Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ CẨM NHUNG
QUYỀN HƯỞNG DỤNG
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUYỀN HƯỞNG DỤNG
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH HÙNG
Học viên: TRẦN THỊ CẨM NHUNG
Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự khóa 22
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS. Lê Minh Hùng.
Các thông tin nêu trong Luận văn là trung thực.
Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính
bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Cẩm Nhung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TỪ VIẾT TẮT
1 Bộ luật dân sự BLDS
2 Nhà xuất bản Nxb
3 Tòa án nhân dân TAND
4 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC
MỤC LỤC
Lời nói đầu ....................................................................................................................01
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG ............07
1.1. Khái quát về quyền hưởng dụng .........................................................................07
1.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng.........................................................................07
1.1.2. Đặc điểm của quyền hưởng dụng...................................................................10
1.1.3. Ý nghĩa của quy định về quyền hưởng dụng ..................................................13
1.2. Căn cứ xác lập và chuyển giao quyền hưởng dụng ...........................................15
1.2.1. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng.................................................................15
1.2.2. Chuyển giao quyền hưởng dụng.....................................................................19
1.3. Đối tượng của quyền hưởng dụng .......................................................................21
1.4. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ về quyền
hưởng dụng ...................................................................................................................23
1.4.1. Bên hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của bên hưởng dụng............................23
1.4.2. Chủ sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu ................................30
1.5. Thời hạn hưởng dụng, chấm dứt quyền hưởng dụng .......................................33
1.5.1. Thời hạn hưởng dụng .....................................................................................33
1.5.2. Chấm dứt quyền hưởng dụng .........................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................40
CHƯƠNG 2. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HƯỞNG
DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...................................................................41
2.1. Bất cập về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện ..........41
2.1.1. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo luật định .........................................41
2.1.2. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo ý chí của chủ sở hữu ......................47
2.2. Bất cập về thủ tục để thực hiện quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện 50
2.3. Bất cập về cách thức thực hiện quyền khi có nhiều người cùng có quyền
hưởng dụng trên một tài sản và kiến nghị hoàn thiện .............................................55
2.4. Bất cập về đối tượng của quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện ...........57
2.5. Bất cập về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng khi người có quyền hưởng
dụng không thực hiện quyền trong một thời hạn và kiến nghị hoàn thiện ...........64
2.6. Bất cập về việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến
nghị hoàn thiện .............................................................................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................69
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới, pháp luật dân sự được xem
là một trong những ngành luật quan trọng thu hút được sự quan tâm to lớn không
chỉ của Nhà nước mà còn có cả người dân, bởi những tác động mạnh mẽ mà ngành
luật này mang lại cho đời sống hàng ngày. Vì vậy, những sự thay đổi liên quan đến
ngành luật này luôn có những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của một quốc gia.
Bộ luật dân sự năm 2005 đã trải qua gần mười năm thi hành đã mang đến
những đóng góp không nhỏ cho hoạt động thực thi pháp luật ở Việt Nam. Tuy
nhiên, trong quá trình áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ không ít hạn chế và thiếu sót
cần được sửa đổi. Do đó, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Bộ luật dân sự năm
2015 vào ngày 24 tháng 11 năm 2015 với nhiều nội dung mới được ghi nhận cũng
như nhiều quy định được sửa đổi. Trong rất nhiều vấn đề được ghi nhận trong Bộ
luật dân sự năm 2015 thì quyền hưởng dụng là một nội dung nhận được sự quan
tâm của các chuyên gia pháp luật cũng như được thảo luận sôi nổi trong các kỳ họp
Quốc hội để dẫn đến sự thống nhất là quy định quyền hưởng dụng tại phần thứ hai
“Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” trong Bộ luật dân sự mới. Bởi
nhu cầu của con người là rất đa dạng, nhưng không phải ai cũng có tài sản để phục
vụ cho mình. Ngược lại, người có tài sản thì không phải bao giờ cũng có nhu cầu
trực tiếp sử dụng, khai thác tài sản của mình. Vì vậy, trên cơ sở yêu cầu phải khai
thác tiết kiệm và hiệu quả mọi tài sản trong xã hội hiện đại, nên các quyền khác
ngoài quyền sở hữu luôn được Nhà nước quan tâm, ghi nhận, bảo vệ và việc ghi
nhận chế định quyền hưởng dụng là một trong những bước tiến của pháp luật dân sự
Việt Nam. Thực chất, quy định về quyền hưởng dụng không phải chưa từng xuất
hiện trong pháp luật dân sự Việt Nam mà đã có một giai đoạn trước đây quy định
này từng tồn tại cụ thể dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên tuổi thọ của các Bộ luật dân
sự trong thời kỳ này không cao, nên có thể thấy các quy định về quyền hưởng dụng
chưa kịp phát triển trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trên cơ sở đó có thể xem
đây là một khái niệm mới dẫn đến việc không tránh khỏi sự bỡ ngỡ không chỉ của
người dân trong việc tìm hiểu các quy định này mà kể cả của những người làm công
tác nghiên cứu cũng như thực tiễn. Việc không nắm được nội hàm của quy định về
quyền hưởng dụng, sẽ dẫn tới những trở ngại trong quá trình áp dụng pháp luật.
