Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy trinh thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy dạy học phần II sinh học tế bào sinh học 10 trung học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quy trinh thiết kế và sử dụng Bản đồ Tƣ duy
dạy học phần II: Sinh học tế bào- Sinh học 10-
Trung học phổ thông
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Mai Văn Hƣng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: điều tra thực trạng việc dạy
học bộ môn Sinh học ở một số trƣờng Trung học phổ thông. Nghiên cứu cơ sở lí luận
của việc thiết kế Bản đồ Tƣ duy. Xây dựng hệ thống các Bản đồ Tƣ duy cho việc soạn
giảng để dạy học phần II: Sinh học tế bào- Sinh học 10- Trung học phổ thông. Nghiên
cứu sử dụng Bản đồ Tƣ duy để dạy học theo các phƣơng pháp: Dạy học nhóm, dạy
học theo phƣơng pháp trực quan, phần II : Sinh học tế bào- Sinh học 10- Trung học
phổ thông.Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết của luận văn làm cơ sở
cho ứng dụng vào thực tiễn dạy học.
Keywords: Sinh học; Sinh học tế bào; Lớp 10; Phƣơng pháp dạy học; Phổ thông trung
học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII đã chỉ ra rằng “giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội,
xây dựng và bảo vệ đất nƣớc”. Thực tế này đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới một cách
toàn diện về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần
chú ý đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ
động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực
hiện nay.
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc xác định trong Nghị quyết Trung
ƣơng 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII(12-1996) đƣợc thể chế hoá
trong luật giáo dục (2005).
Luật giáo dục, điều 28.2 có ghi "Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
2
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học;
bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, trách nhiệm học
tập của học sinh"
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học- công nghệ trong thời đại công nghệ
thông tin, kiến thức bùng nổ liên tục đến mức phải nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp dạy học
sao cho ngƣời học có tiềm năng để phát triển, ngƣời học có đủ năng lực hiểu biết để làm việc,
để làm ngƣời và để sống hạnh phúc trong cộng đồng. Các yêu cầu trên đòi hỏi dạy học tích
cực, kích thích học sinh chủ động tìm tòi, tự nghiên cứu để có thể khai thác các tài liệu sách
báo, khai thác Internet một cách có hiệu quả.
Với khối lƣợng tri thức nhân loại rất lớn, thời gian có hạn, nhà trƣờng không thể cung
cấp đủ cho học sinh. Do vậy dạy học nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học, phƣơng
pháp học tập để học sinh có thể tự học suốt đời. Biến quá trình đào tạo trong trƣờng học thành
quá trình tự đào tạo trong suốt cuộc đời học sinh.
Đối với môn Sinh học: Nội dung chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hƣớng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực, thế giới, tạo điều kiện để phát triển năng
lực tự học, năng lực tƣ duy, kỹ năng thực hành, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội.
Chƣơng trình Sinh học 10, phần hai: Sinh học tế bào. Nghiên cứu thế giới vi mô mà học sinh
không thể quan sát bằng mắt thƣờng mà chủ yếu quan sát qua tranh vẽ, ảnh chụp từ kính hiển
vi hoặc qua kính hiển vi. Vì vậy dạy các kĩ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức có một
vị thế quan trọng. Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tƣ duy.
Với những yêu cầu đổi mới trên, để đảm bảo nâng cao chất lƣợng dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh tro ng học tập nói chung
và học Sinh học tế bào nói riêng chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Quy trình thiết kế và
sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học phần II: Sinh học tế bào – Sinh học 10 – Trung học phổ
thông”
2. Lịch sử nghiên cứu
Những hình thức đầu tiên của bản đồ tƣ duy đã đƣợc sử dụng từ rất xa xƣa bởi nhiều
nhà thông thái, các nhà khoa học, giáo dục học, và cả một bộ phận dân chúng. Những bản vẽ
tƣơng tự nhƣ Bản đồ Tƣ duy ngày nay đƣợc khám phá lần đầu tiên trên các tảng đá, đƣợc vẽ
bởi Tyros vào thế kỷ thứ 3, phác thảo của Aristotle, sau đó là những phác thảo của Ramon
Llull (1235 - 1315), một nhà triết học thế kỷ 13, ngoài ra ngƣời ta còn tìm thấy rất nhiều ghi
chép của Da Vinci hay Darwin có cấu trúc tƣơng tự nhƣ bản đồ tƣ duy.