Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn nghị luận
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
755

Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn nghị luận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ DIỆU PHƯƠNG

RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN

CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC

VĂN NGHỊ LUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ DIỆU PHƯƠNG

RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN

CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC

VĂN NGHỊ LUẬN

Ngành: LL VÀ PP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên

cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới

bất kỳ hình thức nào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em

đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,

khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban

giám hiệu trường THPT Ngô Quyền. Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và

biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy -

người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp

đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em,

động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................6

5. Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................6

6. Giả thuyết khoa học.........................................................................................7

7. Cấu trúc đề tài..................................................................................................7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................8

1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................8

1.1.1. Văn nghị luận.............................................................................................8

1.1.2. Tư duy phản biện trong dạy học văn nghị luận.......................................11

1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10. ......................................................17

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................19

1.2.1. Nội dung dạy học văn nghị luận trong chương trình và SGK Ngữ

văn lớp 10 ..........................................................................................................19

1.2.2. Thực trạng rèn luyện tư duy phản biện trong chương trình dạy học

văn nghị luận cho học sinh lớp 10 ở trường phổ thông.....................................24

1.2.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG RÈN

LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG

DẠY HỌC VĂN NGHỊ LUẬN.......................................................................32

2.1. Yêu cầu đối với việc rèn luyện tư duy phản biện trong dạy học văn

nghị luận ............................................................................................................32

2.1.1. Yêu cầu đối với nội dung dạy học...........................................................32

2.1.2. Yêu cầu đối với phương pháp .................................................................33

2.1.3. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh ....................................................33

2.1.4. Yêu cầu đối với hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện ...........................35

2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập rèn luyện tư duy phản biện trong dạy học

viết văn nghị luận...............................................................................................35

2.2.1. Dạng câu hỏi rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.....................................36

2.2.2. Dạng câu hỏi phát hiện cách triển khai ý sai, sửa lỗi triển khai ý sai............38

2.2.3. Dạng câu hỏi đề xuât cách triển khai ý khác...........................................40

2.2.4. Dạng câu hỏi triển khai viết một đoạn văn trên cơ sở một đoạn văn ......42

2.2.5. Dạng câu hỏi viết một đoạn văn dựa trên câu chủ đề cho trước. ............43

2.2.6. Dạng câu hỏi xác định luận điểm, luận cứ và lựa chọn phương

pháp lập luận cho một đề bài cụ thể ..................................................................44

2.3. Tổ chức các hoạt động rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học

sinh lớp 10 trong văn nghị luận .........................................................................45

2.3.1. Hoạt động học tập trước giờ học .............................................................45

2.3.2. Hoạt động học tập trong giờ học .............................................................47

2.3.3. Thiết kế hoạt động học tập sau lớp học ...................................................65

Kết luận chương 2..............................................................................................66

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................67

3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................67

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................67

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................67

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm................................................................................67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................68

3.4. Hình thức thực nghiệm...............................................................................68

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................87

3.5.1. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................87

3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm.................................................................87

Tiểu kết chương 3..............................................................................................94

KẾT LUẬN.......................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................97

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT : Bài tập

CĐ- ĐH : Cao đẳng - Đại học

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

LC : Luận cứ

LĐ : Luận điểm

NXB GD VN : Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

SGK : Sách giáo khoa

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục PT hiện nay dạy học theo phát triển năng

lực. Sản phẩm đào tạo là những con người giải quyết được vấn đề trong thực tiễn,

muốn có năng lực ấy học sinh phải thành thục kĩ năng có tư tưởng, thái độ tốt.

Như vậy việc rèn luyện tư duy phản biện là rất cần thiết và đáng được quan tâm.

1.2. Văn nghị luận có một vị trí quan trọng trong chương trình SGK môn

ngữ văn THPT. Việc học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất

trọng yếu của việc học văn trong nhà trường bởi văn nghị luận có thể thâm

nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư

tưởng sắc bén, giúp cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời

sống xã hội và hướng dẫn thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người. Văn

nghị luận giúp học sinh biết vận dụng tổng hợp các tri thức đã học từ tự nhiên

đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt tư

duy logic khoa học, có năng lực đánh giá, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…..góp

phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách con người. Việc rèn luyện

tư duy phản biện trong dạy học văn nghị luận là một việc làm vô cùng cần thiết

nhưng trong thực tế nhà trường rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện còn yếu và

chưa được quan tâm.