2
Vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài này vì những lý do sau:
Quyền hưởng dụng là một quy định mới được ghi nhận trở lại ở Việt Nam
nên có thể thấy quy định này còn khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy, với việc lựa
chọn nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn làm rõ các quy định pháp luật về
quyền hưởng dụng.
Quy phạm pháp luật điều chỉnh về nội dung này hiện nay chỉ vỏn vẹn
trong BLDS mới và chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn áp dụng cho các quy
định này. Vì vậy, tác giả cho rằng quy định này cần phải được nghiên cứu chuyên
sâu và từ đó nhằm thống nhất một cách hiểu từ lý luận đến thực tiễn áp dụng luật.
Tóm lại, tác giả cho rằng việc nghiên cứu và lựa chọn “Quyền hưởng dụng
trong pháp luật dân sự Việt Nam” để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp
và hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền hưởng dụng là một quy định mới vì vậy các tài liệu nghiên cứu về chế
định này khá hạn hẹp, hầu như chỉ được trình bày thông qua các bài báo khoa học
mà chưa có một công trình nghiên cứu rõ nét về chế định này. Đề tài “Quyền hưởng
dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam” được trình bày dựa theo các nguồn tư liệu
sau đây:
Một số tài liệu là Giáo trình được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành luật ở các cơ sở đào tạo luật trong cả nước trong giai đoạn trước năm
1975 và hiện nay, cụ thể phải kể đến: Nghiêm Xuân Việt (1974), Giáo trình Dân luật
phần Tài sản, Nhà xuất bản (sau đây gọi tắt là Nxb) Luật khoa đại học đường Sài
Gòn; Lê Minh Hùng (chủ biên) (2012), Giáo trình pháp luật tài sản, quyền sở hữu tài
sản và quyền thừa kế, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh; Đinh
Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) (2015), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam,
tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. Các giáo trình này đã có sự phân tích, làm rõ
các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, là cơ sở tiền đề làm phát sinh quyền hưởng
dụng trên tài sản. Tuy nhiên, do các giáo trình này được biên soạn trước khi Bộ luật
dân sự năm 2015 được ban hành nên nội dung của các giáo trình này chỉ dừng lại ở
phạm vi hướng dẫn về quyền sở hữu và các quyền năng của quyền sở hữu trong đó có
quyền sử dụng và các quy định liên quan đến quyền sử dụng.
Một số tài liệu bằng tiếng Anh, Pháp như Werer F. Ebke and Matthew W.
Finkin (Edited) (1996); C. Laroutmet (1988), Droit civil, Tome II : les Biens, Droit
réels principaux, Economica; F. Terré, P. Simler (2014), Droit civil: les biens, 9é,
3
Dalloz: các quyển sách trên được các tác giả phân tích một số nội dung về quyền
hưởng dụng. Theo đó, chúng ta có thể đối chiếu và so sánh những sự khác biệt trong
pháp luật Việt Nam với một số quốc gia khác.
