Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện tư thế cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua một số bài tập phát triển thể chất.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN TRÀ MY
Rèn luyện tư thế cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua một số bài tập phát triển thể chất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên là một việc
làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất
nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm
sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế,
giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con
người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà
nước ta trong những năm gần đây cũng đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc
và giáo dục trẻmầm non.
Trong nghị quyết Trung Ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý
nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Rèn luyện tư thế là một trong những bộ
phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, ngôn ngữ và lao động. Hơn nữa, rèn luyện tư thế
cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang dần hoàn
thiện về cơ và xương. Hệ vận động của trẻ còn non yếu vì thế rất dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối hoặc nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có
thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc
phục được.
Đối với trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo lớn, các cơ quan trong hệ vận động đang
dần được hoàn thiện, hệ cơ và hệ xương của trẻ còn rất yếu, nếu trẻ không được
hướng dẫn, điều chỉnh và giáo dục thì sẽ ảnh hưởng đến tư thế sau này, đặc biệt
là sai lệch tư thế như: gù vai, gù lưng, vẹo lưng, ưỡn bụng…Những tư thế sai
lệch này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể như
làm cản trở hoạt động của tim, phổi, sự tiêu hóa thức ăn, giảm sự trao đổi khí ở
phổi, giảm sự trao đổi chất trong cơ thể, xuất hiện hiện tượng đau đầu gia tăng
mệt mỏi, sợ các trò chơi vận động…
3
So với các bậc học khác, bậc học Mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đặt nền móng, cơ sở cho sự hình thành và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể,
hình thành các tư thế vận động. Nếu vấn đề giáo dục tư thế được quan tâm, xem
xét và cho trẻ được rèn luyện ngay từ nhỏ thì sẽ hình thành được cho trẻ các tư
thế đúng, đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan khác trong cơ thể hoạt
động thuận lợi góp phần phát triển không chỉ về mặt vận động thể chất mà còn
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về tất cả các mặt: thể chất, nhận thức,
ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ.
Việc giáo dục tư thế cho trẻ không được tiến hành cụ thể trong một hoạt
động dạy học có chủ đích ở trường Mầm non mà được lồng ghép, đan xen vào
các hoạt động chung có mục đích học tập. Ngoài ra, giáo viên cũng thường
xuyên giáo dục tư thế cho trẻ thông qua một số bài tập phát triển thể chất ở
trường mầm non nhằm mục đích giúp cho hệ vận động của trẻ phát triển hoàn
thiện.
Thực trạng về việc giáo dục tư thế cho trẻ ở trường Mầm non cho thấy có
không ít trẻ đã và đang mắc các tật về tư thế, vận động. Một trong những nguyên
nhân là do giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện
và hình thành các tư thế cho trẻ, chưa biết cách khai thác và vận dụng các biện
pháp rèn luyện tư thế cho trẻ, các điều kiện để đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ
của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn hạn chế,
chưa đảm bảo tốt môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập.
Tuy nhiên, do đặc điểm về sinh lí, hệ vận động của trẻ lúc này vẫn đang
dần hoàn thiện và đang trên đà phát triển vì thế chúng ta có thể có những biện
pháp rèn luyện, điều chỉnh và phòng ngừa sai lệch tư thế cho trẻ nhằm tránh các
hậu quả của sai lệch tư thế, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ phát triển một cách thuận lợi.
Xuất phát từ những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện tư thế
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua một số bài tập phát triển thể chất” .
4
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục tư thế tại các trường mầm non, đồng
thời tìm ra nguyên nhân và đề ra một số biện pháp cụ thể để hình thành thói
quen tư thế cho trẻ Mẫu giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
III.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn luyện tư thế cho trẻ ở một số trường mầm non.
III.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình rèn luyện tư thế cho trẻ Mẫu giáo thông qua một số bài tập phát
triển thể chất.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Một số trường Mầm non trên địa bàn Quận Hải Châu_TP Đà Nẵng (Trường MN
Tiên Sa và Trường MN 19/5).
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục tư thế ở một số trường Mầm non
- Xây dựng biện pháp rèn luyện tư thế cho trẻ Mẫu giáo lớn thông qua một số
bài tập phát triển thể chất.
- Thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện tư thế cho trẻ Mẫu giáo lớn thông
qua một số bài tập phát triển thể chất.