1.3. Học sinh THPT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cả về thể chất

lẫn trí tuệ, tính cách. Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực toàn diện cho học

sinh cũng như hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp là điều cần thiết.

Trong đó rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh đóng một vai trò quan trọng

để đáp ứng yêu cầu đó. Nhưng làm thế nào để học sinh có hứng thú đối với bài

học để từ đó cơ hội phát triển ở các em những năng lực, phẩm chất là điều mỗi

giáo viên trăn trở và suy nghĩ.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Rèn luyện tư

duy phản biện cho học sinh lớp 10 trong dạy học văn nghị luận” với mong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

muốn tìm ra hướng đi, một giải pháp dù là rất nhỏ để việc dạy ngữ văn nói

chung và dạy học làm văn nói riêng đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng mục tiêu

giáo dục và nhu cầu của xã hội.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông

Văn nghị luận đã có từ lâu đời và nội dung của nó đã được đề cập từ lâu

trong chương trình và SGK. Văn nghị luận là một thể loại văn chính của phần

làm văn trong bộ môn Ngữ Văn nên từ lâu nó đã trở thành đối tượng nghiên

cứu của rất nhiều tác giả.

Giáo trình làm văn (tập 1), NXBGD (1989) của tác giả Đình Cao - Lê A,

đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về văn bản nghị luận văn học và việc rèn

luyện phương pháp và kĩ năng làm văn nghị luận. Trong đó đi sâu nghiên cứu

phương pháp và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Đó là kĩ năng phân tích

đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, viết câu, dùng từ. Trong từng phần của tác giả bàn

luận rất tỉ mỉ và cụ thể ở kĩ năng phân tích đề sau khi nêu tầm quan trọng của

việc phân tích đề, tác giả hướng dẫn người đọc tìm hiểu kết cấu, một đề bài rồi

cuối cùng là giới thiệu các thao tác cần tiến hành khi phân tích đề. Ở phần kĩ

năng viết đoạn văn tác giả lần lượt trình bày những kiến thức cơ bản về dàn ý,

trong đó bổ ích nhất là phương pháp làm dàn ý. Tương tự sang phần kĩ năng viết

đoạn văn các tác giả cũng lần lượt trình bày khái niệm, các kiểu mô hình cấu trúc

của đoạn văn và đặc biệt là quá trình viết một đoạn văn. Có thể nói với cách trình

bày khoa học, rõ ràng cộng với những kiến thức sâu rộng về kĩ năng làm văn

nghị luận, cuốn giáo trình của hai tác giả thực sự là tài liệu quý giá, bổ ích đối

với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học làm văn nghị luận văn học.

Trong cuốn Làm văn-Từ lý thuyết đến thực hành, NXB GD, Hà Nội

(1997) tác giả Đỗ Ngọc Thống đã khảo sát tài liệu đề cập đến việc rèn luyện

các kĩ năng làm văn của tác giả như: Lê A, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,

Trần Thanh Đạm… Qua khảo sát, tác giả đã thống kê được 28 kĩ năng làm văn

được đề cập đến trong các tài liệu. Trong đó có một số kĩ năng được các tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhắc đến khá nhiều như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn văn, lập

luận, chọn và trình bày dẫn chứng… Như vậy có thể thấy đó là những kĩ năng

rất quan trọng đối với quá trình tạo lập văn bản, cần phải rèn luyện cho học

sinh thực hành tốt những kĩ năng này.

Trong cuốn Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, NXB GD (2003), tác

giả Bảo Quyến đã mang đến cho người đọc những kiến thức rất cụ thể, chi tiết

về loại văn nghị luận. Tác giả đã nêu ra phương pháp làm bài đối với từng kiểu

bài nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận…) trong kiểu bài phân tích lại

chia nhỏ ra từng dạng: phân tích tác phẩm tự sự trữ tình, phân tích nhân vật tự

sự trữ tình, phân tích khía cạnh của tác phẩm. Tiếp đó tác giả bàn về quá trình

làm một bài văn nghị luận, hướng dẫn cách xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý,

triển khai thành văn bản, cuối cùng rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết

đoạn và cách sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận cho học sinh. Đây

cũng là một tài liệu bổ ích, người đọc có thể lựa chọn được trong đó có rất

nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc rèn luyện kĩ năng viết văn.

