Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THAM GIA VÀO
CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THAM GIA VÀO
CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. VŨ VĂN NHIÊM
Học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
Lớp: Cao học Luật Khoá 22
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn “Quyền của phụ nữ tham gia vào các
cơ quan dân cử ở Việt Nam” là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc
của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Vũ Văn Nhiêm.
Luận văn này có sự tham khảo những tài liệu phù hợp với quy định của
pháp luật và của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam - Xếp hạng thế giới............................39
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử .......................42
Biều đồ 3: Tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp qua các kỳ bầu
cử...............................................................................................................................44
Biểu đồ 4: Tỷ lệ đại biểu nam và nữ trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa X đến khóa XIV .....................................................57
Biểu đồ 5: Tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua các
kỳ bầu cử ...................................................................................................................58
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ
THAM GIA VÀO CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ........................................................8
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan
dân cử .........................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về quyền của phụ nữ ........................................................................8
1.1.2. Khái niệm về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử................11
1.1.3. Đặc điểm quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử .....................13
1.2. Vai trò của quyền phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử.......................14
1.2.1. Sự cần thiết phải thể chế hóa quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan
dân cử........................................................................................................................14
1.2.2. Vai trò của quyền phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử..........................15
1.3. Nội dung quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử ...................18
1.4. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
quyền phụ nữ tham gia vào bộ máy nhà nước .....................................................22
1.4.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ tham gia vào bộ
máy nhà nước ............................................................................................................22
1.4.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền của phụ nữ tham gia vào
bộ máy nhà nước .......................................................................................................24
1.5. Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ tham gia
vào các cơ quan dân cử và những vấn đề đặt ra ..................................................26
1.5.1. Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử theo quy định của các
bản Hiến pháp ...........................................................................................................26
1.5.2. Quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử theo quy định của các
luật chuyên ngành .....................................................................................................28
1.6. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ
quan dân cử và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ...............................31
1.6.1. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ
quan dân cử...............................................................................................................31
1.6.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới....................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THAM GIA VÀO
CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THAM GIA
VÀO CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ............................................................................37
2.1. Khái quát tình hình thực hiện quyền phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân
cử ở Việt Nam ..........................................................................................................37
2.1.1. Tình hình chung về thực hiện quyền của nữ đại biểu Quốc hội......................37
2.1.2. Tình hình chung về thực hiện quyền của nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp .............................................................................................................................43
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan
dân cử ở Việt Nam...................................................................................................45
2.2.1. Thành tựu đạt được trong việc thực hiện quyền của phụ nữ tham gia vào các
cơ quan dân cử..........................................................................................................45
2.2.2. Vướng mắc, hạn chế trong các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ
trong các cơ quan dân cử và thực thi quyền tham gia vào các cơ quan dân cử trên
thực tế........................................................................................................................48
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của phụ nữ
tham gia trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam...................................................62
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo bình đẳng trong các quy định về
quyền của phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử................................................62
2.3.2. Những giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về quyền của phụ nữ tham gia
vào các cơ quan dân cử.............................................................................................66
2.3.3. Những giải pháp tác động làm thay đổi quan niệm xã hội liên quan đến quyền
của phụ nữ trong các cơ quan dân cử.......................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................77
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người được hầu hết các quốc gia trên thế giới tôn trọng và ghi nhận
trong các văn bản pháp lý quan trọng như Hiến pháp và các đạo luật. Quyền con
người được ghi nhận trên các khía cạnh như quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, trong đó quyền tham gia vào các cơ quan dân cử là một quyền chính trị quan
trọng của con người. Pháp luật quốc tế liên quan đến quyền tham gia của phụ nữ vào
các cơ quan dân cử có các văn bản quan trọng như Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền
năm 1948, Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Công ước Quốc tế
về các quyền Dân sự, chính trị năm 1966 và Nghị định thư không bắt buộc, Công ước
CEDAW về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979.
Pháp luật bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong tham gia các cơ
quan dân cử nói riêng được ghi nhận tại Hiến pháp của hầu hết các nước trên thế
giới1
. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, nhiều nước ban hành đạo luật riêng về
bình đẳng giới với tên gọi như Luật Bình đẳng giới2
hoặc Luật Về bình đẳng giữa
nam và nữ (Phần Lan). Tại một số nước lại gọi Luật theo mục đích mà luật hướng
tới như Luật Vì một xã hội bình đẳng giới (Anbani), Luật Về các cơ sở đảm bảo
bình đẳng giới (Kyggyzstan), Luật Cơ bản về một xã hội bình đẳng (Nhật Bản) hay
Luật Cơ hội bình đẳng (Thụy Điển), Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ
(Trung Quốc)3
.
Việt Nam là một trong những quốc gia quy định tương đối cụ thể về quyền của
phụ nữ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đơn cử trong lĩnh vực lập
pháp, phụ nữ được tham gia ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội; tham gia đóng góp ý
kiến vào các dự thảo Hiến pháp, các luật khi có sửa đổi, bổ sung; tham gia giám sát
hoạt động của đại biểu Quốc hội…, nhất là tập trung đóng góp ý kiến vào những vấn
đề quy định có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ.
Trong Quốc hội, hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu là 26,80%. Tỷ lệ nữ tham gia Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 lần lượt là 25,17%, 24,62% và
21,71%4
. Nếu so sánh với chỉ tiêu trong Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của
1 Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Kosovo, Bosnia, Aibania.
