Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ ở việt nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
609.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1683

Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ ở việt nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KhãA LUËN TèT NGHIÖP

ĐỀ TÀI:

QUYÒN CñA Phô N÷ TRONG HÖ ThèNG PH¸P LUËT

Vµ C¸C §IÒU KIÖN B¶O §¶M ThùC HIÖN

QUYÒN Phô N÷ ë VIÖT NAM HIÖN NAY

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Vƣơng Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện : Vƣơng Thị Ánh Minh

Lớp : 13SGC (2013 – 2017)

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở tham khảo

tài liệu có chọn lọc và đầu tư cẩn thận, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.

Vương Thị Bích Thủy và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017

Tác giả

Vương Thị Ánh Minh

LỜI CẢM ƠN

Để nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận của mình, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Vương Thị Bích Thủy – người đã tận tình

hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên

cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục chính

trị, Trường Đại học Sư phạm và khoa Mác – Lênin trường Đại học kinh tế - Đại học

Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu cho tôi trong

những năm học vừa qua. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể sinh viên lớp

13SGC khoa Giáo dục chính trị đã có những góp ý chân thành, động viên kịp thời tạo

điều kiện để tôi làm tốt khóa luận này.

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, bản thân tôi không tránh khỏi những

thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý quý báu từ quý thầy giáo, cô giáo và các bạn

để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................3

5. Bố cục của đề tài.....................................................................................................3

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ...........................................3

B. NỘI DUNG ................................................................................................................7

CHƢƠNG 1: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

VIỆT NAM.....................................................................................................................7

1.1. Khái quát chung về quyền con ngƣời, quyền phụ nữ .........................................7

1.2. Tính tất yếu của việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền phụ nữ .....................10

1.2.1. Bảo đảm quyền phụ nữ nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người,

giải phóng xã hội.......................................................................................................10

1.2.2. Bảo đảm quyền phụ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................................................................................13

1.2.3. Bảo đảm quyền phụ nữ góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam hiện nay ....................................................................................................15

1.3. Quyền của phụ nữ trong một số văn bản pháp luật quốc tế ............................16

1.4. Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam....................................22

1.4.1. Khái quát về hệ thống pháp luật Việt Nam....................................................22

1.4.2. Quyền của phụ nữ qua các bản Hiến pháp.....................................................23

1.4.3. Quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật .............................................32

Kết luận Chương 1 .......................................................................................................49

CHƢƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY..............................................................................................50

2.1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay...........50

2.1.1. Điều kiện về chính trị...................................................................................50

2.1.2. Điều kiện về kinh tế ......................................................................................54

2.1.3. Điều kiện về văn hóa – xã hội.......................................................................58

2.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền phụ phụ nữ ở Việt Nam

hiện nay.........................................................................................................................61

2.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................................61

2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là

phụ nữ .....................................................................................................................67

2.2.3. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân, nhất là

phụ nữ ....................................................................................................................72

2.2.4. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ.........................75

2.2.5. Bản thân người phụ nữ phải biết vươn lên tự giải phóng mình....................78

Kết luận chương 2 ........................................................................................................81

C. KẾT LUẬN..............................................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84

1

A.MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần

quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi quốc gia. Trải qua

nhiều biến động của lịch sử đấu tranh cho nữ quyền, ngày nay, quyền phụ nữ đã được

ghi nhận trong nhiều văn kiện, văn bản pháp luật ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc

quy định quyền phụ nữ trong hệ thống pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với

vai trò và sự đóng góp của nữ giới trong xã hội. Trên thế giới, quyền của phụ nữ đã

được ghi nhận trang trọng trong một số văn bản pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong

thực tế còn nhiều nước trên thế giới chưa thực hiện đúng quyền và chưa có các điều

kiện đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ. Đối với các nước đang phát triển, phụ nữ vẫn

còn chịu nhiều thiệt thòi, xã hội đang tồn tại những điều bất công đối với phụ nữ.

Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn về

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì những thành tựu về bình đẳng giới và tiến bộ của

phụ nữ rất đáng được trân trọng. Với truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phụ

nữ Việt Nam đã vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào

các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia

quản lý nhà nước; tham gia xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xây

dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phòng chống tệ nạn xã hội,… Rất

nhiều phụ nữ đã mang lại vinh quang cho đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo

dục, khoa học, nghệ thuật, thể thao thể hiện rõ vai trò của mình trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ quyền của phụ nữ không phải chỉ là trách

nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn

xã hội, mỗi gia đình và của từng công dân. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nhà

nước Việt Nam độc lập (Hiến pháp năm 1946) đã không phân biệt giai cấp, dân tộc,

tôn giáo, giới tính. Trong từng điều kiện, hoàn cảnh, ở từng thời kỳ, quyền công dân

nói chung và quyền phụ nữ nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa,

vừa có sự đổi mới. Cho đến nay, quyền phụ nữ đã được ghi nhận và chiếm một vị trí

đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong Hiến pháp và ở nhiều đạo luật quan

trọng đều đã ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ. Đặc biệt Việt Nam đã tham gia

2

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước

CEDAW) vào 09/03/1982. Đây là những bước tiến dài, quan trọng trong lộ trình bảo

đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được thì việc thực hiện quyền phụ nữ ở

Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế. Trên thực tế, ở tất cả mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội vẫn còn bất bình đẳng, quyền của phụ nữ không được bảo đảm.