VI. Đóng góp của đề tài
Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn một số biện pháp được đưa ra sẽ có
hiệu quả trong quá trình rèn luyện tư thế cho trẻ Mẫu giáo lớn góp phần hình
thành cho trẻ thói quen tốt về tư thế nói riêng và nhân cách con người nói chung.
VII. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận về vấn đề rèn luyện tư thế cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua một số bài tập phát triển thể chất.
- Phương pháp quan sát sư phạm để xác định thực trạng rèn luyện tư thế ở
trường mầm non.
5
- Phương pháp điều tra để tìm hiểu thực trạng rèn luyện tư thế ở một số trường
mầm non.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để thực hành các biện pháp rèn luyện tư
thế cho trẻ nhằm tìm ra những biện pháp rèn luyện tư thế hiệu quả nhất.
- Phương pháp thống kê toán học nhằm thống kê các số liệu điều tra được.
VIII. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục… phần nội dung chính của đề
tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện tư thế cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
một số bài tập phát triển thể chất
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Lợi ích của việc rèn luyện tư thế thông qua các bài tập thể dục thể thao đã
được biết đến từ xa xưa. Marcus Cicero, khoảng năm 65 trước công nguyên đã
tuyên bố rằng: “Những bài tự tập hỗ trợ tinh thần, giữ trí óc khỏe mạnh” ("It is
exercise alone that supports the spirits, and keeps the mind in vigor").
Tuy nhiên sự liên hệ giữa sức khỏe thể chất và tập luyện (hay không tập
luyện) chỉ được phát hiện vào năm 1949 và báo cáo năm 1953 bởi nhóm dẫn đầu
là Jerry Morris. Tiến sĩ Morris lưu ý rằng những người của tầng lớp xã hội và
nghề tương tự (người bán vé xe buýt và người lái xe) có tỉ lệ khác biệt rõ rệt của
bệnh đau tim, phụ thuộc vào mức luyện tập họ thực hiện bởi vì như chúng ta
thấy người lái xe buýt có một công việc ít di chuyển họ chỉ ngồi một chỗ nên sẽ
có tỉ lệ mắc phải bệnh tim cao hơn, trong khi đó người bán vé xe buýt bắt buộc
phải đi lại và di chuyển liên tục nên sẽ có tỉ lệ mắc bệnh tim thấp hơn. Sự liên hệ
này trước kia chưa từng được lưu ý và sau này được xác nhận bởi những nghiên
cứu khác.
Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical
education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm
duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của tiến bộ loài
người và thực tiễn thể dục thể thao ngày càng phong phú thì khái niệm thể dục
thể thao với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó cũng không ngừng thay
đổi.
Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục
đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng
cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã
hội đặc thù bao hàm giáo dục thể chất, thể dục thể thao thành tích cao và rèn
luyện thân thể. Thể dục thể thao là những hoạt động phục vụ cho một nền chính
7
trị, xã hội, kinh tế nhất định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của
nền kinh tế, chính trị, xã hội đó.
Trong tác phẩm “Khám phá của trẻ” Maria Montessori viết: “Nếu chúng ta
ngẫm nghĩ nghiêm túc thì những bài tập trong đời sống thực tế là thể dục thực
thụ, do vậy mà những công việc thường lệ xung quanh ta là trường học để hoàn
thiện các vận động…Cuộn tấm thảm sàn lại, rửa sạch giày, chìu bồn rửa hay
chìu sàn, trải bàn ăn, mở hay đóng nắp hộp, mở hay đóng cửa ra vào và cửa sổ,
dọn vệ sinh phòng, xếp ghế lại cho gọn, kéo lại màn cửa, chuyển dời đồ gỗ trong
nhà…là những bài tập mà toàn bộ cơ thể, các loại vận động được hoàn thiện.
Nhờ công việc hàng ngày mà trẻ tập vận động bằng ngón tay và các ngón, phát
triển các cơ bắp nhanh hơn là khi tập thể dục”. Hoàn thể các vận động phối hợp
vận động kiểm tra là nhu cầu cấp thiết cho sự tồn tại của con người, đặc biệt là
trong thời kỳ thơ ấu. Như trong giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi, trẻ đặc biệt lĩnh hội rất
nhạy các hình thức vận động có liên quan tới việc hoàn thiện các loại vận động.
