Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện kỹ năng  đưa  yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận  cho học sinh lớp 8  thông qua hệ  thống bài tập
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
959.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1078

Rèn luyện kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 thông qua hệ thống bài tập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LĂNG THU NGÂN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐƢA YẾU TỐ BIỂU CẢM

VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 8

THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LĂNG THU NGÂN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐƢA YẾU TỐ BIỂU CẢM

VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 8

THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất

cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Lăng Thu Ngân

Xác nhận của khoa Văn Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện chủ trƣơng của lãnh đạo nhà trƣờng về việc không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, thấy rõ trách

nhiệm, nhiệm vụ của ngƣời giáo viên trong trƣờng Trung học phổ thông. Bản

thân tôi đã theo học chƣơng trình đào tạo Cao học khóa 21 (2013-2015),

chuyên ngành Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt của trƣờng

Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên .

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, bản

thân tôi đã đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ

văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

Có đƣợc bản luận văn tốt nghiệp cuối khóa này, cùng với sự nỗ lực của

bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ đặc biệt của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu

Hằng, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về

chuyên môn thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quí báu.

Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ

nhiệt tình, vô tƣ về điều kiện vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm làm

khoa học.

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và cá nhân

đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Lăng Thu Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3

4. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................6

6. Giả thuyết khoa học.........................................................................................7

7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......9

1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................9

1.1.1. Văn bản nghị luận và các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong

văn bản nghị luận.................................................................................................9

1.1.2. Kĩ năng và việc rèn luyện kĩ năng.......................................................22

1.1.3. Bài tập và hệ thống bài tập kết hợp yếu tố biểu cảm trong VB

nghị luận ............................................................................................................24

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................30

1.2.1. Chƣơng trình, sách giáo khoa dạy học văn nghị luận ở THCS ................30

1.2.2. Giáo viên với việc hình thành kĩ năng đƣa yếu tố biểu cảm vào

VB nghị luận cho HS lớp 8................................................................................33

1.2.3. Học sinh với kĩ năng đƣa yếu tố biểu cảm vào VB nghị luận.............35

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 2: HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐƢA YẾU TỐ BIỂU CẢM

VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 8 THÔNG

QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP ..........................................................................40

2.1. Mô hình chung của hệ thống bài tập đƣa yếu tố biểu cảm vào văn bản

nghị luận cho HS lớp 8 ......................................................................................40

2.1.1. Bài tập làm theo mẫu...........................................................................42

2.1.2. Bài tập sử dụng yếu tố biểu cảm .........................................................45

2.1.3. Bài tập rèn luyện..................................................................................55

2.2. Phƣơng hƣớng vận dụng hệ thống bài tập vào thực tiễn dạy học ..............60

2.2.1. Vận dụng hệ thống bài tập trong dạy - học văn bản nghị luận............60

2.2.2. Vận dụng hệ thống bài tập vào các phân môn khác của môn Ngữ

văn ở trƣờng Trung học cơ sở ...........................................................................62

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................66

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM......................................................67

3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm ...........................................................67

3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm..........................................................................67

3.3. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm............................................................68

3.3.1. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ......................................................68

3.3.2. Nội dung thực nghiệm.........................................................................70

3.4. Kết quả thực nghiệm...................................................................................84

3.4.1. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm....................................................84

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................86

3.4.3. Kết luận chung về thực nghiệm...........................................................88

KẾT LUẬN.......................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................92

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CT : Chƣơng trình

GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

HS : Học sinh

NV : Ngữ văn

PPDH : Phƣơng pháp dạy học

PTBĐ : Phƣơng thức biểu đạt

RLKN : Rèn luyện kỹ năng

SBT : Sách bài tập

SGK : Sách giáo khoa

THCS : Trung học cơ sở

TLV : Tập làm văn

TV : Tiếng Việt

VB : Văn bản

VBNL : Văn bản nghị luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả phiếu bài tập ........................................................................ 84

Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm đề 1 ................................................................. 85

Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệm đề 2 ................................................................. 85

Bảng 3.4: Kết quả khả năng vận dụng yếu tố biểu cảm vào VBNL ................. 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, giáo

dục luôn đƣợc coi là "quốc sách hàng đầu", là nền tảng của mọi sự phát triển.

Trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nƣớc, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giữ

vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân

tài, xây dựng nền kinh tế tri thức. Để đạt mục tiêu trên, giáo dục phải đƣợc coi

là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà trƣờng giữ vai trò quan

trọng nhất. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản

Việt Nam đã nêu rõ chủ trƣơng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Trong những năm gần đây, giáo dục (GD) nƣớc ta đã có nhiều đổi mới,

hiện đại hóa nội dung và phƣơng pháp dạy học (PPDH) nhằm phát huy tính tích

cực chủ động của học sinh (HS), đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu phát huy

năng lực của ngƣời học, học đi đôi với hành. Trong phân môn làm văn, yêu cầu

cuối cùng của quá trình dạy học là HS có năng lực tạo lập văn bản phù hợp với

yêu cầu giao tiếp.

1.2. Văn bản nghị luận (VBNL) có lịch sử từ rất lâu đời, nó không đơn

thuần có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của đất nƣớc, thời đại nhƣ công

cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc, mà còn rất gần gũi và có ý nghĩa trong đời sống

hiện nay. Bên cạnh tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và hành chính công

vụ, nghị luận là một trong sáu kiểu bài làm văn HS đƣợc học ở bậc THCS.

VBNL đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng Việt Nam từ rất lâu, tuy

nhiên mới chỉ chú trọng tới các thao tác chung mà chƣa quan tâm nhiều tới việc

đƣa các yếu tố khác vào trong VBNL. Năm 2002, chƣơng trình và sách giáo

khoa (SGK) Ngữ văn (NV) đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp đã thêm nội

dung đƣa các yếu tố khác vào VBNL nhƣ tự sự, miêu tả… và đặc biệt là biểu

cảm vào giảng dạy.

Biểu cảm là yếu tố bộc lộ tình cảm, cảm xúc của ngƣời viết. Nó có tác

dụng rất lớn trong VBNL. Tình cảm giúp cho những lí lẽ nêu ra trong văn bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn

nghị luận có sức lay động, cảm hóa lòng ngƣời, khiến ngƣời đọc ngƣời nghe tin

và đồng tình với mình. Do vậy trong VBNL, ngoài những dẫn chứng, lí lẽ,

ngƣời viết luôn luôn kết hợp yếu tố biểu cảm để tăng thêm sự thuyết phục đối

với ngƣời đọc, ngƣời nghe .

SGK NV8 đã có những tiết học về cách đƣa yếu tố biểu cảm vào văn bản

nghị luận. Trong những tiết học này, ngoài việc cung cấp lí thuyết, SGK còn

đƣa ra một số bài tập để học sinh luyện tập đƣa yếu tố biểu cảm vào văn bản

nghị luận. Song song với SGK, trên thị trƣờng cũng xuất hiện những cuốn sách

tham khảo trong đó có nội dung liên quan đến việc đƣa yếu tố biểu cảm vào

trong văn bản nghị luận. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu, đề xuất

hệ thống bài tập RLKN đƣa yếu tố biểu cảm vào VBNL một cách hệ thống,

khoa học.

1.3. Thực tế giảng dạy cho thấy VBNL là một trong những kiểu bài giáo

viên (GV) khó dạy và cũng là kiểu văn bản HS khó viết đƣợc hay nhất. Việc

xây dựng hệ thống bài tập RLKN đƣa yếu tố biểu cảm vào VBNL giúp HS

không chỉ biết viết đoạn văn NL với những chức năng, nhiệm vụ riêng từ đó

triển khai thành bài văn NL hoàn chỉnh mà còn giàu sức biểu cảm, tính thuyết

phục. Hơn nữa, qua việc viết đoạn văn NL có sử dụng yếu tố biểu cảm sẽ giúp

HS tạo lập khả năng diễn đạt, trình bày một vấn đề thuyết phục ngƣời nghe,

ngƣời đọc đồng thời nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Từ các lí do trên, chúng tôi quyết định chọn: "Rèn luyện kỹ năng đưa

yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 thông qua hệ

thống bài tập" làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ thực trạng dạy học đƣa yếu tố biểu cảm vào VBNL cho học

sinh lớp 8 hiện nay, đề tài này hƣớng tới mục đích chính sau đây:

Luận văn đề xuất hệ thống bài tập nhằm RLKN đƣa yếu tố biểu cảm vào

VBNL cho HS lớp 8 mà cụ thể hơn là kĩ năng đƣa yếu tố biểu cảm vào đoạn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!