Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành vi sao chép, trích dẫn: Quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC MINH TÚ
QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÁC PHẨM QUA
HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TÁC PHẨM QUA
HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
HỌC VIÊN: PHẠM NGỌC MINH TÚ
LỚP: CAO HỌC LUẬT, KHÓA 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số
trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các nội
dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Ký tên
Phạm Ngọc Minh Tú
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2015 Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công ước Berne
Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
ngày 9/9/1886, được sửa đổi lần cuối tại Pa-ri ngày
24/7/1971.
ĐH Đại học
Hiệp định CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương ký ngày 08/3/2018 tại thành phố San-ti-a-go, Chilê (có hiệu lực ngày 30/12/2018).
Hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.
Hiệp định TRIPS
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ ngày 15/04/1994.
Luật SHTT Việt Nam
Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) ngày
12/12/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 bởi Luật số
36/2009/QH12 và sửa đổi, bổ sung năm 2019 bởi Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm, Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14) ngày
14/6/2019.
Nghị định số
22/2018/NĐ-CP
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/02/2018 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về
quyền tác giả, quyền liên quan.
NXB Nhà xuất bản
SDHL Sử dụng hợp lý
SHTT Sở hữu trí tuệ
WCT
Hiệp ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác
giả, được thông qua tại Giơ-ne-vơ ngày 20/12/1996.
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÁC PHẨM QUA HÀNH VI SAO CHÉP, TRÍCH DẪN ..................................10
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý ....................................10
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng hợp lý ..............................................................10
1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý ........................................................15
1.2. Các tiêu chí xác định quyền sử dụng hợp lý...............................................22
1.2.1. Mục đích và bản chất của việc sao chép, trích dẫn .................................22
1.2.2. Đặc điểm của tác phẩm được sao chép, trích dẫn ...................................29
1.2.3. Số lượng và thực chất phần được sao chép, trích dẫn.............................33
1.2.4. Sự ảnh hưởng đến thị trường của tác phẩm sao chép, trích dẫn .............36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUYỀN SỬ DỤNG HỢP LÝ TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM .........................................................................................................................40
2.1. Hình thức pháp lý ghi nhận quyền sử dụng hợp lý tại một số trƣờng đại
học trên thế giới và kinh nghiệm của Việt Nam................................................40
2.1.1. Quy tắc ứng xử trong học tập, quy chế công tác sinh viên, quy chế tuyển
sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ..............................................................40
2.1.2. Chính sách về bản quyền, chính sách về sở hữu trí tuệ và quy chế quản lý
tài sản trí tuệ.......................................................................................................42
2.1.3. Quy định về trích dẫn, chống đạo văn và liêm chính học thuật...............44
2.1.4. Nội quy thư viện .......................................................................................46
2.1.5. Chính sách về sử dụng hợp lý tác phẩm...................................................48
2.2. Nội dung quy định của một số trƣờng đại học trên thế giới về tiêu chí sử
dụng hợp lý tác phẩm và kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................49
2.2.1. Quy định tại một số trường đại học về mục đích và bản chất sao chép,
trích dẫn tác phẩm..............................................................................................49
2.2.2. Quy định tại một số trường đại học về đặc điểm tác phẩm được sao chép,
trích dẫn..............................................................................................................59
2.2.3. Quy định của một số trường đại học về số lượng và giới hạn phạm vi
được sao chép, trích dẫn tác phẩm ....................................................................62
2.2.4. Quy định tại một số trường đại học về tiêu chí “ảnh hưởng đến việc khai
thác bình thường của tác phẩm”........................................................................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, quá trình lao động trí tuệ đã tạo ra
những sản phẩm phi vật chất có giá trị vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc hình thành nền kinh tế tri thức đã đặt ra những vấn
đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏi sự cân bằng giữa hoạt động bảo hộ quyền
của chủ thể sáng tạo, chủ thể sở hữu tác phẩm với việc đảm bảo lợi ích của cộng
đồng khi tiếp cận, sử dụng những tri thức đó. Đầu tiên, là giới hạn về thời gian bảo
hộ, sau đó là mở rộng việc sử dụng tác phẩm thông qua hành vi sao chép tác phẩm -
hình thức thể hiện đầu tiên của học thuyết ―sử dụng hợp lý‖ (―fair use‖).