Các vận động này có thể được phân chia thành một loạt những hành động đơn
giản hơn cái nọ nối tiếp theo cái kia. Sự chia nhỏ như thế được M. Montessori
gọi là sự phân tích các vận động. Như đã biết, trẻ em không chỉ quan tâm tới kết
quả công việc, mà còn tới quá trình, tới chính bản thân của hoạt động. Tuy nhiên
sự chính xác trong việc thực hiện các hành động lại giữ vai trò rất quan trọng đối
với trẻ. Trẻ lau bàn hay xắt rau củ làm nộm bởi vì chúng thích lau chùi và xắt
nhỏ. Theo những quan sát của Montessori thì một trong những khuynh hướng
phát triển chất người là việc trẻ phấn đấu đạt mức chính xác cùng với sự làm
việc và tìm tòi. Các bài tập trong đời sống thực tế ở trường Mẫu giáo cho trẻ cơ
hội thực hiện nhu cầu nội tại của nó, dần dần trẻ có kỹ năng điều khiển không
chỉ những vận động của bản thân mà cả hành vi nữa. Năng lực tự quản lý mình,
điều khiển cảm xúc và những cơn bột phát một trong những tiền đề cơ bản của
hành vi xã hội tích cực. Dưới góc nhìn này chúng ta nên xem xét tới những lời
của Montessori: “Đáp ứng những như cầu trí tuệ cho con người, làm họ được
thỏa mãn có nghĩa là thúc đẩy cơ bản việc giáo dục đạo đức.
8
1.1.2. Tại Việt Nam
Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với sự chuyển biến về mọi mặt của xã hội
và nhất là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện được
chăm sóc tốt hơn, dẫn đến nhiều thực trạng kèm theo như: trẻ thừa cân, béo phì,
lười vận động…Trên thực tế có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của
trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là
hình thức tổ chức giáo dục, rèn luyện và phát triển thể chất, tư thế cho trẻ.
Dân tộc Việt Nam từ thời xa xưa đã có truyền thống thượng võ, biết dùng
thể dục thể thao để rèn luyện thân thể, rèn luyện tư thế, nâng cao sức khỏe và
đặc biệt là rèn luyện thể lực trong quân đội để chống giặc ngoại xâm. Cho đến
nay, các hình thức thể dục thể thao dân tộc mà ta khai thác rất phong phú như:
cung, nõ, côn, quyền, đánh đu, đá cầu, đua thuyền, kéo co, ném còn của các dân
tộc miền núi, hội võ vật đầu xuân ở nhiều tỉnh khắp đất nước vẫn tồn tại và phát
triển. Tuy nhiên, lịch sử thể dục thể thao ở nước ta cho đến nay vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Sau Cách mạng tháng tám hệ thống
giáo dục thể chất Việt Nam là một thể thống nhất những cơ sở tư tưởng, phương
pháp khoa học trong giáo dục thể chất, đồng thời đó cũng là sự thống nhất giữa
những tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra giáo dục thể chất
cho mọi công dân Việt Nam. Hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta là sự kết hợp
hài hòa giữa các yếu tố dân tộc với tính tiến bộ hiện đại của phát triển thể chất
trên toàn thế giới, cũng như việc mở rộng giao lưu với thế giới. Thông qua bộ
môn này việc chú trọng đến vấn đề rèn luyện tư thế đang rất đáng được quan
tâm.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về vần đề tư thế, rèn luyện tư thế và phát triển
thể chất, cụ thể như sau:
Theo tác giả Hoàng Thị Phương “Việc củng cố cơ quan vận động trụ cột
nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn cơ thể nói
chung và hình thành tư thế nói riêng” [141,142;5]
Trong cuốn sách phương pháp hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho trẻ
mầm non do tác giả Đặng Hồng Phương biên soạn cũng đã nêu rõ các phương
9
pháp hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động, qua việc hình thành các kĩ năng này
chúng ta có thể rèn luyện tư thế cho trẻ để tư thế cũng có thể trở thành một kĩ
năng kĩ xảo khi trẻ vận động. “Phát huy tính tích cực trong luyện tập của học
sinh chính là tạo điều kiện để học sinh có tinh thần hứng thú thật sự trong tập
