Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
907.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1482

Quyền im lặng của người bị buộc tội - Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ QUYÊN

QUYỀN IM LẶNG

CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI – NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ & TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2017.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUYỀN IM LẶNG

CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI – NGHIÊN CỨU SO SÁNH

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật HÌNH SỰ & TTHS

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh

Học viên: Vũ Thị Quyên

MSHV: 1421040099

Lớp: CHLHS Khóa 21

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quyền im lặng của người bị buộc tội – Nghiên

cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lương Thị Mỹ Quỳnh. Các tài liệu, thông tin có trong

Luận văn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, những nội dung của những tác giả khác đã

trích dẫn theo đúng quy định.

Tp. Hồ Chí Minh, 11/2017.

Vũ Thi Quyên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ...............................9

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quyền im lặng của người bị buộc tội trong

pháp luật tố tụng hình sự 9

1.2. Nền tảng pháp lý của quyền im lặng trong tố tụng hình sự ........................... 14

1.2.1. Quyền im lặng và nguyên tắc xét xử công bằng .................................. 15

1.2.2. Quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội ..................................... 17

1.2.3. Quyền im lặng và trách nhiệm chứng minh của nhà nước ................... 19

1.3. Nội dung quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự ........... 22

1.4. Đặc điểm quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự............ 25

1.5. Ý nghĩa của quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự .......28

Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 32

CHƯƠNG 2: QUYỀN IM LẶNG CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG PHÁP

LUẬT THẾ GIỚI ..................................................................................................... 33

2.1. Quyền im lặng của người bị buộc tội trong một số văn bản pháp luật quốc tế

.................................................................................................................................... 33

2.2. Quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật một số quốc gia ......... 42

2.2.1. Quyền im lặng của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ

.................................................................................................................................... 43

2.2.2. Quyền im lặng của người bị buộc tội theo pháp luật tố tụng hình sự Pháp ..53

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 61

CHƯƠNG 3. QUYỀN IM LẶNG CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG PHÁP

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM – SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................................... 61

3.1. Quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam...61

3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền im lặng của người bị buộc

tội ............................................................................................................................... 71

3.3. Một số đánh giá về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong sự so sánh với

pháp luật thế giới ........................................................................................................ 75

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền im

lặng của người bị buộc tội .......................................................................................... 81

3.4.1. Một số yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định về quyền im lặng của người bị

buộc tội theo BLTTHS 2015 ....................................................................................... 81

3.4.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền

im lặng của người bị buộc tội ..................................................................................... 85

Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 92

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát hiện, xử lý tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội là hoạt động của bất kỳ

quốc gia nào nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như của các cá nhân trong xã hội

đó. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) bao giờ cũng tiềm

ẩn trong nó ít nhất hai loại nguy cơ. Nguy cơ thứ nhất là sự xung đột lợi ích giữa một

bên là lợi ích của số đông mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng, và bên kia là lợi

ích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hay chính là những người bị tình

nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong mối quan hệ này, so với các cơ quan tiến

hành tố tụng với đầy đủ những công cụ và phương tiện được pháp luật trao cho thì

người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bao giờ cũng ở vào thế bất lợi hơn. Nguy

cơ thứ hai là nguy cơ lạm dụng quyền lực của những cơ quan và cá nhân có thẩm

quyền1

. Do đó, bên cạnh mục tiêu là tìm kiếm sự thật vụ án, xử lý công minh, kịp thời

các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, pháp luật

TTHS cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức, đặc biệt

là quyền lợi của các đối tượng yếu thế là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

trong quá trình tố tụng. Đồng thời, những đối tượng yếu thế này cũng cần phải được

trang bị các quyền năng tố tụng cần thiết để họ có thể tự bảo vệ mình trước sự cáo buộc

từ phía Nhà nước. Vấn đề bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội trong TTHS là

một vấn đề hết sức được chú trọng trong các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con

người cũng như trong pháp luật TTHS của đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó có

Việt Nam.

Bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

người bị buộc tội trong TTHS nói riêng luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của các

thiết chế nhà nước và pháp luật dân chủ. Một xã hội tiến bộ là xã hội mà mọi công dân

được bảo vệ bởi một hệ thống pháp luật công bằng và dân chủ. Trong lĩnh vực pháp

luật TTHS, bảo đảm quyền tố tụng của người bị buộc tội là một khía cạnh quan trọng

của việc bảo đảm quyền công dân. Với người bị buộc tội, bên cạnh những trách nhiệm

1 Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Thủ tục tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa

học pháp lý, Trường đại học Luật Tp.HCM, số 3/2013, tr30.

2

mà họ phải gánh vác trước nhà nước thì quyền và lợi ích chính đáng của họ cần phải

được pháp luật tôn trọng và đảm bảo.

