Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp theo pháp luật Dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
LÝ THƠ HIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số chuyên ngành: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Văn Đại
Học viên: Lý Thơ Hiền
Lớp: Cao học Luật Phú Yên, khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Đỗ Văn Đại. Nội dung của Luận văn có tham khảo và sử dụng một số
thông tin từ các nguồn sách, tạp chí, tài liệu... được liệt kê trong danh mục tài
liệu tham khảo.
Tác giả Luận văn
Lý Thơ Hiền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
GĐT Giám đốc thẩm
HĐTP Hội đồng Thẩm phán
LTHADS Luật Thi hành án dân sự
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó Giáo sư
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TS Tiến sĩ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN ƢU TIÊN THANH TOÁN
CỦA NGƢỜI GIẢI CHẤP................................................................................13
1.1. Ngƣời giải chấp trực tiếp trả tiền cho ngân hàng để giải chấp tài
sản...............................................................................................................15
1.1.1. Bất cập.................................................................................................15
1.1.2. Kiến nghị hoàn thiện............................................................................21
1.2. Ngƣời giải chấp trả tiền mua tài sản cho ngƣời bán để giải chấp tài
sản...............................................................................................................21
1.2.1. Bất cập trong việc xác định ai là người giải chấp ..............................21
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện............................................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................27
CHƢƠNG 2. THỨ TỰ VÀ PHẠM VI ƢU TIÊN THANH TOÁN CỦA
NGƢỜI GIẢI CHẤP..........................................................................................28
2.1. Thứ tự ƣu tiên thanh toán của ngƣời giải chấp................................28
2.1.1. Bất cập.................................................................................................28
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện............................................................................34
2.2. Phạm vi ƣu tiên thanh toán của ngƣời giải chấp .............................35
2.2.1. Bất cập.................................................................................................35
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện............................................................................38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................39
KẾT LUẬN .........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế đời sống, các giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm bằng
hình thức thế chấp tài sản và chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ là phổ biến. Khi các giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm
bằng hình thức thế chấp bị vi phạm thì tài sản thế chấp được xử lý, và quyền ưu
tiên thanh toán sẽ phát sinh. Để bảo vệ bên nhận thế chấp hoặc bên nhận chuyển
giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng hình thức thế
chấp, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể
về căn cứ phát sinh quyền ưu tiên thanh toán, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý
tài sản thế chấp. Đặc biệt, trong BLDS năm 2015 đã phát triển, củng cố quyền
ưu tiên thanh toán của người nhận thế chấp tài sản trong mối quan hệ đối kháng
với người thứ ba.
Trong thực tiễn, tranh chấp giành quyền ưu tiên thanh toán do thực hiện
thay nghĩa vụ trả tiền để giải chấp tài sản
1
xảy ra khá phổ biến, điển hình là tình
huống: Một người đã thực hiện thay nghĩa vụ trả tiền của bên thế chấp để xóa
đăng ký thế chấp tài sản (sau đây gọi là “người giải chấp”2
) và họ muốn được ưu
tiên thanh toán khoản tiền trả nợ thay khi xử lý khối tài sản giải chấp
3
. Tuy nhiên,
trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 nói riêng và pháp luật dân sự Việt
Nam hiện nay nói chung không có quy định về căn cứ phát sinh quyền ưu tiên
thanh toán của người giải chấp; thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người
giải chấp. Chính điều này làm Tòa án giải quyết tranh chấp rất lúng túng, không
có sự áp dụng thống nhất pháp luật, không đảm bảo sự công bằng đối với những
vụ án có tình huống pháp lý giống nhau nhưng kết quả giải quyết rất khác nhau.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay, quyền ưu tiên thanh toán khi
xử lý tài sản thế chấp chỉ dành cho người nhận thế chấp tài sản. Khi áp dụng chế
định chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì
người nhận chuyển giao quyền yêu cầu cũng sẽ có quyền ưu tiên thanh toán của
người nhận thế chấp có quyền ban đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện thay nghĩa vụ
1 Giải chấp là giải trừ tài sản thế chấp, là xóa đăng ký thế chấp tài sản.
2 Trong phạm vi đề tài này, “người giải chấp” được định nghĩa là: Người thực hiện thay nghĩa vụ trả tiền cho
bên thế chấp, trực tiếp hoặc gián trả nợ cho ngân hàng nhằm xóa đăng ký thế chấp tài sản.
