Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy trình ban hành,sửa đổi, bổ sung các hiến pháp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
184.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1985

Quy trình ban hành,sửa đổi, bổ sung các hiến pháp Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

10 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2010

PGS.TS. Bïi Xu©n §øc *

1. Các hiến pháp Việt Nam: quá trình

ban hành, sửa đổi, bổ sung

1.1. Ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1946

Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã đem

lại chủ quyền cho dân tộc, dân chủ cho nhân

dân. Đối với nhiều nước, sau khi giành được

chính quyền còn phải trải qua một thời gian

dài mới ban hành được hiến pháp. Riêng ở

nước ta, do Đảng ta nhận thức được ý nghĩa

to lớn của hiến pháp nên mặc dù hoàn cảnh

lúc bấy giờ đang rất khó khăn, Hồ Chủ tịch

đã chủ trương nhanh chóng ban hành hiến

pháp. Ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính

phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Người đã đề

nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc tuyển cử

và xây dựng hiến pháp nhằm trước hết là ban

bố quyền dân chủ của nhân dân và từ đó để

hợp thức hoá chính quyền. Người nói:

“Trước ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế

cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém

phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến

pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền

tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến

pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ

chức càng sớm càng hay cuộc tuyển cử với

chế độ phổ thông đầu phiếu”,(1) "Phải bầu

ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên

trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế

độ của mình. Trước thế giới, Quốc hội do

dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lí không ai

có thể phủ nhận được".(2) Trước yêu cầu của

thực tiễn khách quan đó, cuộc tổng tuyển cử

trong cả nước bầu ra Quốc hội khoá đầu tiên

của nước ta đã diễn ra vào ngày 6/1/1946 và

thu được kết quả tốt đẹp.

Để tiến hành soạn thảo hiến pháp, theo

Sắc lệnh ngày 20/9/1945, Uỷ ban dự thảo

hiến pháp do Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí

Minh đứng đầu được thành lập. Tháng

11/1945 Dự án hiến pháp Việt Nam được

công bố trên Công báo với mục đích để cho

nhân dân Việt Nam dự vào việc lập hiến

pháp của nước nhà, ai muốn sửa, kiến nghị

điều gì thì gửi đến Bộ tư pháp. Tại kì họp

thứ hai Quốc hội khoá I ngày 9/11/1946, Dự

thảo hiến pháp được thông qua. Bản hiến

pháp đầu tiên của nước ta ra đời thể hiện

đúng tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn dân không

phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai

cấp, tôn giáo; tất cả cho cuộc đấu tranh giành

độc lập cho dân tộc, bảo đảm các quyền tự

do dân chủ cho nhân dân và xây dựng một

* Trung tâm công tác lí luận

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!