Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1438

Quyền về đời sống riêng tư cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC HUY

QUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ CÁ NHÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

QUYỀN VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ CÁ NHÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Hồ Bích Hằng

Học viên: Nguyễn Quốc Huy

Lớp: Cao học Luật Khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung trong Luận văn này hoàn toàn do chính tôi

nghiên cứu thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng,

Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong luận văn tôi có trích dẫn, sử dụng số liệu của một số bài báo, ý kiến,

quan điểm của một số tác giả, nhà nghiên cứu, bản án của Tòa án. Sự trích dẫn này

được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số

liệu, ý kiến, quan điểm khoa học đã trình bày trong luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Huy

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TÊN ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ luật Dân sự BLDS

2 Hiến pháp HP

3 Quyền đời sống riêng tư cá nhân QĐSRTCN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

CHƢƠNG 1.................................................................................................... 10

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ CÁ

NHÂN ............................................................................................................. 10

1.1. Khái quát về quyền đời sống riêng tƣ cá nhân................................ 10

1.1.1. Khái niệm quyền đời sống riêng tư cá nhân ................................. 10

1.1.2. Đặc điểm quyền đời sống riêng tư cá nhân .................................. 11

1.1.3. Các hành vi xâm hại quyền đời sống riêng tư cá nhân ................ 16

1.2. Nội dung về quyền đời sống riêng tƣ cá nhân ................................. 26

1.2.1. Quyền đời sống riêng tư cá nhân là bất khả xâm phạm............... 26

1.2.2. Quyền đời sống riêng tư cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật

................................................................................................................. 28

1.2.3. Quyền đời sống riêng tư cá nhân có thể bị giới hạn..................... 30

1.3. Quy định về quyền đời sống riêng tư cá nhân trên thế giới và Việt

Nam............................................................................................................. 31

1.3.1. Lịch sử phát triển về quyền đời sống riêng tư cá nhân ................ 31

1.3.2. Quy định về quyền đời sống riêng tư cá nhân của một số quốc gia

trên thế giới ............................................................................................. 33

1.3.3. Quy định về quyền đời sống riêng tư cá nhân trong pháp luật Việt

Nam ......................................................................................................... 39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 44

CHƢƠNG 2.................................................................................................... 45

BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ....................... 45

VỀ QUYỀN ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ CÁ NHÂN ...................................... 45

2.1. Bất cập và giải pháp hoàn thiện trong quy định pháp luật về quyền

đời sống riêng tƣ cá nhân ......................................................................... 45

2.1.1. Bất cập........................................................................................... 45

2.1.2. Một số giải pháp hoàn thiện ......................................................... 51

2.2. Bất cập và giải pháp hoàn thiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật

về quyền đời sống riêng tƣ cá nhân......................................................... 55

2.2.1. Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền đời sống riêng

tư cá nhân................................................................................................ 55

2.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện .......................................................... 61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 66

KẾT LUẬN.................................................................................................... 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 69

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo đảm quyền con người luôn là nỗi khát khao và quan tâm của toàn nhân

loại. Cộng đồng quốc tế đã cùng nhau xây dựng nhiều văn bản pháp lý quan trọng

như Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các

quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc năm 1966, Công ước về quyền trẻ em

năm 1989… làm cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền con người. Khi xã hội ngày

càng phát triển thì vấn đề quyền con người càng được các quốc gia quan tâm và

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Trong điều kiện xây dựng

nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, một trong những mục tiêu hàng đầu là

hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân,

trong đó có quyền đời sống riêng tư cá nhân.

Quyền đời sống riêng tư cá nhân là một trong những quyền hiến định cơ bản

và quan trọng của con người. Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có

quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có

quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Bộ luật Dân sự năm 2015

cũng đã cụ thể hóa quy định này tại Điều 38, theo đó: “Đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Ngoài ra,

một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: Luật khám, chữa bệnh năm 2009,

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi,

bổ sung năm 2017), Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Báo chí năm 2016, …

cũng điều chỉnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bảo vệ quyền đời sống

riêng tư cá nhân. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam

đã ghi nhận và từng bước hoàn thiện các quy định hướng đến bảo vệ và đảm bảo

thực thi quyền đời sống riêng tư cá nhân.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện

nay, việc chúng ta đưa các thông tin đời sống riêng tư cá nhân của mình lên các

trang mạng xã hội hay sử dụng vào các giao dịch trực tuyến đã dần trở nên quen

thuộc. Việc làm này một mặt giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng các dịch vụ

xã hội, tuy nhiên mặt trái của nó là tồn tại những nguy cơ bị người khác đánh cắp

2

thông tin đời sống riêng tư cá nhân để sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Cùng

đó, với sự phát triển nhanh chóng của internet cũng không khó để tìm kiếm được

các thông tin đời sống riêng tư cá nhân của một chủ thể nào đó trong xã hội, đặc

biệt là những đối tượng nổi tiếng như diễn viên, ca sĩ, người mẫu, chính trị gia...