Một số bài báo khoa học có quan tâm đến nội dung quyền hưởng dụng
như sau:
- “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự tương lai
của Việt Nam” của tác giả Ngô Huy Cương, bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, 2010, Số 17(178), tr.28-34. Bài viết này là một sự ghi nhận đáng kể trong
nghiên cứu khoa học luật về quyền hưởng dụng, bài viết mang tính chất định hướng
cho những quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu
của bài viết chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về quyền hưởng dụng mà chưa có sự
phân tích chi tiết từng nội dung của vấn đề này, có thể do bài viết được thực hiện
cách đây khá lâu nên chủ yếu mang tính định hướng, sơ khai cho quy định này.
- “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật dân sự” của tác giả Dương
Đăng Huệ, bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13/2015, tr.4 – 9. Bài viết
giúp người đọc có được những nhận thức chung nhất về vật quyền, điều này giúp làm
sáng tỏ hơn bản chất của quyền hưởng dụng vì quyền hưởng dụng chính là một loại
vật quyền. Tuy nhiên, bài viết trên của tác giả cũng chỉ dừng lại ở khái quát về vật
quyền chứ không phải là một bài viết chuyên biệt về quyền hưởng dụng.
“Bàn thêm về quy định liên quan đến tài sản trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật
dân sự năm 2005” của hai tác giả Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, bài đăng
trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2015, tr.18 – 28. Bài viết trọng tâm đề cập
đến hai nội dung lớn là những vấn đề bất cập trong các quy định về tài sản của Dự
thảo Bộ luật dân sự, sự chưa phù hợp của các quy định này trong khi Bộ luật dân sự
năm 2005 lại có những quy định ổn hơn và đánh giá sự cần thiết của chế định Vật
quyền – một chế định mới trong Dự thảo Bộ luật dân sự. Mặc dù có sự phân tích về
các vật quyền khác nhưng bài viết chưa đề cập đến quyền hưởng dụng một cách chi
tiết mà chỉ sơ lược quyền này thông qua thuật ngữ vật quyền.
- “Về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt” của tác giả Phùng Trung Tập, bài
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15/2016, tr.40 – 46. Bài viết phân tích sơ
lược về hai nhóm quyền khác vừa được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2015 là
quyền hưởng dụng và quyền khác. Trong đó tác giả đã nêu ra các quy định liên
quan đến hai nhóm quyền này như về căn cứ xác lập quyền, chủ thể hưởng quyền,
đối tượng của quyền, căn cứ chấm dứt quyền. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới phân tích
4
về mặt nội tại của quy định pháp luật liên quan đến quyền hưởng dụng mà chưa có
những đánh giá sâu sắc đối với quyền này.
Ngoài ra, các địa chỉ website cũng có vai trò không nhỏ trong việc cung
cấp những thông tin hỗ trợ, làm sáng tỏ các vấn đề về quyền hưởng dụng. Rất nhiều
địa chỉ website thuộc sự quản lý của Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; vì vậy mức độ tin cậy, sự chính xác, và sự kiên định về mặt chính trị rất
thuyết phục.
Nhìn chung, các nguồn tư liệu từ trong nước và ngoài nước nhằm minh họa
cho đề tài nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự, và cần thiết được nghiên cứu
hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các công trình trên hiện chỉ nghiên cứu dưới dạng giới
thiệu sơ lược về quyền hưởng dụng. Đồng thời, do Bộ luật dân sự năm 2015 mới
vừa có hiệu lực nên chưa có tác giả nào nghiên cứu từng quy định cụ thể về quyền
hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ. Do
đó, trên cơ sở sử dụng những kiến thức từ lý luận và thực tiễn thông qua các nguồn
tài liệu được nêu, tác giả sẽ đúc kết một số kiến thức nhất định về đề tài, đồng thời
vận dụng khả năng nghiên cứu của bản thân đi vào phân tích chuyên sâu về quyền
hưởng dụng. Qua đó, tác giả mong muốn mang đến một nguồn tài liệu giá trị cho
người đọc về quyền hưởng dụng dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ.
Có thể nói, điểm nổi bật của đề tài luận văn thạc sĩ là sự phân tích và nhìn
nhận vấn đề quyền hưởng dụng không chỉ gói gọn trong phạm vi pháp luật Việt Nam
mà bao gồm pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề được nghiên cứu. Cụ
thể, tác giả trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nước ngoài tiến hành phân tích, so sánh
tìm ra những kinh nghiệm học hỏi cho pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng.