Một trong những cách thức phổ biến thể hiện quyền sử dụng hợp lý tác phẩm
là thông qua hành vi sao chép, trích dẫn. Điều 9, Điều 10 Công ước Berne về bảo hộ
tác phẩm văn học, nghệ thuật ghi nhận quyền sao chép, trích dẫn tự do tác phẩm.
Quy định của Công ước Berne đã tạo điều kiện cho các nước có nền kinh tế kém
phát triển mở rộng quyền sử dụng tác phẩm để tăng khả năng tiếp cận tri thức. Đây
là quy định tiến bộ được ghi nhận trong luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành
viên. Các hiệp định đã công nhận Công ước Berne và cho phép các quốc gia thành
viên ghi nhận những giới hạn và ngoại lệ đối với bản quyền, cụ thể: theo khoản 1
Điều 9 mục 1 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ buộc
các nước thành viên phải tuân thủ Điều 9, Điều 10 Công ước Berne; Điều 18.66
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương yêu cầu các quốc gia
thành viên phải nỗ lực cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền và người sử dụng quyền
bằng các biện pháp giới hạn và các ngoại lệ đối với các quyền độc quyền; Điều
12.14 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ghi nhận
giới hạn và ngoại lệ đối với quyền tác giả. Việt Nam đã nội luật hóa các quy định
của Công ước Berne tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2009 và năm 2019 cho phép các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không
phải xin phép, không trả phí với những điều kiện nhất định. Trong các quốc gia quy
định về ngoại lệ đối với quyền tác giả, Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong việc ghi
nhận quyền sử dụng hợp lý tác phẩm thông qua quy định minh thị về bốn tiêu chí
cho phép xác định phạm vi áp dụng quyền. Sự tiên phong này đã khiến các quy
định, hướng dẫn của Hoa Kỳ trở thành thước đo và nguồn tài liệu tham khảo có giá
trị lớn đối với việc thực thi quyền sao chép, trích dẫn.
2
Theo Điều 2 của Công ước Berne và Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam,
tác phẩm là sản phẩm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học thể hiện
bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Như vậy, thuật ngữ ―tác phẩm‖ bao
gồm nhiều sản phẩm như sách, báo, bài giảng, công trình kiến trúc, điêu khắc, sản
phẩm hội họa, sản phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh… Trong đó, sách là một trong những
loại hình tác phẩm phổ biến chứa đựng tri thức của nhân loại và là phương tiện
giáo dục đặc biệt quan trọng. Các cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu sử dụng sách
rất lớn, là nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm tri thức có giá trị khoa học cao. Đây
cũng là lý do cho việc tìm kiếm giải pháp hợp lý để áp dụng quyền sử dụng hợp lý
tác phẩm trong môi trường giáo dục sao cho hành vi sao chép, trích dẫn một mặt
đảm bảo nhu cầu học tập, phát triển tri thức, mặt khác không là hành vi xâm phạm
quyền tác giả.
Mặc dù quyền sử dụng hợp lý đã được luật định nhưng quy định về quyền sử
dụng hợp lý qua hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm vẫn còn những hạn chế, bất
cập như sau: Thứ nhất, mục đích cho phép sao chép tác phẩm có phạm vi hẹp so với
thực tiễn áp dụng; Thứ hai, đặc điểm tác phẩm được sử dụng hợp lý chưa rõ ràng;
Thứ ba, chưa giới hạn được phần tác phẩm được sao chép, trích dẫn để sử dụng;
Thứ tư, chưa có quy định cụ thể trong việc xác định ảnh hưởng đến thị trường, đến
các chủ thể có quyền đối với tác phẩm để sử dụng hợp lý. Hiện nay, pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền sao chép, trích dẫn theo hướng ghi nhận các
trường hợp ngoại lệ như học thuyết sử dụng hợp lý nhưng các cơ sở giáo dục đại
học quy định theo hướng giới hạn quyền sử dụng tự do. Đây là những vấn đề cần
được quan tâm trong việc triển khai quyền sử dụng hợp lý tác phẩm tại các cơ sở
giáo dục đại học để bảo vệ thành quả lao động trí tuệ của tác giả và đảm bảo tính
công bằng, khách quan trong giáo dục.
