Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

quản trị sản xuất tại nhà máy sản xuất sữa hanoimilk
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển. Nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Vì thế
để đáp ứng nhu cầu đó của con người thì hàng loạt các doanh nghiệp mọc lên với
mong muốn đem đến sự hài lòng tốt nhất cho người tiêu dùng cả về sản phẩm và
dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Như vậy để thực hiện được mục tiêu của mình mỗi doanh
nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động. Trong đó sản xuất là một trong những phân
hệ có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp các dịch vụ cho xã hội.
Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu
cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là doanh nghiệp phải hiểu rõ về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội với các yếu tố về dân cư, thị trường tiêu thụ,
nguyên liệu, nguồn nhân lực… để từ đó định vị tốt doanh nghiệp, mặt khác doanh
nghiệp phải biết cách lựa chọn các loại hình bố trí sản xuất phù hợp với đặc thù của
nghành nghề kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất của mình. Trên cơ sở đó lựa
chọn các chiến lược sao cho hợp lý nhất, có như vậy mới tạo nền tảng vững chắc cho
doanh nghiệp phát triển. Do đó để hiểu sâu hơn về những vấn đề trên chúng ta cùng
đi tìm hiểu để tài: Tìm hiểu về một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ. Và
nhóm chúng tôi xin lựa chọn tìm hiểu về Hanoimilk.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Khái niệm định vị doanh nghiệp.
Khi thành lập một doanh nghiệp mới hoặc trong quá trình kinh doanh, doanh
nghiệp phải giải quyết vấn đề chon địa điểm và đặt các bộ phận của doanh nghiệp
sao cho hợp lý, kinh tế và ổn định. Địa điểm mới có thể là các nhà máy, xí nghiệp, kho
lưu trữ, đại lý… Việc lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến
hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là quyết
1
định mang tính chiến lược. Chọn được địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất,
tăng sản lượng tiêu thụ và giúp doanh nghiệp ổn định. Ngược lại, địa điểm không tốt
có thể gây ra nhiều bất lợi và khó có thể khắc phục. Vì vậy khi chọn địa điểm, doanh
nghiệp cần tiến hành phân tích cẩn thận và có cách nhìn toàn diện về khả năng phát
triển và mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai.
Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh
nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp đã lựa chọn.
Thông thường khi đề cập đến định vị doanh nghiệp người ta sẽ nghĩ đến việc
xây dựng doanh nghiệp hay nhà máy mới, nhưng trên thực tế, nó còn diễn ra với các
doanh nghiệp đang hoạt động. Đó à việc tìm kiếm thêm địa điểm để xây dựng chi
nhánh và đại lý mới. Khi tiến hành định vị, các doanh nghiệp thường đứng trước
những sự lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ
thể và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát một số lựa
chọn chủ yếu sau:
- Mở rộng cơ sở hiện tại, chi nhánh bộ phận, phân xưởng mới trong khi vẫn duy trì
năng lực sản xuất hiện có.
- Mở rộng các chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới đồng thời tăng quy
mô sản xuất của doanh nghiệp.
- Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng đất mới.
2. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp:
Mục tiêu của định vị doanh nghiệp là tìm địa điểm bố trí doanh nghiệp sao cho
thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đề ra. Cụ thể :
- Tăng doanh số bán hàng.
- Mở rộng thị trường.
- Huy động các nguồn lực tại chỗ.
- Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ.
2
- Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi.
3. Vai trò của định vị doanh nghiệp.
- Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động định vị doanh nghiệp là bộ phận quan
trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp cơ bản
mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Việc quyết định lựa chọn địa điểm đặt các bộ phận doanh nghiệp hợp lý về kinh tế-xã
hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần
nâng cao hiệ quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa điểm đặt doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi phí, thị trường nguyên liệu, cung cấp
đầu vào, đảm bảo thông tin, nguồn lao động… Bên cạnh đó, chọn địa điểm của doanh
nghiệp còn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
- Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của
doanh nghiệp đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội và dân
cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo mũi nhọn cho doanh nghiệp. Nó cho phép doanh
nghiệp xác định. Lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh
doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, và phát huy
tiềm năng bên trong.
4. Xu hướng định vị doanh nghiệp hiện nay.
- Định vị ở nước ngoài.
3