Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy định hạn ngạch và rào cản thuế quan cho sản phẩm gia công việt nam khi chúa nhận được sự hỗ trợ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Hoa kỳ là một thị trường lớn, đa dạng và phức tạp, sau 10 năm bình thường hoá
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, thị trường này đã phát triển rất nhanh.
Chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải không chỉ điểm lại sự phát triển
quan hệ hợp tác trong 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước mà mục đích
chính là tìm kiếm các giải pháp, xác định phương hướng để đưa quan hệ 2 nước
bước lên một tầm cao mới. Điều này được cụ thể hoá thông qua hàng loạt các cuộc
tiếp xúc cấp cao của Thủ tướng Phan Văn Khải với Tổng thống Bush, Thượng viện,
Hạ viện Hoa Kỳ, giới doanh nghiệp, giới truyền thông và các tầng lớp xã hội. Các
cuộc gặp cấp cao là để thế giới, nước Mỹ và người Mỹ hiểu đúng đắn hơn, về đất
nước Việt Nam, con người Việt Nam.
Thành công của chuyến thăm còn là sự xác nhận mối quan hệ giữa hai nước là đối
tác tin cậy - hợp tác về nhiều mặt - ổn định lâu dài trên nguyên tắc tôn trọng lẫn
nhau. Đây là tiền đề để hai nước thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ về nhiều mặt trong đó
có quan hệ thương mại. Quan hệ kinh tế thương mại hai nước sau 10 năm bình
thường hoá đã phát triển rất nhanh về nhiều lĩnh vực thể hiện sự nghiệp đổi mới
kinh tế của ta và hội nhập sâu sắc vào thương mại thế giới, góp phần thúc đẩy quá
trình đàm phán gia nhập W.T.O của Việt Nam. Để tạo điều kiện phát triển hơn nữa
một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, em xin đi sâu nghiên cứu đề
tài: "Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa
gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota)".
Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Thị trường Hoa Kỳ và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị
trường Hoa Kỳ.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn vào thị trường Hoa Kỳ, là mặt
hàng có nhiều tiềm năng nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt. Em hy vọng rằng đề tài
sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Chương 1: Thị trường hoa kỳ và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam
1. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ và phân tích tiềm năng rộng lớn của thị trường Hoa
Kỳ đối với sản phẩm chế tạo từ các nước đang phát triển nói chung và sản phẩm dệt
may Việt Nam nói riêng
Hoa Kỳ là một cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, khoa học công nghệ, có
tài nguyên rất phong phú. Hiện nay với dân số khoảng trên 293 triệu người, trong
đó 75% sống ở thành thị, tổng sản phẩm quốc nội trên 10.000 tỷ USD, thu nhập
bình quân đầu người hàng năm là 36.000 USD hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên
1.300 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới. Việc
thâm nhập thị trường Hoa Kỳ - một thị trường rộng lớn nhất thế giới với mức thu
nhập cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng
lớn - thị trường tiêu thụ hàng hoá của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng như bất cứ
quốc gia nào trên thế giới. Đúng như lời nhận xét về thị trường Hoa Kỳ, Đại Sứ -
Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã nói: "…đây là thị trường không
đáy….". Khi nghiên cứu về thị trường này có thể khái quát những đặc điểm nổi bật
như sau:
Thứ nhất, tính mở cửa khá cao của thị trường:
Điều này được thể hiện ở chỗ quy chế xuất - nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của tổ chức Thương mại thế giới (W.T.O). Hoa
Kỳ là nước nhập khẩu lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như dệt may,
giầy dép, đồ dùng gia đình…. , trong đó có những mặt hàng tiêu dùng thông thường
hầu như Hoa Kỳ không còn sản xuất nữa. Hoa Kỳ phải nhập các mặt hàng này từ
các nước Châu á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các sản phẩm chế
tạo, có hàm lượng vốn và công nghệ cao được nhập từ Châu Âu và Nhật Bản. Ngoài
ra Hoa Kỳ cũng nhập khẩu hàng hoá từ rất nhiều nước ở các Châu lục khác. Điều
này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy
chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ.
Thứ hai, tính quy chuẩn và thống nhất cao độ của sản phẩm đưa vào thị trường Hoa
Kỳ.
Hàng hoá xuất khẩu vào Hoa Kỳ đòi hỏi thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ, nhất là
đảm bảo các yêu cầu chất lượng một cách nghiêm ngặt và đồng bộ. Các nhà nhập
khẩu Hoa Kỳ luôn có ấn tượng và đòi hỏi có uy tín phải được đặt lên hàng đầu từ
khi bắt đầu có mối quan hệ hợp tác. Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thường phải
có khối lượng lớn, đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn, và không phương hại
lợi ích kinh tế của các Công ty Hoa Kỳ. Từ đó cho thấy chỉ nên lựa chọn và tập
trung đầu tư vào một số mặt hàng và ngành hàng xuất khẩu chủ lực, không dàn trải.
(Ngay cả mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng cần đảm bảo tính thống nhất và có khối
lượng đủ lớn).
Thứ ba, tính pháp lý cao của các quan hệ thị trường.
Môi trường pháp lý của Hoa Kỳ là hết sức phức tạp, nhiều khi có sự khác biệt giữa
luật của Liên Bang, Bang và còn cả những quy định riêng biệt của chính quyền địa
phương. Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Hoa
Kỳ được thực thi khá tốt vì thế hàng hoá bán ra ở đây phải được bảo hành tốt và an
toàn trong thời gian cam kết để tạo uy tín và niềm tin. Do đó việc hiểu biết các vấn
đề pháp lý liên quan là điều kiện mấu chốt khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và
việc sử dụng các Công ty tư vấn nói chung trong đó có Công ty tư vấn Hoa Kỳ là
điều cần chú trọng.
Thứ tư, tính thống nhất, ổn định cao của hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối hàng hoá ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao, có tổ chức hoàn
chỉnh, nếu không dựa vào các hệ thống phân phối hiện có thì không thể đưa hàng
hoá vào thị trường này (không có buôn bán tiểu ngạch hoặc buôn bán đường biên
như có thể thấy trong một số trường hợp khác). Người dân Mỹ có thói quen mua
sắm tại các siêu thị hay cửa hàng lớn. Hệ thống phân phối này vừa là cơ hội, vừa là
thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Nếu chưa tham gia vào các kênh phân phối lớn thì không những không phát triển
được thị trường mà còn cản trở đến thị phần tiêu thụ và gặp những vướng mắc vào
hệ thống luật pháp của Mỹ. Muốn đi đúng kênh các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín và đảm bảo được số lượng và quy cách
hàng hoá đúng với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng Mỹ.
Thứ năm, thị trường có sức cạnh tranh rất cao.
Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trên thị trường Hoa Kỳ có đầy đủ các
nhà cung cấp lớn nhỏ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì thế mức độ cạnh tranh