Hiện nay, vấn đề xâm phạm quyền đời sống riêng tư cá nhân đã và đang diễn ra

khá phổ biến, thực tế chỉ với vài cú nhấp chuột thông tin bí mật đời sống riêng tư

của cá nhân đã bị phơi bày, tiết lộ một cách tràn lan, không thể kiểm soát. Tình

trạng nhiều tờ báo, mạng xã hội với nhiều lý do khác nhau đã tiến hành thu thập,

cập nhật, đăng tải nhiều thông tin thuộc về bí mật đời sống riêng tư cá nhân của

các chủ thể trong xã hội một cách công khai mà không màng đến hậu quả. Khi các

thông tin đời sống riêng tư cá nhân bị đăng tải như vậy luôn tiềm ẩn những nguy

cơ dẫn đến tổn hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân người

trong cuộc và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống riêng tư của mỗi người.

Chính vì vậy, việc xác định và hiểu rõ được các phạm trù pháp lý liên quan đến

quyền đời sống riêng tư cá nhân là điều hết sức quan trọng và cần thiết cho các

chủ thể trong xã hội trước nguy cơ bị xâm hại.

Tại Việt Nam, tuy quyền đời sống riêng tư cá nhân đã được Hiến pháp năm

2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành ghi nhận

và bảo vệ, nhưng về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử các quy định này

vẫn còn mang tính chất chung chung và chưa thực sự rõ ràng. Chính điều này đã

gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xác định, áp dụng các quy định pháp luật liên

quan đến việc bảo vệ quyền đời sống riêng tư cá nhân, từ đó dẫn đến tình trạng

quyền đời sống riêng tư cá nhân của các chủ thể bị xâm hại nhưng vẫn chưa được

bảo vệ kịp thời trong thời gian qua. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm

rõ các vấn đề hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về

quyền đời sống riêng tư cá nhân để từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hoàn

thiện là điều rất quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những

lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quyền về đời sống riêng tư cá nhân theo pháp luật

Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến tình hình nghiên cứu quyền về đời sống riêng tư cá nhân đã

có một số công trình cứu của một số tác giả được tiếp cận ở nhiều góc độ khác

nhau như:

3

- Về nhóm tài liệu giáo trình, sách chuyên khảo:

+ Thái Thị Tuyết Dung (2012), “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư

ở Việt Nam và một số quốc gia”, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả đưa ra khái niệm và nội dung của “quyền riêng tư”, đánh giá pháp luật về

quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, mối quan hệ giữa quyền tiếp cận

thông tin và quyền riêng tư, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật về quyền riêng tư.

+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2014), “Quyền con người trong

pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

Tài liệu đánh giá nội dung “quyền riêng tư” qua tiếp cận Tuyên ngôn toàn thế giới

về quyền con người (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

(ICCPR), từ đó chỉ ra được những nội dung của “quyền riêng tư” dưới góc độ pháp

luật quốc tế.

+ Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017) “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự

năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb. Công an nhân

dân. Trong phạm vi công trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra cách hiểu về “quyền

riêng tư”, “bí mật cá nhân, bí mật gia đình”, tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới dừng lại

ở việc đánh giá chung chứ chưa đi sâu phân tích các nội hàm về quyền đời sống

riêng tư cá nhân.

- Về nhóm tài liệu luận văn, luận án:

+ Lê Đình Nghị (2009), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật

Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong luận án tác giả

đã nghiên cứu quyền bí mật đời tư theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005,

Hiến pháp năm 1992, đưa ra khái niệm “bí mật đời tư” cũng như đề xuất các giải

pháp nhằm bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân. Thông qua luận án, tác giả đã

khái quát cụ thể được các vấn đề về quyền nhân thân và vị trí của quyền bí mật

đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân và bản chất pháp lý, thực tiễn của việc

bảo vệ quyền bí mật đời tư. Tuy nhiên, trong công trình của mình tác giả chỉ mới

tập trung vào việc nghiên cứu ở góc độ là “quyền bí mật đời tư” theo quy định của

Bộ luật Dân sự năm 2005 mà chưa có sự đề cập, phân tích, đánh giá và làm rõ các

vấn đề về “Quyền đời sống riêng tư cá nhân” theo quy định của Bộ luật Dân sự

năm 2015.