2 Đan Mạch, Na Uy, Kosovo, Thụy Sỹ, Bosnia… 3 Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), Quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ và Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài, Luận văn Thạc
sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.12.
4 Ban Tuyên giáo Trung ương, “Đề cương Tuyên truyền kết quả cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”, http://tuyengiao.vn/Home/Tuyentruyen/90124/De-cuong-Tuyen-truyen-ket-qua-cuoc-bau-cu-Dai-bieu-Quoc-hoi-khoa-XIV-va-dai-bieu-Hoidong-nhan-dan-cac-cap-nhiem-ky-2016-2021, truy cập ngày 03/3/2017.
2
Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến
40% đến năm 2020, như vậy muốn đạt được chỉ tiêu này là cả một nỗ lực rất lớn
của Việt Nam trong khi chúng ta chỉ còn lại một nhiệm kỳ.
Thẳng thắng nhìn nhận rằng, Việt Nam có những bước khởi đầu chuẩn bị tốt
cho việc đưa tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử bằng những chỉ đạo thống
nhất từ Đảng thông qua Nghị quyết, Chỉ thị và Nhà nước ban hành các văn bản
pháp luật liên quan. Tuy nhiên, với những nỗ lực lớn từ các cấp, các ngành và cả hệ
thống chính trị nhưng trên bản đồ phụ nữ tham chính của thế giới, Việt Nam lại liên
tục xuống hạng trong vòng 20 năm. Năm 1997, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước
đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trong Quốc hội nhưng hiện nay xếp thứ 60 trên 233
quốc gia5
với tỷ lệ phụ nữ dưới 30% là vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách
thấu đáo để tìm ra giải pháp đồng bộ, hữu hiệu.
Xuất phát từ thực tiễn, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quyền của phụ nữ
tham gia vào các cơ quan dân cử ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ. Qua đề
tài, tác giả mong muốn đưa ra nhìn nhận chung, đầy đủ, rõ ràng về quyền tham gia
quản lý nhà nước của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, từ đó có sự thống nhất trong
việc sửa đổi, bổ sung những quy định của luật, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật
về quyền của phụ nữ trong các cơ quan dân cử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu ở
quy mô và góc độ khác nhau. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về quyền
của phụ nữ nói chung như các tài liệu về giảng dạy, chuyên khảo. Tác giả Qúy Lâm,
Kim Phượng sưu tầm và biên soạn “Vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam -
Những ghi nhận mang tính lịch sử về nữ giới và quyền nữ giới”. Tài liệu chủ yếu
nghiên cứu các vấn đề mang tính lịch sử về vai trò, địa vị của phụ nữ Việt Nam từ
xã hội phong kiến đến hiện đại.
Tác giả Trần Thị Rồi, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã biên
soạn tài liệu “Quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý Nhà nước
ở Việt Nam qua tiến trình phát triển của lịch sử”, trong đó nghiên cứu về sự ra đời,
tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự lãnh đạo Việt Nam từ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
ra đời cho đến thời kỳ đổi mới, nhận định về quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt
động lãnh đạo quản lý; đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện quyền bình
đẳng nam nữ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà nước hiện nay.
5 Thanh Tâm, “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam”,
http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=33337, truy cập 09/6/2017.
3
Tác giả Lưu Song Hà - Học viện Phụ nữ Việt Nam biên soạn tài liệu chuyên
khảo “Nguồn nhân lực nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc
tế”, trong đó nghiên cứu chuyên sâu nguồn nhân lực nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
nhà nước, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tác giả chú trọng đến “…nguồn
nhân lực nữ giai đoạn 2011-2020, hướng đến mục đích làm rõ nguồn nhân lực nữ,
phát triển nguồn nhân lực nữ về cả hai mặt: lý luận và thực tiễn; đề xuất những định
hướng cụ thể cho việc xây dựng chính sách mang tính tổng thể để phát triển nguồn
nhân lực nữ đến năm 2020”.
Luận văn Thạc sỹ “Quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước về xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam -
Một số kinh nghiệm nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích, Khoa Luật
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong thực hiện
bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay; hệ thống hóa các quyền của phụ nữ, các tác
động của xã hội tới bảo vệ, chăm lo quyền lợi cho phụ nữ; thực trạng các quy định
của pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam; đề xuất phương hướng, giải pháp có
khả năng thực thi nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trên cơ sở vận dụng
những kinh nghiệm nước ngoài.
Tác giả Trần Thị Rồi, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng các
cộng sự nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ “Bình đẳng giới trong hoạt động quản
lý Nhà nước ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”. Đề tài nêu lên cơ sở lý luận, quan
điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ; những quy định của luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong quản lý Nhà nước; thành tựu và hạn chế
của việc thực hiện bình đẳng giới trong hoạt động quản lý Nhà nước ở Việt Nam; đề
xuất những giải pháp để thực hiện bình đẳng giới trong hoạt động quản lý Nhà nước
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tác giả Phạm Thị Phương Thảo, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh - chủ nhiệm đề tài khoa học cấp trường “Quyền phụ nữ - Một số vấn đề pháp
lý và thực tiễn” đưa ra cơ sở lý luận, pháp lý về quyền của phụ nữ như: sự hình
thành và phát triển của quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam,
nêu thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quyền phụ nữ; phương hướng và giải
pháp hoàn thiện quy định và thực hiện quy định pháp luật về quyền phụ nữ ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, có các luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật của tác giả Nguyễn Thị
Hoài Phương với đề tài “Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý và thực
tiễn” làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền bình đẳng giới, chỉ ra