Hiện nay, vấn đề bảo đảm quyền con người và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh

vực tố tụng hình sự đang được các quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Tuy

nhiên, một trong những khó khăn mà các nước gặp phải trong quá trình hoàn thiện

pháp luật đó là việc đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu của tố tụng hình sự; đó là cân

bằng giữa nhiệm vụ xử lý tội phạm và duy trì tính nghiêm minh của pháp luật với việc

đảm bảo và không vi phạm các quyền tố tụng của người bị buộc tội

2

. Thực tiễn cho

thấy vẫn còn tồn tại tình trạng lạm dụng quyền lực từ phía các chủ thể có thẩm quyền

tiến hành tố tụng, dẫn đến việc vi phạm pháp luật TTHS, vi phạm quyền lợi của người

tham gia tố tụng nói chung, đặc biệt là những người bị buộc tội. Để khắc phục tình

trạng này, cần thiết phải trang bị cho người bị buộc tội những quyền lợi thiết thực để

họ tự bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh những quyền như quyền được suy đoán vô tội,

quyền được có người bào chữa, quyền được trình bày chứng cứ, quyền được khiếu nại

các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền… thì quyền được giữ im lặng của

người bị buộc tội trong quá trình TTHS cũng là một nội dung đáng chú trọng.

Quyền im lặng là một quyền cơ bản của người bị buộc tội trong TTHS. Việc quy

định quyền im lặng đồng nghĩa với việc pháp luật trao cho người bị buộc tội thêm một

biện pháp để họ có thể tự bảo vệ mình trước sự buộc tội từ các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền im lặng của người bị buộc tội cũng đóng vai trò

quan trọng trong việc tăng cường tính tranh tụng trong TTHS cũng như góp phần đảm

bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2015, đã có nhiều quan điểm liên

quan đến vấn đề quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, thu

hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Sự quan tâm này là chính đáng bởi tuy mô

hình TTHS nước ta là mô hình thẩm vấn nhưng nếu nguyên tắc suy đoán vô tội và

nguyên tắc tranh tụng chính thức được thừa nhận thì cũng có nghĩa là quyền lợi của

những người bị buộc tội cần phải được ghi nhận và bảo đảm tốt hơn nữa. Theo đó,

2 Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội - So sánh

giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ , Luận án tiến sĩ Luật học, tr1.

3

người bị tình nghi phạm tội có quyền khai hoặc không khai nhận về hành vi bị coi là

phạm tội. Nói cách khác, họ có quyền giữ im lặng hoặc trả lời những câu hỏi được đặt

ra từ phía các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Ở phạm vi quốc tế, quyền im lặng đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý

về quyền con người, chẳng hạn Công ước của Liên hiệp quốc về các quyền Dân sự và

Chính trị 1966, Công ước về các Quyền của trẻ em 1989, Quy chế Rome của Toà án

Hình sự Quốc tế 1998, Công ước châu Âu về Nhân quyền… Theo đó, quyền im lặng

được coi là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội, là một công cụ pháp

lý hữu hiệu nhằm bảo vệ đối tượng này trước những cáo buộc từ phía Nhà nước.

Tương tự, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada,

Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… cũng ghi nhận quyền im lặng như một trong những

cách thức quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người bị buộc tội trong

TTHS.

Như vậy, có thể thấy, vấn đề bảo đảm quyền im lặng của người bị buộc tội

không chỉ là mối quan tâm của riêng từng quốc gia mà là vấn đề của cả quốc tế. Trong

xu thế hội nhập pháp luật, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tiến trình của cuộc

cải cách tư pháp nhằm hạn chế những bất cập còn tồn cũng như phát huy hiệu quả của

pháp luật trong công cuộc phòng chống tội phạm. Với BLTTHS 2015, pháp luật TTHS

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc bảo đảm quyền im lặng

của người bị buộc tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần

hoàn thiện hơn nữa. Do đó, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật

TTHS về bảo đảm quyền của người bị buộc tội, tác giả lựa chọn đề tài “QUYỀN IM

LẶNG CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI – NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH

NGHIỆM CHO VIỆT NAM” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu so sánh pháp luật TTHS Việt Nam với pháp

luật quốc tế và một số quốc gia khác về quyền im lặng của người bị buộc tội là cần

thiết và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Điều này sẽ góp phần vào việc

tìm hiểu và học hỏi có chọn lọc những kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế cũng như pháp

luật một số quốc gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và áp dụng pháp luật TTHS

Việt Nam về quyền im lặng của người bị buộc tội.

4

2. Tình hình nghiên cứu

Ở phạm vi thế giới, việc nghiên cứu về quyền im lặng của người bị buộc tội

trong TTHS không phải là một vấn đề mới mẻ, xa lạ. Đã có rất nhiều công trình của

các học giả nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này, chẳng hạn: D. Morgan and G.

