Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền về đời sống riêng tư trong lĩnh vực báo chí theo pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TUYẾT HẰNG
QUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
QUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số cn: 60380103
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Đỗ Văn Đại
Học viên : Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Lớp : Cao học Luật, Cần Thơ Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của GS.TS. Đỗ Văn Đại.
Trong luận văn, tôi có trích dẫn, sử dụng một số nhận định, ý kiến, quan điểm
của một số tác giả, nhà nghiên cứu, bản án của Toà án. Các thông tin nêu trong luận
văn là trung thực. Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng
hợp của chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ, cụ thể trong Danh mục tài lệu
tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Hằng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TRÁCH NHIỆM CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI QUYỀN ĐỜI SỐNG
RIÊNG TƢ.................................................................................................................5
1.1. Ghi nhận trách nhiệm của báo chí về quyền đời sống riêng tƣ.................5
1.1.1. Ghi nhận quyền về đời sống riêng tư trong pháp luật dân sự Việt Nam....5
1.1.2. Kinh nghiệm nước ngoài ghi nhận về trách nhiệm của báo chí trong việc
bảo vệ đời sống riêng tư .....................................................................................13
1.1.3. Đề xuất kiến nghị......................................................................................15
1.2. Phạm vi trách nhiệm của báo chí về quyền đời sống riêng tƣ.................17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................26
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG THỨC BẢO VỆ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ
TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ.............................................................................27
2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm ............................................................28
2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai ................................................................31
2.3. Buộc bồi thƣờng thiệt hại............................................................................33
2.4. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................40
KẾT LUẬN..............................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền về đời sống riêng tư là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất
của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và là quyền bất khả xâm phạm
được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015.
Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, báo chí là lĩnh vực có liên quan nhiều
nhất đến đời sống riêng tư, đồng thời cũng là lĩnh vực mà việc xâm phạm đời sống
riêng tư của cá nhân xảy ra một cách thường xuyên nhất. Thế nhưng Luật báo chí
lại chỉ có những quy định sơ sài, không rõ và không có quy định cụ thể các hành vi
được coi là vi phạm quyền riêng tư trong lĩnh vực báo chí.
Đã có những tình huống dẫn tới tranh chấp, kiện tụng, đã có những tờ báo phải
xin lỗi, cải chính và bồi thường vì vi phạm quyền đời sống riêng tư. Và hơn thế nữa, đã
có những hậu quả đáng tiếc xảy ra do báo chí xâm phạm quá sâu vào đời sống riêng tư
của cá nhân. Chính vì thế, mà tác giả lựa chọn đề tài: “Quyền về đời sống riêng tư
trong lĩnh vực báo chí theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Cao học
Luật, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự. Với đề tài này, tác giả mong muốn
làm rõ hơn phạm vi trách nhiệm của báo chí về quyền đời sống riêng tư, cũng như các
phương thức bảo vệ khi đời tư bị xâm phạm trong lĩnh vực báo chí. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, đồng thời làm cơ sở xác định hành vi vi
phạm pháp luật để tránh cho báo chí bị kiện trong quá trình tác nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về mảng đề tài có tính chất đặc thù này cũng đã có một số sách,
bài viết, báo cáo khoa học, luận văn thạc sĩ… Nhìn chung, các bài viết đã nghiên
cứu, đánh giá một cách chung nhất về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình ở nước ta và một số quốc gia trên thế giới. Riêng lĩnh vực báo chí, vẫn
cần một công trình nghiên cứu chuyên sâu nêu được nội hàm của quyền về đời sống
riêng tư, trách nhiệm của báo chí và cơ chế pháp lý bảo vệ quyền này, đánh giá
đúng thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Liên quan đến đề tài này, tác giả tìm hiểu một số sách chuyên khảo và bài
viết của các nhà nghiên cứu:
- Phùng Trung Tập (2019), “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình”, Đề tài Cấp Bộ. Công trình khoa học này nghiên cứu
2
các vấn đề lý luận về cơ chế pháp lý bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình; tìm hiểu quyền này trong pháp luật quốc tế và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Công trình này giúp cho tác giả hiểu rõ về những cơ chế pháp lý bảo vệ quyền về đời
sống riêng tư, áp dụng pháp luật dân sự vào pháp luật chuyên ngành, cụ thể là báo chí
để thấy những bất cập còn tồn tại, đề xuất hoàn thiện pháp luật chuyên ngành.