Để thực hiện tốt mục tiêu này, pháp luật Việt Nam cần có những điều chỉnh
phù hợp nhằm định hướng cho việc bảo hộ quyền tác giả trên nguyên tắc cân bằng
lợi ích xã hội, phát huy hiệu quả quyền sao chép, trích dẫn tác phẩm, đặc biệt trong
bối cảnh đất nước đang xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số
trường đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp
cao học.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Sách và giáo trình
Đối với các vấn đề khái quát về quyền tác giả có ―Giáo trình Luật Sở hữu trí
tuệ‖ của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019). Mặc dù không đề cập cụ
thể đến quyền sử dụng hợp lý, giáo trình đã phân tích các đặc điểm của quyền tác
giả là bảo hộ hình thức sáng tạo và bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm. Đây là
những vấn đề quan trọng cung cấp những kiến thức căn bản, nền tảng về quyền tác
giả và góp phần làm sáng tỏ quyền sử dụng hợp lý tác phẩm.
Dưới góc độ phân tích chuyên sâu về các tranh chấp thực tế có ―Sách tình
huống Luật Sở hữu trí tuệ‖ của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019). Sách
có tổng hợp các bản án để làm rõ thực tiễn áp dụng và bình luận về cách giải quyết
của Tòa án trong trường hợp xác định vi phạm quyền sử dụng tác phẩm.
Về quyền tác giả có tác phẩm ―Quyền tác giả - đường hội nhập không trải
hoa hồng‖ (2017) của tác giả Nguyễn Vân Nam đã ghi nhận và phân tích các học
thuyết, giới hạn của quyền tác giả, biểu hiện của hành vi sao chép, trích dẫn tác
phẩm và thực tiễn pháp luật về quyền tác giả của Đức.
Về quyền sử dụng hợp lý có tác phẩm ―Hài hòa lợi ích bản quyền – Pháp luật
và thực thi‖ của tác giả Vũ Mạnh Chu (2019). Tác giả làm rõ vấn đề cân bằng lợi
ích giữa các chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ theo quy định pháp luật và trong việc
thực thi quyền tác giả.
Bài viết trên tạp chí khoa học
Để chỉ ra những đặc trưng thực thi quyền tác giả tại các trường đại học có bài
viết ―Đặc thù quyền tác giả và quyền liên quan trong trường đại học‖ của tác giả
Trần Lê Đăng Phương trên Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang số 10 năm
2016. Bài viết đã khẳng định chủ thể và đối tượng của quyền tác giả không chỉ cần
đáp ứng những điều kiện luật định mà còn phải tuân thủ những tiêu chí do nhà
trường ban hành, xác định những đặc thù của quyền tác giả và quyền liên quan
trong trường đại học là luận cứ khoa học cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử phù
hợp với quyền tác giả trong môi trường giáo dục.
Đối chiếu với pháp luật nước ngoài có bài viết ―Vấn đề về bản quyền trong
thư viện: Thực tiễn ở Anh và Việt Nam‖ của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạp
4
chí Thư viện Việt Nam số 05 năm 2012. Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm
quản lý bản quyền trong các thư viện tại Anh và việc thực thi quyền tác giả tại các
thư viện ở Việt Nam hiện nay.
Đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện có bài viết
―Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động của thư viện‖ của tác giả Lê Thị Nam Giang
trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 năm 2015. Bài viết chỉ ra chức năng đặc biệt
của thư viện trong việc thực thi quyền tác giả đồng thời đảm bảo quyền khai thác
hiệu quả nguồn tài nguyên tri thức. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại Việt Nam.
Phân tích những vấn đề cụ thể của quyền sử dụng hợp lý qua hành vi sao
chép trong môi trường giáo dục có bài viết ―Về quyền photocopy tác phẩm trong
môi trường giáo dục‖ của tác giả Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn
Thị Bích Ngọc trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 39 năm 2007. Bài viết đã làm rõ
các quy định pháp luật về sao chép tác phẩm từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung một
số quy định để tăng cường hiệu quả trong việc thực thi quyền sao chép tác phẩm.
Bài viết ―Hướng giải quyết các vấn đề sao chép tài liệu trong thư viện để thực
thi quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam‖ của tác giả Bùi Loan Thùy và Bùi
Thu Hằng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam số 06 năm 2011 đã làm rõ vấn đề sao
chép tác phẩm trong thư viện và đề xuất hướng giải quyết cụ thể.
