor
general health, pain in other joints with muscle and TMJ pain; pain in other
joints had a correlation with most of the symptoms and signs; stress,
bruxism, trauma, prolonged sitting/standing with muscle pain; clenching
with TMJ pain; unilateral chewing with joint noise; trauma, bruxism and
pain in other joints with limited mouth opening.
Conclusion: The prevalence of the treatment need was18.84%, which
was not proportional with the prevalence of TMDs, in addition, 45.90%
people needed selfcare and control of their condition.
MỞ ĐẦU
Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là một thuật ngữ chung, chỉ các
tình trạng lâm sàng ảnh hưởng lên khớp thái dương hàm (TDH) và/hoặc các