Trong cuốn Tiếng việt thực hành NXB GD Việt Nam (2012), các tác giả:

Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng đã trình bày một cách rõ ràng quá trình của

việc tạo lập văn bản. Đó là gồm các bước: định hướng, lập đề cương, viết đoạn

văn, sửa chữa và hoàn thiện văn bản. Ở từng giai đoạn các tác giả có sự hướng

dẫn một cách tỉ mỉ cặn kẽ giúp người đọc có được những hiểu biết đầy đủ về

từng công đoạn. Tuy nhiên trong cuốn sách này các tác giả chỉ cung cấp những

lý thuyết chung cho việc tạo lập một văn bản nói chung (thuộc mọi phương cách)

chứ không đi sâu, cụ thể vào việc tạo lập văn bản nghị luận văn học.

2.2. Tình hình nghiên cứu về năng lực tư duy phản biện trong dạy học văn

nghị luận ở lớp 10

Vấn đề rèn luyện các kĩ năng để phát triển năng lực viết văn, rèn luyện

năng lực tư duy phản biện ở học sinh cũng được các nhà khoa học, các nhà quản

lý giáo dục quan tâm, nghiên cứu và có những định hướng đúng đắn. Trước hết

phải kể đến những tài liệu vừa mang tính chỉ đạo, vừa mang tính định hướng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong cuốn Luyện cách viết lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học

sinh THPT NXB GD (2001), các tác giả Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Thị Ban,

Trần Hữu Phong đã hướng tới việc hoàn thiện những kĩ năng dựng đoạn văn

nói chung và dựng đoạn văn nghị luận nói riêng cho học sinh PT. Luyện cho

học sinh cách lập luận mạch lạc trong một đoạn văn, góp phần phát triển trí tuệ,

mài sắc tư duy, nâng cao năng lực giải thích, chứng minh, phân tích… Nội

dung cuốn sách gồm hai phần chính: hệ thống các bài tập rèn luyện kĩ năng và

hướng dẫn cách giải. Các bài tập được các tác giả đưa ra để rèn luyện kĩ năng

viết phong phú, đa dạng và toàn diện. Đây thực sự là một tài liệu cần thiết đối

với cả giáo viên và học sinh nhằm hướng tới việc phát triển năng lực viết văn,

năng lực tư duy phản biện.

Trong cuốn Viết được bài văn hay, NXB GD (2008), các tác giả Nguyễn

Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh đã đưa ra những kinh nghiệm để

giúp học sinh từ chỗ viết bài không đúng đến chỗ viết được bài văn hay. Nêu ra

những công việc cụ thể để xây dựng một bài văn hay. Từ việc chuẩn bị chất

liệu, lập đề cương bài văn đến viết thành bài hoàn chỉnh. Trong đó bàn luận

từng phần mở bải, thân bài, kết bài, cách viết câu linh hoạt, cách viết văn có

hình ảnh, cách lập luận sắc sảo chặt chẽ, viết câu, chuyển tiếp.

Trong bài viết Rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh qua giờ đọc hiểu

văn bản văn học của tác giả Nguyễn Thị Cúc có nói rèn luyện năng lực phản biện

cho học sinh là giúp học sinh vượt qua khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, cố

gắng hướng tới những cái mới trong khoa học, thoát ra những rào cản của lối mòn

trong tư duy, cố gắng tìm ra cái mới, kích thích các em đặt ra những câu hỏi và trả

lời chúng theo cách nghĩ của mình. Còn khi phản bác ý kiến của người khác các

em sẽ biết trình bày lập luận một cách thuyết phục, rõ ràng, chặt chẽ.

Trong sáng kiến kinh nghiệm về Rèn luyện tư duy phản biện trong dạy

học văn nghị luận cho học sinh giỏi văn của tác giả Trương Thị Giang có nói:

Đối với văn nghị luận xã hội, tư duy phản biện vừa là cách thức tư duy, vừa là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!