Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm qua các bài toán thực tế trong cuộc sống hằng ngày cho học sinh lớp 6
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay phải đào tạo con
người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo
ra lớp người như vậy thì từ Nghị quyết TW 4 khóa 7 năm 1993 đã xác định.
“Phải áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” [11]. Nghị quyết TW 2 khóa 8 tiếp tục
khẳng định: “Phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều,
rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học, dành thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. [11]
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới giáo dục để sánh vai với các
cường quốc năm châu. Đảng ta đã vạch rõ nhân tố quyết định để đạt mục tiêu
chính là yếu tố con người. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13
của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp
phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” [11] Chiến lược phát triển sự nghiệp
giáo dục được Đảng coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là tạo ra những con người
nhanh nhạy, năng động, sáng tạo có đầy đủ kiến thức, năng lực, có nhân cách để
đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
Trong Luật giáo dục Điều 24 mục II đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát triển tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phải
phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh”.[13]
Toán học là một bộ môn Khoa học Tự nhiên quan trọng nhất trong
chương trình giảng dạy các cấp, Toán học là nền tảng cho tất cả các ngành Khoa
2
học Tự nhiên khác. Toán học giúp các em học sinh phát triển tư duy logic, khả
năng suy luận, quan sát, giải quyết vấn đề, tăng cường tính linh hoạt của trí não.
Đồng thời, Toán học có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày, giúp các
em HS phát triển kỹ năng sống, ứng dụng toán học nhiều trong thực tế hằng
ngày. Môn Toán không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về
Toán học mà còn rèn kỹ năng tư duy, sự tự tin, nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo.
Đối với HS lớp 6 – là lớp đầu cấp mới chuyển giao từ cấp tiểu học, quá
trình nhận thức thường được gắn với những hình ảnh sinh động, những hoạt
động cụ thể. Tuy nhiên, kỹ năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế của
học sinh lớp 6 nói chung và học sinh lớp 6 Trường PTDTNT THCS và THPT
Krông Nô nói riêng chưa tốt, chưa có nhiều trải nghiệm để sử dụng những kiến
thức đã học vào trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều em học trên lớp khá tốt,
nhưng khi bắt tay vào tính nhẩm các bài toán thực tế hằng ngày thì khá chậm,
chưa linh hoạt, thậm chí dễ nhầm lẫn, sai lầm.
Là giáo viên đang công tác tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học
cơ sở và trung học phổ thông Krông Nô (Trường PTDTNT THCS và THPT
Krông Nô), tôi nhận thấy Toán học là một môn đòi hỏi suy luận và tư duy cao và
được ứng dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt là môn Toán lớp 6. Để nâng cao
kỹ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn một cách linh hoạt, đáp ứng những
nhu cầu thực tế cũng như yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục
trong thời đại 4.0 của đất nước, tăng cường trải nghiệm thực tế đồng thời kích
thích sự hứng thú học tập của học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn Toán 6 nên
tôi mạnh dạn chọn sáng kiến: “Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm qua các bài toán
thực tế trong cuộc sống hằng ngày cho học sinh lớp 6 trường PTDTNT THCS
và THPT Krông Nô”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi mong muốn cho học sinh được
rèn luyện kỹ năng tính nhẩm và ứng dụng linh hoạt vào thực tế hằng ngày, giúp
các em phát triển tư duy, sự tự tin, nhanh nhẹn, năng động, đồng thời tạo không
khí vui vẻ, tạo hứng thú học tập để việc học toán đạt hiệu quả hơn.