- Thái Thị Tuyết Dung (2012), „„Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở
Việt Nam và một số quốc gia‟‟, Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM.
Quyển sách chuyên khảo này đưa ra những phân tích, đánh giá, diễn giải về khái niệm,
đặc điểm và ý nghĩa của quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia. Trong pháp
luật Việt Nam, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về đời sống riêng tư, nên quyển sách
này là nguồn tham khảo cho tác giả về khái niệm, căn cứ xác định quyền riêng tư theo
một số quốc gia, làm căn cứ xác định quyền về đời sống riêng tư khi áp dụng pháp luật.
- Đỗ Văn Đại (2018), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam” –
Bản án và bình luận bản án (Sách chuyên khảo xuất bản lần thứ 4), Nxb Hồng ĐứcHội Luật gia Việt Nam. Quyển sách chuyên khảo này bình luận rất nhiều bản án về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có các bản án về xâm
phạm quyền nhân thân trong hoạt động báo chí. Quyển sách là nguồn tham khảo
bản án, cách bình luận, phân tích, so sánh pháp luật để làm rõ và hoàn thiện một số
vấn đề pháp lý theo hướng giải quyết của các tòa án.
- Nguyễn Minh Tuấn (2016), “Bình luận khoa học Bộ môn luật dân sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015”, Nxb Tư pháp. Quyển sách
nghiên cứu, bình luận nội dung từng điều luật của Bộ luật Dân sự. Quyển sách có ý
nghĩa quan trọng trong việc giúp tác giả hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định của
Bộ luật Dân sự về quyền đời sống riêng tư vào trong lĩnh vực báo chí.
- Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên Anh (2013), “Thực trạng
hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học (số 49) [tr 7-10], Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh. Bài viết là nguồn tham khảo thực tiễn trong việc xâm phạm bí mật đời tư của
trẻ vị thành niên, một đối tượng nhạy cảm, không có khả năng phản kháng và dễ bị
xâm phạm trong hoạt động báo chí. Từ đó, rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm
giảm thiểu tối đa việc xâm phạm đời tư của trẻ em trong quá trình tác nghiệp báo chí.
3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm:
- Làm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền đời sống riêng tư trong
hoạt động báo chí. Thực trạng áp dụng quy định của của pháp luật về xác định hành vi
xâm phạm, việc xử lý hành vi xâm phạm theo quan điểm của Tòa án qua các bản án.
- Làm rõ phạm vi trách nhiệm của báo chí trong quá trình tác nghiệp và giới
hạn của việc tiết lộ thông tin cá nhân, bí mật đời tư của nhân vật.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện và có hệ thống quy định của pháp luật Việt
Nam kết hợp với việc so sánh pháp luật của quốc tế về quyền đời sống riêng tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về quyền đời
sống riêng tư trong hoạt động báo chí, hướng xử lý chung của các Tòa án, từ đó nêu
kết quả đạt được, những thiếu sót, hạn chế, khó khăn và đưa ra quan điểm cá nhân.
- Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật, đưa ra những lưu ý
trong hoạt động tác nghiệp báo chí nhằm tránh các hành vi xâm phạm quyền riêng tư.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh trách nhiệm của báo chí đối
với quyền về đời sống riêng, dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Trong
khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu hai nội dung lớn trong việc bảo vệ
quyền đời sống riêng tư trong lĩnh vực báo chí đó là trách nhiệm của báo chí đối với
quyền đời tư của cá nhân và phương thức xử lý khi báo chí xâm phạm quyền đời tư.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích để tổng hợp, đánh giá về các quy định của pháp luật
nhằm xác định việc điều chỉnh pháp luật trong việc bảo vệ quyền về đời sống riêng
tư, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thực thi pháp luật. Phương pháp
này được sử dụng trong chương 1 và chương 2.
- Phương pháp so sánh để phân tích các quy định của pháp luật nước ngoài,
đánh giá, so sánh với pháp luật hiện hành nhằm nêu lên những bất cập, đề xuất hoàn
thiện pháp luật. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 2.