Vấn đề này xuất phát từ tính khách quan trong điều kiện kinh tế nước ta chậm phát

triển, đời sống văn hóa chưa cao, chưa đồng đều nên người phụ nữ vẫn chịu thiệt thòi.

Bên cạnh đó là ảnh hưởng từ tàn dư của những tư tưởng cũ, văn hóa phong kiến còn

rơi rớt lại. Định kiến giới, sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại trong đời

sống xã hội; nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội còn hạn chế,

chưa xuất phát trên quan điểm bình đẳng giới.

Có thể nói quyền của phụ nữ được pháp luật ghi nhận là một sự tiến bộ rất lớn

nhưng quan trọng hơn là cần phải bảo đảm những điều kiện cho những quyền đó được

thực thi trong thực tế, để phụ nữ có thể tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm tạo cơ hội để phụ nữ sát

cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công

bằng, văn minh”.

Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thêm về các điều kiện bảo đảm

thực hiện quyền phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa pháp luật thật sự

đi vào cuộc sống, chúng tôi chọn vấn đề: “Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật

và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài

khóa luận của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Qua việc nghiên cứu nội dung quyền phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

đề tài hướng tới việc làm rõ các điều kiện đó nhằm bảo đảm thực hiện ngày càng tốt

hơn quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

* Nhiệm vụ:

- Thứ nhất, làm rõ nội dung quyền phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

3

- Thứ hai, phân tích làm rõ các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ ở Việt

Nam hiện nay.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:

Nội dung quyền phụ nữ trong hệ thống pháp luật và các điều kiện bảo đảm thực

hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

* Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu quyền phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chủ yếu là

trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật quan trọng.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, về

bình đẳng giới ở Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: hệ thống hóa, phân tích, so sánh,

tổng hợp và thống kê xã hội học.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 2 chương, 5 tiết và cuối

cùng là danh mục tài liệu tham khảo

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Bảo vệ quyền con người bằng công cụ pháp luật là một trong những phương thức

rất quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu quyền của phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam

nói riêng. Không những thế, đây được xem là thước đo trình độ văn minh của mỗi

quốc gia. Ở Việt Nam, quyền phụ nữ được tôn trọng và ghi nhận trong hệ thống pháp

luật qua các bản Hiến pháp và văn bản pháp luật. Việc ghi nhận quyền phụ nữ thể hiện

một bước tiến mới trong đời sống xã hội về vị trí và vai trò của phụ nữ trong công

cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay.

Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu

về vấn đề quyền con người, quyền phụ nữ, tiếp cận từ nhiều khía cạnh như quyền dân

4

sự, quyền chính trị, ... Những thành quả ban đầu đã đạt được là rất đáng trân trọng.

Với đề tài này chúng tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu chính như sau:

* Nghiên cứu về quyền con người, quyền phụ nữ trong một số văn bản pháp luật

quốc tế, tiêu biểu trong số đó là: Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Thảo (Chủ biên)

(1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện thông tin khoa học và xã hội,

Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu và thông tin rất phong phú, công phu có sự chọn

lọc từ những tài liệu tiêu biểu và mới nhất của các nhà khoa học như Pháp, Mỹ,

Đức,Nga, Trung Quốc… và Việt Nam, trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ

bản về quyền con người trong bối cảnh thế giới hiện đại. Qua những công trình khoa

học này, chúng ta cũng thấy rõ những kinh nghiệm phong phú, đa dạng của các nước

khác nhau trong việc đặt và giải quyết những vấn đề quyền con người.

Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công uớc về

xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam.

Một số kinh nghiệm nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội đã nghiên cứu những lý luận cơ bản về quyền bình đẳng của phụ nữ theo

công ước CEDAW, lý luận và thực tế quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam hiện nay

đồng thời đưa các giải pháp nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ

hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên Hợp quốc (1949), Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại

dâm người khác, 1949. Công ước đã có những quy định cụ thể mà các quốc gia thành

viên tham gia phải thực hiện nhằm bảo đảm trấn áp việc buôn bán người và bóc lột

người khác vào mục đích mại dâm. Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 đã có những quy định cụ thể hơn về quyền của

phụ nữ gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bộ Tư pháp (2010), Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa

bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ” của tập thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu khoa học

pháp lý, đã đưa ra các nguyên tắc, điều lệ nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ

dưới mọi biểu hiện và hình thức. Bài viết của tác giả Khánh Linh (2009), Tìm hiểu

quyền của người phụ nữ trong Công ước CEDAW, Bộ Tư pháp đã nêu lên tầm quan

trọng và nội dung quyền của phụ nữ được bảo vệ theo Công ước CEDAW từ đó khẳng

định tầm quan trọng của các quốc gia khi tham gia Công ước này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!