Bài viết ―Trích dẫn hợp lý tác phẩm - thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy
và học tập ở bậc đại học‖ của tác giả Trần Quang Trung, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 14 năm 2020 phân tích quy định pháp luật về trích dẫn hợp lý tác phẩm và
thực trạng vi phạm trích dẫn hợp lý trong nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học. Tác
giả đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi quy định pháp luật về trích dẫn và tăng
cường giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền tác giả cho sinh viên, giảng viên.
Bài viết ―Hoạt động sao chụp tác phẩm của tác giả trong hệ thống giáo dục:
Thực trạng và một số kiến nghị‖ của Đặng Công Tráng, Lâm Thành Sơn trên Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Vinh số 25 năm 2017 nghiên cứu một cách tổng quan
về quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về hoạt động cấp phép sao chụp tác
phẩm trong hệ thống giáo dục và nhấn mạnh giáo dục các quy định về sao chép các
tác phẩm trong hệ thống giáo dục đối với sinh viên, giảng viên.
Bài viết ―Nhận thức của sinh viên khoa sư phạm Trường Đại học An Giang
về quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học‖ trên tạp chí Giáo dục số 422 năm 2018
5
của tác giả Nguyễn Thái Ngọc Hà. Thông qua kết quả khảo sát 320 sinh viên khoa
sư phạm của Trường Đại học An Giang năm 2015, tác giả đã phân tích về sự hiểu
biết của sinh viên khi trích dẫn tác phẩm trong nghiên cứu khoa học và đề xuất biện
pháp khắc phục phù hợp với điều kiện cơ sở giáo dục.
Kỷ yếu hội thảo về ―Quyền tác giả trong hoạt động thư viện các trường đại
học‖ (2016) của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu bao gồm nhiều bài
tham luận của các chuyên gia trong lĩnh vực về quyền tác giả xoay quanh các vấn
đề về quyền tác giả trong hoạt động các thư viện tại Việt Nam trên cơ sở so sánh
với pháp luật Úc, Hoa Kỳ, Châu Âu và những định hướng khai thác quyền tác giả
một cách hợp pháp đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Đề tài nghiên cứu khoa học
Thư viện Quốc gia Việt Nam có đề tài ―Thực thi quyền tác giả và quyền liên
quan trong hoạt động Thông tin – Thư viện ở Việt Nam‖ (2014) nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan, sao chụp tài liệu (photocopy),
số hóa, dịch thuật, cho thuê - mượn tài liệu, đề xuất những quy định mới và quy
trình đảm bảo việc thực thi có hiệu quả.
Năm 2021, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã nghiệm thu cấp cơ sở
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với chủ đề: ―Các giải pháp bảo vệ quyền tác giả
trong môi trường giáo dục đại học‖. Đề tài thực hiện với mục tiêu nhận diện các
nguyên nhân và hành vi vi phạm quyền tác giả đồng thời đề xuất các giải pháp bảo
vệ quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
Luận văn
Luận văn ―Thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thông tin – thư viện
tại Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh‖ (2019) của tác giả Ngô Nguyễn Cảnh nghiên
cứu về việc thực thi quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam và thực trạng tại thư
viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Bằng những số liệu cụ thể, tác phẩm
chỉ ra ưu điểm và nhược điểm trong việc bảo hộ quyền tác giả, kiến nghị giải pháp
hoàn thiện hoạt động sao chép tại thư viện của trường.
Luận văn ―Giới hạn quyền tác giả theo Hiệp định TRIPS và pháp luật Việt
Nam‖ (2012) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga phân tích các vấn đề giới hạn
quyền tác giả để cân bằng lợi ích của tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng và xã hội
6
theo quy định của pháp luật quốc tế và phát luật Việt Nam và thể hiện một số nội
dung cơ bản của quyền sử dụng tự do, quyền sử dụng hợp lý tác phẩm.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Sách
Tác phẩm ―Copyright law for librarians and educators: Creative strategies and
practical solutions‖ của Kenneth D. Crew (2012) American Library Association
Publisher đã phân tích bốn tiêu chí sử dụng hợp lý và thực tiễn về vấn đề này qua các
bản án, các ngoại lệ về bản quyền cho giáo dục, thư viện; đề cập cách áp dụng Đạo
luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số liên quan đến giáo dục và thư viện.