luyện, phải lựa chọn hình thức, phương pháp đa dạng, tránh đơn điệu dễ gây
buồn chán”. Đó là quan điểm của tác giả trong cuốn sách Phát triển tính tích cực
vận động cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà nội 2008. Trong
giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm
non. Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà nội 2008, có đề cập đến hai vấn đề, đó
là lí luận giáo dục thể chất và quá trình giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mần
non. Ngoài ra trong cuốn sách này cũng có đề cập đến một số vấn đề về tư thế
như: Ngồi, đứng, đi, tư thế chuẩn bị trong các bài tập vận động…vv
Với tác giả Lê Thanh Vân “Tư thế là phong thái quen thuộc khi ngồi, đứng, đi
và nó bắt đồ được hình thành từ rất sớm”. Bà cũng đã đề cập đến các vấn đề về
sai lệch tư thế và các biện pháp nhằm chỉnh sửa các loại tư thế sai lệch trong
cuốn giáo trình Sinh lí học trẻ em. Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội 2006
Như vậy đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề tư thế và rèn luyện
tư thế nhưng vẫn chưa tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề này, do đó tôi chọn đề tài
“Rèn luyện tư thế cho trẻ Mẫu giáo lớn thông qua một số bài tập phát triển thể
chất” để nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.2.1. Tư thế
1.2.1.1. Khái niệm
Theo Hoàng Thị Phương “Tư thế là vị trí bình thường của cơ thể khi ngồi,
đứng, đi, được hình thành từ lứa tuổi nhà trẻ. Tư thế bình thường và đúng sẽ
đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của hệ vận động nói riêng và
toàn bộ cơ thể nói chung”.
Còn đối với tác giả Lê Thanh Vân “Tư thế là phong thái quen thuộc khi
ngồi, đứng, đi và nó bắt đầu được hình thành từ rất sớm. Tư thế bình thường là
tư thế thuận lợi nhất đối với bộ máy vận động cũng như toàn bộ cơ thể thực hiện
10
các chức năng vận động. Tư thế bình thường được đặc trưng bởi các dấu hiệu
sau: Độ cong tự nhiên của cột sống, hai xương bả vai nằm cân xứng nhau, hai
vai mở rộng, chân thẳng, còn gan bàn chân phát triển bình thường”.
Như vậy, khái niệm tư thế về sinh học nhìn chung đó chính là sự duy trì các
phần của hệ xương ở một vị trí nhất định hay tư thế là mối tương quan giữa các
bộ phận của cơ thể trong không gian.
1.2.1.2. Tư thế đúng
Tư thế đúng có đặc điểm:
- Cột sống có đường cong tự nhiên vừa phải
- Hai xương bả vai được bố trí song song và đối xứng nhau (không chìa các
cạnh ra rõ)
- Hai vai mở rộng
- Hai chân thẳng
- Hai bàn chân bình thường
Những người có tư thế đúng thường có thân hình cân đối: đầu giữ thẳng,
các cơ chắc và co giãn dễ dàng, bụng thon, vận động dứt khoát, nhanh nhẹn và
tự tin.
Ví dụ: Tư thế đúng khi đi: Đầu ngực phải hướng thẳng về phía trước một
cách tự nhiên để tác động tới việc thở đúng, đánh tay nhịp nhàng theo bước đi.
Đi bình thường, đi đúng sẽ củng cố các nhóm cơ chân và tay, tăng cường sự hoạt
động của tim, phổi và không gây mệt mỏi.
Tư thế đúng biểu hiện sự phát triển thể chất tốt. Khi thể trạng cơ thể giảm
sút, sẽ làm biến dạng các vị trí khác nhau của hệ xương, phát triển không đầy đủ
hoặc không đều của các cơ, giảm trương lực cơ…thường đẫn đến sai lệch tư thế.
Tư thế cơ thể khi thực hiện các bài tập phát triển thể chất: Cơ thể hoặc các
bộ phận của nó không những chuyển động một cách tương đối với nhau, mà nó
còn có sự duy trì có ý thức một tư thế tĩnh tại nào đó nhờ sự căng cơ tĩnh lực.
Cho nên trong kĩ thuật các bài tập phát triển thể chất cần thiết phải phân biệt tư
thế cơ thể và quỹ đạo (đường đi) chuyển động của cơ thể hoặc bộ phận của nó
như một yếu tố độc lập của kỹ thuật, vì tư thế cơ thể và quỹ đạo chuyển động