Stephenson, “Suspicion and Silence: The Right to Silence in Criminal Investigations”

(Tạm dịch là “Sự nghi ngờ và sự im lặng: Quyền im lặng trong các cuộc điều tra hình

sự”), Nxb Blackstone (1994); Fenella Billing, “The Right to Silence in Transnational

Criminal Proceedings: Comparative Law Perspectives” (tạm dịch là “Quyền im lặng

trong các thủ tục tố tụng hình sự xuyên quốc gia: Khía cạnh so sánh luật”, Nxb

Springer (2016); Barbara Ann Hocking và Laura Leigh Manville, “What of the Right to

Silence: Still Supporting the Presumption of Innocence, or a Growing Legal Fiction?”

(Tạm dịch là “Quyền im lặng là gì: Vẫn tiếp tục trợ giúp nguyên tắc suy đoán vô tội

hay chỉ là một sự hư cấu mang tính pháp lý đang được phát triển?”), đăng trên Tạp chí

luật Macquarie (2001) tập 1, số 1; Michael Avery, “You have a right to remain silent”

(Tạm dịch là “Anh có quyền giữ im lặng”), đăng trên tạp chí luật Fordham Urban

(2002) tập 30…

Tuy nhiên, ở Việt Nam, quyền im lặng của người bị buộc tội trong TTHS vẫn

được coi là khá mới mẻ. Vấn đề này chỉ mới thu hút được khá nhiều sự quan tâm từ

phía những nhà làm luật, những người áp dụng pháp luật hay nghiên cứu về pháp luật

trong thời gian gần đây. Cho đến thời điểm hiện nay, không có nhiều công trình nghiên

cứu về vấn đề quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam. Các nghiên cứu về đề tài quyền im lặng của người bị buộc tội mới chỉ dừng lại ở

cấp độ khóa luận cử nhân hay các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành

luật. Chưa có một đề tài luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ nào đã được công bố

nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu về quyền im lặng có

thể kể đến như:

- Về khóa luận cử nhân: Đề tài liên quan đến quyền im lặng của người bị buộc

tội được nghiên cứu bởi hai khóa luận cử nhân luật là: Bùi Duy Hải Trân (2015),

“Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ về quyền im lặng của người bị buộc

tội và kinh nghiệm cho Việt Nam”, và Phan Thị Đoài (2015), “Nghiên cứu pháp luật tố

5

tụng hình sự của Nhật Bản về quyền im lặng của người bị buộc tội và kinh nghiệm cho

Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân”. Hai khóa luận này đã nghiên cứu về một số

vấn đề lý luận chung về quyền im lặng của người bị buộc tội, một số quy định của Bộ

luật Tố tụng hình sự 2003 và Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về quyền im lặng

cũng như tìm hiểu quy định pháp luật của một số quốc gia (cụ thể là Hoa Kỳ và Nhật

Bản) về vấn đề có liên quan, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Tố tụng

hình sự 2003 về quyền im lặng. Tuy nhiên, hai khóa luận này vẫn chưa đi sâu vào tìm

hiểu một số vấn đề lý luận cũng như được thực hiện trong thời điểm Bộ luật Tố tụng

hình sự 2015 đang trong quá trình dự thảo. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại, một số

nội dung trong hai công trình này đã không còn phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự

2015.

- Các bài viết tạp chí: Trên các tạp chí chuyên ngành luật có nhiều bài viết

nghiên cứu về một hay một số nội dung của quyền im lặng của người bị buộc tội trong

TTHS như: Nguyễn Quốc Việt (2014), “Bàn về quyền im lặng trong pháp luật tố tụng

hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Đại học Kiểm sát, số

01/2014; Nguyễn Minh Tâm, Vũ Công Giao (2015), “Bàn về quyền im lặng trong

pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và pháp

luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 03/2015; Lê Huỳnh Tấn Duy (2015), “Trực tiếp

ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”,

tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật Tp. HCM, số 03/2015; Vũ Gia Lâm (2015),

“Quyền "im lặng" trong dự thảo bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)”, Tạp chí Kiểm sát,

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 12/2015; Bình Sơn (2015), “Sôi động về quyền im

lặng”, tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Bộ tư pháp, số 11/2015; Hoàng Duy Hiệp (2015),

“Quyền im lặng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự”, tạp chí Dân chủ & Pháp luật,

Bộ tư pháp, số 08/2015; Võ Minh Kỳ (2017), “Quyền im lặng và hành vi tự buộc tội

trong TTHS: Cách tiếp cận của Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 9/2017… Tuy nhiên, trong dung

lượng cho phép, các bài viết này mới chỉ đề cập đến một hay một số khía cạnh mà chưa

thể tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ các nội dung cần thiết về quyền im lặng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!