Tác phẩm ―Reclaiming Fair Use: How to Put Balance Back in Copyright‖
của Patricia Aufderheide và Peter Jaszi (2011) University of Chicago Press
Publisher đặt ra vấn đề cân bằng lợi ích giữa tác giả và lợi ích cộng đồng trong việc
sử dụng tác phẩm. Tác phẩm còn chỉ ra quy định hạn chế của luật bản quyền trong
môi trường kỹ thuật số và khảo sát thực tế việc sử dụng tác phẩm của các học giả
nghệ thuật, các giáo viên nhằm đưa ra những giải pháp sử dụng hợp lý.
Tác phẩm ―The Forgotten right of fair use, Case Western Reserve‖ của Ned
Snow (2011) University School of Law Scholarly Commons Faculty Publications từ
kinh nghiệm của các nhà tư vấn pháp lý đối với quyền sử dụng hợp lý về sự gia tăng
việc sử dụng tác phẩm, thực tiễn xác định hành vi sử dụng tác phẩm của Tòa án, các
quy tắc liên quan đến sử dụng tác phẩm trong lớp học, tác giả đã đưa ra các giải
pháp cân bằng quyền tác giả và quyền sử dụng của công chúng, đặc biệt là việc sử
dụng hợp lý tác phẩm trong lớp học.
Bài viết khoa học
Bài viết ―Creation and Use of Intellectual Works in the Academic Environment:
Students Knowledge about Copyright and Copyleft‖ của Enrique Muriel Torrado và
Juan Carlos Fernández Molina (2015), Tạp chí Academic Librarianship số 04 phân tích
những bất cập trong pháp luật bản quyền, khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên Tây
Ban Nha về quyền sao chép để hướng dẫn thực thi các vấn đề bản quyền cho sinh viên.
Bài viết ―Comparative Study on Copyright Exception for Teaching Purposes:
Australia, Malaysia and the United Kingdom‖ của Ratnaria Wahid và Ida Madieha
Abdul Ghani Azmi (2012), Tạp chí International Studies, số 8(1) so sánh luật pháp
7
quốc tế và luật pháp ở Malaysia, Vương quốc Anh và Úc về các ngoại lệ đối với
bản quyền trong việc sử dụng tài liệu cho mục đích giảng dạy.
Bài viết ―Copyright and free access to information: For a fair balance of
interets in a globalised world‖ của Christopher Geiger (2006), Tạp chí European
Intellectual Property Review số 07 phân tích quyền tự do tiếp cận thông tin trong
hoàn cảnh pháp luật trước đây, trong pháp luật hiện hành và xu hướng trong tương
lai. Đặc biệt với bối cảnh công nghệ thông tin phát triển toàn cầu, tác giả nhấn mạnh
việc tạo điều kiện thúc đẩy khả năng tiếp cận tri thức bằng quyền sử dụng tác phẩm.
Các quy định, chính sách về quản lý quyền sở hữu trí tuệ, về liêm chính học
thuật và chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả, nội quy thư viện và hướng dẫn
thực thi pháp luật tại một số trường đại học trên thế giới là tư liệu quan trọng để
thực thi quyền sử dụng hợp lý, là những chỉ dẫn hữu ích cho sinh viên, giảng viên
và những người nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Tuy nhiên, những
quy chế này ở một số trường đại học tại Việt Nam chưa phát huy hết hiệu quả và
cần có sự đối chiếu với các quy định, chỉ dẫn của nước ngoài để hoàn thiện hơn.
Như vậy, cân bằng lợi ích khi bảo hộ quyền tác giả và sử dụng hợp lý, sao
chép, trích dẫn tác phẩm đã được nghiên cứu bởi nhiều công trình khác nhau và là
nguồn tài liệu tham khảo quý giá. Tuy nhiên, các công trình chưa nghiên cứu về
quyền sao chép, trích dẫn theo những tiêu chí của sử dụng hợp lý dựa trên mối
tương quan giữa pháp luật, quy định tại các trường đại học của nước ngoài và Việt
Nam. Thực tiễn áp dụng các quyền này qua các quy định của các trường đại học
mới tập trung vào tình trạng sao chép tài liệu và các vấn đề về đạo đức nghiên cứu
khoa học, trích dẫn.