3 Tài sản giải chấp là tài sản được xóa đăng ký thế chấp.
2
trả tiền để giải chấp tài sản có phải là hành vi pháp lý đương nhiên làm phát sinh
sự chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay
không thì pháp luật dân sự hiện nay không nói rõ. Do đó, căn cứ phát sinh quyền
ưu tiên thanh toán của người giải chấp là một bất cập. Đồng thời, khi nghiên cứu
quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp thì các vấn đề về thứ tự và phạm vi
ưu tiên thanh toán của người giải chấp cũng phải được nghiên cứu vì pháp luật
chưa có quy định cụ thể.
Xuất phát từ những bất cập của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay và
thực tiễn giải quyết tranh chấp nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quyền ưu tiên thanh
toán của người giải chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sỹ luật học của mình, nhằm góp phần nghiên cứu những quy
định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu trong phần Nghĩa vụ và Hợp
đồng của Bộ luật Dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các chủ đề chuyển giao quyền yêu cầu, quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý
tài sản thế chấp đã được trình bày, phân tích trong một số giáo trình chuyên
ngành luật dân sự, các sách chuyên khảo của một số tác giả nghiên cứu khoa học
như tác phẩm “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005”, “Luật nghĩa vụ dân sự
và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận án”, một số bài báo
đăng trên các tạp chí khoa học như “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật
Dân sự”, “Áp dụng chế định chuyển giao quyền yêu cầu qua thực tiễn một vụ án
dân sự”, “Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự”, “Trở
thành người thế quyền khi đã thực hiện thay nghĩa vụ trong quan hệ dân sự?”,
“Vấn đề pháp lý về quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm”, … mỗi
tác giả đã nêu, phân tích một hoặc một số vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, nhìn tổng
quan thì chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu pháp luật dân sự
theo định hướng ứng dụng về đề tài “Quyền ưu tiên thanh toán của người giải
chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam”.
(i) Giáo trình, sách chuyên khảo:
- Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tập II.
3
Trong tài liệu này, đã đề cập và phân tích việc thay đổi chủ thể có quyền
yêu cầu (chuyển giao quyền yêu cầu, thế quyền) và chủ thể thực hiện nghĩa vụ
(chuyển giao việc thực hiện nghĩa vụ, thế nghĩa vụ). Giáo trình chỉ đề cập đến
việc chuyển giao quyền yêu cầu thông qua thỏa thuận, phân tích bản chất của
việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ ba thế quyền của người có quyền
ban đầu, trở thành chủ thể có quyền mới; người có quyền ban đầu chấm dứt tư
cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và không phải chịu trách nhiệm về khả năng
thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.
Giáo trình phân tích chi tiết về điều kiện, hình thức thực hiện chuyển giao
quyền yêu cầu theo thỏa thuận; nghĩa vụ của các bên khi thực hiện chuyển giao
quyền yêu cầu theo thỏa thuận được quy định trong BLDS 2005, từ Điều 309
đến Điều 314. Giáo trình không đề cập đến chuyển giao quyền yêu cầu do luật
định như trong quan hệ thừa kế (Điều 636)… Nội dung giáo trình được xây dựng
trong bối cảnh BLDS 2005 có hiệu lực pháp luật nên ứng dụng vào hoàn cảnh
hiện tại thì không còn phù hợp với các quy định của BLDS 2015.
Trong luận văn, tác giả sẽ tiếp tục phân tích làm sáng tỏ các vấn đề giáo
trình chưa đề cập đến như chuyển giao quyền yêu cầu do luật định trong mối
quan hệ giữa người thực hiện thay nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu có
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS 2015.
- Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự, Bản án và bình luận án, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội.
Trong tác phẩm, tác giả bình luận một số bản án để nêu, phân tích căn cứ
phát sinh chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận và theo pháp luật, hệ quả
pháp lý của chuyển giao quyền yêu cầu trong mối quan hệ giữa chủ thể thế
quyền và chủ thể có nghĩa vụ và vai trò của chủ thể có quyền ban đầu.
Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến trường hợp thế quyền sau khi thực
hiện thay nghĩa vụ, theo tác giả thì trường hợp này khá phổ biến và nêu ra vấn đề
pháp lý là “sau khi thanh toán cho người có quyền thì người trả thay có được thế
vào người có quyền không?”. Theo tác giả, trong BLDS 2005 chưa có điều luật cụ
thể nào đề cập đến trường hợp này. Viện dẫn các bản án để chứng minh trong thực
4
tiễn xét xử thì tòa án đã chấp nhận việc thế quyền này. Tác giả đã so sánh luật dân
sự Việt Nam với luật nước ngoài và đưa ra ý tưởng về việc bổ sung quy định của
luật về trường hợp thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ dân sự.