4

+ Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp

luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội. Nội dung luận văn đã nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật quốc

tế và pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ đời tư và thực tiễn áp dụng quyền

này ở Việt Nam, đánh giá thực trạng, lý giải nguyên nhân của những tồn tại, hạn

chế trong việc bảo vệ quyền này, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện

nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền đời tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi

công trình, tác giả cũng chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân tích, so sánh, đánh giá

về quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam mà

chưa có sự đề cập nhiều đến quyền đời sống riêng tư cá nhân trong hệ thống pháp

luật Việt Nam.

+ Hoàng Lê Minh (2016), “Quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013

và thực tiễn tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Công

trình nghiên cứu của tác giả đã làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận như khái

niệm, đặc điểm, nội dung và lịch sử phát triển của quyền bí mật đời tư trong các

bản Hiến pháp. Làm rõ được nội hàm của quyền bí mật đời tư trong luật nhân

quyền quốc tế thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các quy định có liên quan đến

các điều ước quốc tế như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948

(UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công

ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC)…; làm rõ được nội hàm của quyền bí mật

đời tư trong pháp luật Việt Nam thông qua Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật

Hình sự, Luật Báo chí, Luật Khám chữa bệnh, từ đó đánh giá được sự tương thích

giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế khi quy định về vấn đề này. Ngoài

ra, tác giả cũng đã phân tích, đánh giá được các vấn đề thực trạng bảo vệ quyền bí

mật đời tư ở Việt Nam, qua đó đề ra được một số giải pháp xây dựng, hoàn thiện

pháp luật, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền này. Tuy

nhiên, trong phạm vi công trình của mình, tác giả chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu

những vấn đề xung quanh quyền bí mật đời tư dưới góc độ quyền con người được

quy định trong Hiến pháp mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về quyền đời

sống riêng tư cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản

pháp luật có liên quan.

+ Trần Hoàng Đức (2016), “Quyền riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp

luật thực định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả tập trung

5

phân tích quyền riêng tư dưới góc độ lý luận, chỉ ra những ưu nhược điểm của hệ

thống quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư, phân tích những yếu

tố ảnh hưởng đến quyền riêng tư trong thời kỳ mới, từ đó kiến nghị những đường

lối, giải pháp tăng cường bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tại Việt Nam. Bên cạnh

đó, tác giả cũng làm sáng tỏ được bản chất của quyền riêng tư, sự giống và khác

nhau giữa quan niệm về quyền riêng tư tại Việt Nam và thế giới, làm rõ ý nghĩa và

tầm quan trọng của quyền riêng tư, từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân

cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ quyền riêng. Mặc dù, trong công trình

nghiên cứu của mình tác giả có đề cập đến quyền đời sống riêng tư cá nhân, tuy

nhiên việc đề cập này chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, chưa có sự nghiên cứu, phân

tích chuyên sâu về quyền này.

+ Trịnh Minh Tuấn (2018), “Bảo vệ quyền nhân thân đối với đời sống riêng

tư, bí mật gia đình”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật. Công trình

của tác giả tập trung vào việc làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền nhân

thân nói chung và bảo vệ quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

nói riêng. Tác giả đã phân tích, đánh giá được các vấn đề về thực trạng bảo vệ

quyền nhân thân đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình ở Việt

Nam từ đó chỉ ra một số bất cập, hạn chế và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm

hoàn thiện về vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi công trình nghiên cứu của

mình, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo

vệ quyền nhân thân đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà

chưa tập trung nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề liên quan đến quyền đời sống riêng

tư cá nhân.

- Nhóm các bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo:

+ Thái Thị Tuyết Dung (2012), “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ

thông tin”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9(217). Trong bài viết, tác giả đã trình

bày sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư, một số quan điểm của các học

giả nước ngoài về khái niệm “quyền riêng tư”, nội dung, mối quan hệ của quyền

riêng tư và quyền tiếp cận thông tin, các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới

và quyền riêng tư trong các văn bản quốc tế.

+ Nguyễn Thị Ánh Hồng (2014), “Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư

tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!