Đề tài luận văn thạc sĩ “Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt
Nam” được tác giả phân tích không chỉ dưới góc độ lý luận mà còn dưới góc độ
thực tiễn xét xử. Mặc dù quyền hưởng dụng vẫn chưa được áp dụng về mặt pháp lý
và cả trong thực tiễn xét xử của Việt Nam nhưng chính vì việc không ghi nhận
quyền hưởng dụng trong thời gian trước đây của pháp luật dân sự Việt Nam đã làm
phát sinh những vướng mắc trên thực tiễn, cụ thể là quá trình xét xử các Thẩm phán
không tìm ra được cơ sở pháp lý để giải quyết các vụ việc mang bản chất của quyền
hưởng dụng, vì vậy thông qua việc sưu tầm và tổng hợp những bản án liên quan đến
quyền hưởng dụng, tác giả sẽ mang đến một cái nhìn đa chiều từ lý luận đến thực
tiễn về quyền hưởng dụng. Qua đó, chỉ ra được phương thức để áp dụng các quy
định pháp luật về quyền hưởng dụng trong thực tế sau này.
5
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam” được
nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định về quyền hưởng dụng, vì
đây là một nội dung mới được ghi nhận trong Bộ luật dân sự do đó những quy định
về quyền hưởng dụng là sự mới mẻ gây bối rối cho các chủ thể áp dụng pháp luật.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về bản chất
của quyền hưởng dụng, đối tượng của quyền hưởng dụng, những căn cứ xác lập và
chấm dứt quyền hưởng dụng và một số nội dung khác từ đó đưa ra cách hiểu thấu
đáo cho vấn đề.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quyền hưởng dụng là một trong những vật quyền lớn trong lý thuyết vật
quyền, tuy nhiên với luận văn thạc sĩ tác giả chỉ trình bày trong phạm vi sau:
- Giới hạn pháp luật: Tác giả chỉ nghiên cứu về quyền hưởng dụng trong
pháp luật dân sự.
- Lãnh thổ: Tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi quyền hưởng dụng theo
pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tìm hiểu quy
định của các nước Đức, Pháp, Nhật Bản liên quan đến quyền hưởng dụng, nhằm đối
chiếu so sánh với pháp luật Việt Nam và qua đó rút ra kinh nghiệm học hỏi cho
pháp luật nước nhà.
- Thời gian: Chỉ nghiên cứu trong giới hạn của pháp luật Việt Nam hiện
hành, mặc dù trong luận văn có đề cập đến một số văn bản quy phạm pháp luật
trước đây nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh, đối chiếu.
- Vấn đề: Tập trung nghiên cứu quyền hưởng dụng, không nghiên cứu quyền
sử dụng, quyền bề mặt, “quyền cư dụng”, “quyền hành dụng”…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng với mục đích là giúp tác giả xác định được nền tảng
cho lý luận nhận thức liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, hai phương pháp nghiên
cứu chính được tác giả sử dụng là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích.
Thế mạnh của phương pháp so sánh là giúp cho người đọc có cách nhìn tổng
quát, rõ ràng về nội dung của đề tài và các nội dung liên quan. Do đó, tác giả sử
dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích đối chiếu giữa quyền hưởng dụng với
quyền sử dụng và quyền sở hữu để làm rõ đặc điểm của quyền hưởng dụng. Từ
6
những mục đích khi sử dụng phương pháp này, tác giả thấy rằng việc sử dụng
phương pháp so sánh trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quyền hưởng dụng trong
pháp luật dân sự Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, tác giả sẽ sử dụng
phương pháp so sánh trong mục 1.1.2.
Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp lịch sử vì bằng phương pháp
lịch sử trong bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu hơn về chế định quyền hưởng dụng
trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó tác giả sẽ so sánh và phân tích các quy định về
quyền hưởng dụng trong các giai đoạn lịch sử trước đây với Bộ luật dân sự mới. Cụ
thể, phương pháp lịch sử đã được tác giả sử dụng trong toàn bộ luận văn.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến phương pháp phân tích và đánh giá,
nhằm giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về những quy định liên quan đến quyền
hưởng dụng, tác giả sẽ áp dụng phương pháp này này xuyên suốt luận văn. Tác giả
mong muốn với phương pháp phân tích sẽ giúp người đọc có cái nhìn chi tiết hơn
về chế định này. Từ sự phân tích quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng tác
giả sẽ trình bày quan điểm của cá nhân bằng cách đánh giá, nhận xét sự cần thiết và
những vướng mắc có thể xảy ra trong việc áp dụng chế định này.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tác giả dự kiến phát triển đề tài thành hai chương, Chương một chủ yếu giải
quyết những vấn đề cơ bản về khái niệm, căn cứ xác lập và chấm dứt quyền hưởng
dụng, chủ thể quyền, thời hạn hưởng quyền… Ngoài ra, trong Chương hai tác giả
tập trung nghiên cứu về những bất cập trong việc quy định chưa rõ ràng về các nội
dung của quyền hưởng dụng. Qua đó, tác giả xây dựng, định hướng phương thức áp
dụng cụ thể đối với những quy định về quyền hưởng dụng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quyền hưởng dụng
Chương 2. Những bất cập trong quy định về quyền hưởng dụng và kiến
nghị hoàn thiện
7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG
1.1. Khái quát về quyền hưởng dụng
1.1.1. Khái niệm quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là một trong những nhóm quyền mới được ghi nhận
trong BLDS (sau đây xin gọi tắt là BLDS) năm 2015, nhằm phục vụ cho nhu cầu
hoàn thiện pháp luật dân sự cũng như hỗ trợ cho việc áp dụng pháp luật trong thực
tiễn. Là một quy định mới do đó đòi hỏi việc tìm hiểu nội dung cũng như khái niệm
cơ bản của quyền hưởng dụng là một điều cần thiết và để làm rõ nội hàm của quyền
hưởng dụng, tác giả xin đề cập sơ lược một số khái niệm liên quan đến quyền
hưởng dụng.
Quyền hưởng dụng được ghi nhận với vai trò là quyền tác động trực tiếp lên
tài sản1
. Với vai trò này ta thấy quyền hưởng dụng có nét tương đồng với thuật ngữ
“quyền đối vật” trong khoa học pháp lý vì quyền đối vật (vật quyền) là quyền được
thực hiện trực tiếp trên vật2
. Người có quyền đối vật có thể thực hiện quyền của
mình trực tiếp trên vật mà không quan tâm đến ý chí của bất kỳ người nào khác. Đối
trọng với quyền đối vật là quyền đối nhân (trái quyền) là quyền được thực hiện
chống lại hành vi của một người gọi là người có nghĩa vụ3
. Người mang trái quyền
được gọi là người trái quyền, người có nghĩa vụ thực hiện hành vi đáp ứng lợi ích
của người có trái quyền được gọi là người trái vụ.
Thực ra, khái niệm vật quyền không phải mới được biết đến trong thời gian
gần đây mà ngay từ thời La Mã cổ đại, chế định vật quyền đã được ghi nhận trong
pháp luật của La Mã, mà biểu hiện rõ nhất là những quy định về vật quyền trong hệ
thống Institutions của Gaius. Cụ thể Gaius đã phân chia ius (luật) ra thành personae
(luật liên quan đến người), res4
(luật liên quan đến vật) và actiones (luật tố tụng). Ở
thời kỳ này người ta hiểu quyền đối vật (actio in rem) là quyền được sử dụng khi
nguyên đơn muốn trình bày trong đơn kiện rằng người đó có quyền đối với một vật
nhất định và quyền này có hiệu lực đối với tất cả các loại chủ thể khác. Quyền theo
vật được bảo vệ như một quyền tuyệt đối. Người có quyền trên cơ sở quyền tuyệt
1 Bởi quyền hưởng dụng được ghi nhận trong chương XVI với tên gọi quyền khác đối với tài sản. Trong khi đó
khái niệm quyền khác đối với tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 159 BLDS 2015 như sau: “Quyền khác
đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác”.
2 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Cần Thơ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 14.
3 Nguyễn Ngọc Điện (2009), tlđd số 2, tr. 14.
4 Do thời kỳ này khái niệm về tài sản của người La Mã còn rất sơ khai nên “vật” ở đây được họ hiểu dưới
dạng những vật hữu hình, thời kỳ này chưa xuất hiện khái niệm về vật vô hình.