4
- Phương pháp bình luận các bản án, nhằm phân tích việc áp dụng pháp luật
và hướng giải quyết chung của Tòa án trong việc bảo vệ quyền riêng tư trong hoạt
động báo chí. Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 2.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Trong bối cảnh Luật Dân sự năm 2015, Luật báo chí, Luật an ninh mạng ra
đời, đều điều chỉnh các hành vi xâm phạm quyền nhân thân nhưng việc xâm phạm
quyền về đời sống riêng tư trên báo chí ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản trong việc xác định
phạm vi trách nhiệm của báo chí đối với quyền về đời sống riêng tư của cá nhân và
các phương thức bảo vệ khi quyền này bị xâm phạm.
Luận văn cũng tổng hợp và đưa ra nhiều quan điểm khoa học của nhiều tác
giả, có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và trong hoạt
động tác nghiệp của nhà báo. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo
trong hoạt động làm báo mà tác giả đang công tác, nhằm nâng cao nhận thức tuân
thủ pháp luật và trách nhiệm báo chí đối với quyền đời sống riêng tư của cá nhân.
Những kiến nghị là cơ sở để hoàn thiện pháp luật, tránh chồng chéo giữa Bộ
luật Dân sự và Luật Báo chí, pháp luật chuyên ngành khác. Các quy định rõ ràng cụ
thể điều chỉnh từng lĩnh vực riêng cũng góp phần làm giảm hành vi vi phạm pháp
luật, đặc biệt là xâm phạm quyền riêng tư trên báo chí.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 02 chương:
Chƣơng 1. Trách nhiệm của báo chí đối với quyền về đời sống riêng tư
Chƣơng 2. Các phương thức bảo vệ đời sống riêng tư trong lĩnh vực báo chí.
Đối với đề tài “Quyền về đời sống riêng tư trong lĩnh vực báo chí theo pháp
luật dân sự Việt Nam”, với vai trò là một người làm báo, tác giả sẽ tập trung phân
tích ở 02 nội dung lớn là trách nhiệm của báo chí đối với quyền đời sống riêng tư,
trong đó phân tích những quy định của pháp luật dân sự ghi nhận về trách nhiệm
của báo chí về quyền đời sống riêng tư, từ đó xác định phạm vi trách nhiệm của báo
chí đối với quyền này. Đồng thời cũng nêu ra những phương thức giải quyết khi báo
chí xâm phạm quyền đời sống riêng tư.
5
CHƢƠNG 1
TRÁCH NHIỆM CỦA BÁO CHÍ
ĐỐI VỚI QUYỀN ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền về đời sống riêng tư được ghi nhận trong
nhiều ngành luật với các góc độ khác nhau. Luật dân sự là ngành luật chính và hoàn
chỉnh nhất trong việc ghi nhận về quyền đời sống riêng tư. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng để căn cứ và xác định phạm vi xâm phạm quyền riêng tư trong hoạt
động của báo chí.
Ở Chương này, tác giả tập trung nghiên cứu cơ chế pháp lý bảo vệ quyền về
đời sống riêng tư. Trên cơ sở đó tìm hiểu toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam,
học hỏi các kinh nghiệm lập pháp và tri thức của thế giới đối với quyền về đời sống
riêng tư, từ đó ghi nhận và xác định phạm vi trách nhiệm của báo chí đối với việc
bảo vệ quyền về đời sống riêng tư. Đồng thời, nêu ra những bất cập trong thực tiễn
áp dụng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
1.1. Ghi nhận trách nhiệm của báo chí về quyền đời sống riêng tƣ
Đời sống riêng tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm.
Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Pháp luật có những ghi nhận về
quyền đời sống riêng tư trong Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự và cũng được đề cập
trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Xuất bản, Luật Báo chí,
Luật An toàn thông tin mạng, Luật trẻ em…... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc đảm bảo quyền về đời sống riêng tư của cá nhân trong lĩnh vực báo chí.
1.1.1. Ghi nhận quyền về đời sống riêng tư trong pháp luật dân sự Việt Nam
Quyền về đời sống riêng tư là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất
của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013
quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Trong Bộ Luật dân sự (BLDS) 2015, Điều 38 quy định: “Quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định là một trong các quyền
nhân thân của cá nhân, bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập,
lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.