Vì vậy, với đề tài “Quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành vi sao chép, trích
dẫn: quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng tại một số trường trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam”, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề của quyền sử dụng hợp lý
theo quy định pháp luật và quy định của một số trường đại học thế giới để rút kinh
nghiệm thực thi cho các trường đại học Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Phân tích những học thuyết, quy định pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc
gia và của Việt Nam để làm rõ khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng hợp lý.
8
Phân tích thực trạng áp dụng sử dụng hợp lý, một số bản án, các hình thức
pháp lý liên quan đến quyền sao chép, trích dẫn tại một số trường đại học. Đề xuất
một số giải pháp thực thi quyền sử dụng hợp lý tại các trường đại học Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ về ―Quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép, trích dẫn trong pháp
luật về quyền tác giả từ thực tiễn các cơ sở giáo dục tại Việt Nam‖ của Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và quy định pháp luật về
quyền sử dụng hợp lý, đặc biệt thông qua hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm và
thực tiễn áp dụng quyền tại một số trường đại học tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về quyền sử dụng
hợp lý; chứng minh quyền sao chép, trích dẫn là biểu hiện của sử dụng hợp lý; phân
tích thực tiễn áp dụng quyền tại một số trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam;
đề xuất giải pháp áp dụng quyền sử dụng hợp lý tại các trường đại học. Xuất phát từ
đặc thù của các cơ sở giáo dục – chủ thể áp dụng pháp luật, không phải chủ thể thực
thi pháp luật nên các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả (biện pháp hành
chính, dân sự và hình sự) không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Về không gian, đề tài phân tích: pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số quốc gia đã thực thi các cam kết quốc tế về quyền tác giả liên quan
đến quyền sử dụng hợp lý (Hoa Kỳ, Anh, Pháp…). Tuy nhiên, học thuyết về sử
dụng hợp lý được phát triển bởi Hoa Kỳ nên tác giả chủ yếu sử dụng cách tiếp cận
của Hoa Kỳ để phân tích các tiêu chí sử dụng hợp lý. Từ đó, tác giả phân tích hình
thức pháp lý ghi nhận quyền sử dụng hợp lý tại một số trường đại học Hoa Kỳ, Anh,
Canada, Pháp và đánh giá việc thực thi quyền sao chép, trích dẫn tại Việt Nam.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng
hợp lý từ thế kỷ XV và các quy định đến thời điểm hiện tại; những tranh chấp điển
hình gắn liền với từng quy định về quyền sử dụng hợp lý xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển học thuyết sử dụng hợp lý; kết quả khảo sát thực tiễn được thực
hiện và tổng hợp trong năm 2020.
9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt đề tài để: làm
rõ những quy định và thực tiễn áp dụng của quyền sử dụng hợp lý thông qua hành
vi sao chép, trích dẫn tác phẩm; xác định những bất cập trong quy định về quyền
sao chép, trích dẫn tác phẩm và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.
Phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt trong quy định, cách thức sử
dụng hợp lý tác phẩm tại một số quốc gia và một số trường đại học ở cả hai chương.
Phương pháp thu thập và thống kê dữ liệu sử dụng ở hai chương nhằm tổng hợp
những bản án liên quan đến quyền sử dụng hợp lý tác phẩm, các quy định về quản lý
tài sản trí tuệ, về trích dẫn, nội quy của các thư viện và số liệu khảo sát thực tiễn.
Phương pháp điều tra xã hội học sử dụng ở Chương 2 để khảo sát thực trạng
hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm của 192 khách thể là sinh viên, học viên, giảng
viên tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng, Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với những
người nghiên cứu, học tập về vấn đề sử dụng hợp lý tác phẩm; hỗ trợ trong phát huy
quyền sử dụng hợp lý và phòng tránh hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Luận văn là sản phẩm phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh với chủ đề: ―Quyền sử dụng tự do tác phẩm
qua hành vi sao chép, trích dẫn trong pháp luật về quyền tác giả từ thực tiễn các cơ
sở giáo dục tại Việt Nam‖ (Thực hiện từ năm 2020).
Các kiến nghị của đề tài sẽ là những đóng góp hữu ích cho việc sửa đổi luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam và việc ban hành những quy chế hướng dẫn thực thi quyền
sử dụng hợp lý tác phẩm trong các cơ sở giáo dục đại học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quyền sử dụng hợp lý tác phẩm qua hành
vi sao chép, trích dẫn.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quyền sử dụng hợp lý tại một số trường đại
học thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.