Về hệ quả pháp lý, thì sự chuyển giao quyền yêu cầu chỉ thay đổi về chủ
thể quyền, còn nội dung, bản chất và đối tượng của nghĩa vụ dân sự thì không
thay đổi. Do đó nếu chuyển giao quyền có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng tiếp tục được
duy trì. Nội dung này sẽ được tiếp thu và triển khai theo hướng viện dẫn các bản
án để chứng minh thực tiễn xét xử đã có xu hướng chấp nhận quan điểm này.
Tuy nhiên, thời điểm ra đời của tác phẩm là BLDS 2005 có hiệu lực; và
tác phẩm chưa phân tích trường hợp thế quyền khi thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ
để giải chấp tài sản có phát sinh quyền ưu tiên thanh toán hay không. Nội dung
này sẽ được phân tích làm rõ trong luận văn theo quy định của BLDS 2015.
- Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Tập
II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong tác phẩm, tác giả đã phân tích các điều luật trong BLDS 2005 về
chuyển giao quyền yêu cầu từ Điều 309 đến Điều 314, giới thiệu giá trị và ý
nghĩa của từng điều luật thông qua ý chí của nhà làm luật. Phân tích và lý giải
các trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu như cấp dưỡng, yêu cầu
bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe … Trong tác phẩm chưa đề cập một
cách có hệ thống đến chuyển giao quyền yêu cầu theo luật định. Chỉ phân tích
đơn thuần về mặt lý luận và thiếu các dẫn chứng thực tiễn để chứng minh; chưa
chỉ ra được các hạn chế trong chế định chuyển giao quyền yêu cầu.
(ii) Tạp chí:
- Đỗ Văn Đại (2014), “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật Dân sự”,
Tạp chí Kiểm sát, số 3 (số tết), tr 40-41, 62.
Trong bài viết này, tác giả đã đề cập về cách thức chuyển giao quyền yêu
cầu theo thỏa thuận và “chuyển giao quyền yêu cầu mà không phụ thuộc vào ý
chí của các chủ thể liên quan” trong quan hệ thừa kế quy định tại Điều 636 BDS
2005 hay trong phần hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 577 BLDS
2005. Theo tác giả, BLDS 2005 có quy định về thế quyền theo thỏa thuận (quy
5
định chung) và theo pháp luật (trong những hoàn cảnh cá biệt); trong BLDS
2005 đã ghi nhận rõ ràng việc chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận nhưng
“chưa thấy các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu mà không có thỏa
thuận”. Tác giả so sánh với pháp luật của nước ngoài (BLDS Napoléon của
Pháp) có quy định cho phép thế quyền đương nhiên trong trường hợp người tiếp
nhận bất động sản khi người này sử dụng tiền mua bất động sản để thanh toán
cho người có quyền đã nhận thế chấp bất động sản. Tác giả đề xuất hướng
nghiên cứu bổ sung vào phần “Nghĩa vụ dân sự” của BLDS những quy định về
chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật.
Trong luận văn sẽ tiếp thu quan điểm cho phép thế quyền đương nhiên
trong trường hợp người tiếp nhận bất động sản khi người này sử dụng tiền mua
bất động sản để thanh toán cho người có quyền đã nhận thế chấp bất động sản.
Nêu và phân tích thực tiễn xét xử để chứng minh quan điểm “Quyền ưu tiên
thanh toán cho người giải chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam”.
- Bùi Đức Giang (2012), “Quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp
quyền đòi nợ”, Tạp chí Ngân hàng, số 17, tr58-61.
Trong bài viết, tác giả đã nêu, phân tích quyền ưu tiên thanh toán của bên
nhận thế chấp quyền đòi nợ được xử lý theo quy định tại các điều 336, 355
BLDS 2005. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tiễn thì có xung đột pháp luật.
Cụ thể: Xung đột lợi ích giữa bên nhận thế chấp với bên nhận chuyển giao
quyền đòi nợ. Theo tác giả, khoản 4 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cấp
quyền ưu tiên thanh toán trong trường hợp quyền đòi nợ vừa có thế chấp, vừa
được chuyển giao thì theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm là mâu thuẫn với
quy định của khoản 3, 4 Điều 349 BLDS 2005. Vì quyền đòi nợ, sau khi được
thế chấp chỉ được chuyển giao khi bên nhận thế chấp đồng ý; nếu chuyển giao
mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì vô hiệu vì vi phạm điều cấm
của pháp luật (Điều 128 BLDS 2005).
Bài viết còn đề cập đến xung đột lợi ích giữa bên nhận thế chấp với bên có
quyền trong giao dịch thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba; với các
chủ nợ thực hiện quyền kê biên; với các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ;
với các chủ nợ khác.