Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Nguyễn Lương Cúc Phương ; Lê Phan Thị Diệu Thảo người hướng dẫn khoa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LƯƠNG CÚC PHƯƠNG
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
TẠI VIETCOMBANK
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LƯƠNG CÚC PHƯƠNG
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
TẠI VIETCOMBANK
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: NGUYỄN LƯƠNG CÚC PHƯƠNG
Sinh ngày 01 tháng 12 năm 1988 tại Quảng Nam.
Quê quán: Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Hiện cư ngụ tại: 61/6/5/4 Đường 46, phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam -
Chi nhánh Sóng Thần.
Là học viên cao học khóa 13 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Mã số học viên: 20113110161.
Cam đoan đề tài: “Quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank”.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Lương Cúc Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ....................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................1
1.1. Quản trị ngân hàng thương mại..............................................................................1
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại...................................................................1
1.1.2. Khái niệm quản trị ngân hàng thương mại .....................................................1
1.1.3. Nội dung quản trị ngân hàng thương mại .......................................................2
1.2. Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại........................................4
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................4
1.2.2. Lợi ích của quản trị quan hệ khách hàng ........................................................5
1.2.3. Tiến trình quản trị quan hệ khách hàng ..........................................................6
1.2.3.1. Thiết lập quan hệ khách hàng..................................................................6
1.2.3.2. Quản lý khách hàng .................................................................................7
1.2.3.3. Chăm sóc khách hàng ............................................................................11
1.2.3.4. Mở rộng quan hệ khách hàng ................................................................14
1.2.3.5. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng....................................................15
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng
thương mại ..............................................................................................................17
1.2.4.1. Nhu cầu của khách hàng........................................................................17
1.2.4.2. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ..........................................17
1.2.4.3. Chính sách quản trị quan hệ khách hàng ...............................................17
1.2.4.4. Dịch vụ ngân hàng.................................................................................17
1.2.4.5. Nguồn nhân lực .....................................................................................18
iii
1.2.4.6. Công nghệ ngân hàng ............................................................................18
1.2.4.7. Cơ sở vật chất ........................................................................................18
1.2.4.8. Văn hóa doanh nghiệp ...........................................................................19
1.2.4.9. Hoạt động quảng cáo .............................................................................19
1.3. Bài học kinh nghiệm về quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại19
1.3.1. Kinh nghiệm của một số NHTM nhà nước...................................................19
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Vietinbank.................................................................19
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Agribank ...................................................................21
1.3.2. Kinh nghiệm của một số NHTM cổ phần.....................................................22
1.3.2.1. Kinh nghiệm của ACB ..........................................................................22
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Techcombank............................................................23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank........................................................24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI
VIETCOMBANK......................................................................................................26
2.1. Sơ lược về Vietcombank ......................................................................................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................26
2.1.2. Mô hình tổ chức của Vietcombank về quản trị quan hệ khách hàng............26
2.1.2.1. Mô hình tại Hội sở chính .......................................................................26
2.1.2.2. Mô hình tại chi nhánh............................................................................27
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2006 - 2012..28
2.1.3.1. Nguồn vốn và sử dụng vốn....................................................................28
2.1.3.2. Hoạt động thanh toán quốc tế ................................................................29
2.1.3.3. Hoạt động thẻ.........................................................................................29
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................30
2.2. Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank ..................................31
2.2.1. Thiết lập quan hệ khách hàng .......................................................................31
2.2.2. Quản lý khách hàng ......................................................................................35
2.2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng .................................................35
2.2.2.2. Phân loại khách hàng.............................................................................35
iv
2.2.2.3. Tương tác với khách hàng .....................................................................37
2.2.2.4. Cá biệt hóa khách hàng..........................................................................38
2.2.3. Chăm sóc khách hàng ...................................................................................39
2.2.4. Mở rộng quan hệ khách hàng........................................................................42
2.2.5. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng tại Vietcombank................................44
2.2.5.1. Thực trạng tiến trình khảo sát................................................................44
2.2.5.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................46
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank ....................49
2.3.1. Thành tựu đạt được .......................................................................................49
2.3.1.1. Về nhận thức vai trò quan trọng của CRM............................................49
2.3.1.2. Về thiết lập quan hệ khách hàng............................................................49
2.3.1.3. Về quản lý khách hàng ..........................................................................50
2.3.1.4. Về chăm sóc khách hàng .......................................................................50
2.3.1.5. Về mở rộng quan hệ khách hàng ...........................................................51
2.3.1.6. Về đánh giá sự hài lòng của khách hàng ...............................................51
2.3.2. Vấn đề tồn tại ................................................................................................52
2.3.2.1. Về mô hình tổ chức ...............................................................................52
2.3.2.2. Về thiết lập quan hệ khách hàng............................................................52
2.3.2.3. Về quản lý khách hàng ..........................................................................53
2.3.2.4. Về chăm sóc khách hàng .......................................................................54
2.3.2.5. Về mở rộng quan hệ khách hàng ...........................................................55
2.3.2.6. Về đánh giá sự hài lòng của khách hàng ...............................................56
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank...56
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................56
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ..........................................................................56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH
HÀNG TẠI VIETCOMBANK.................................................................................60
3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2020 .....................................60
3.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................................60
v
3.1.2. Định hướng kinh doanh ................................................................................60
3.1.3. Chỉ tiêu kinh doanh cơ bản đến năm 2020 ...................................................61
3.2. Giải pháp phát triển quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank ....................61
3.2.1. Về chính sách quản trị quan hệ khách hàng..................................................62
3.2.1.1. Phát triển bộ phận đầu mối hoạt động quản trị quan hệ khách hàng
trong mô hình tổ chức.........................................................................................62
3.2.1.2. Thống nhất mô hình giao dịch một cửa trong toàn hệ thống.................63
3.2.1.3. Xây dựng hệ thống văn bản quy định hoạt động quản trị quan hệ khách
hàng.....................................................................................................................63
3.2.1.4. Mở rộng hợp tác với các công ty vệ tinh...............................................64
3.2.1.5. Mở rộng tiếp thị phân khúc khách hàng mới.........................................64
3.2.1.6. Phân bổ chỉ tiêu kinh doanh hợp lý .......................................................65
3.2.1.7. Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng định kỳ..............65
3.2.2. Đa dạng hóa dịch vụ .....................................................................................66
3.2.3. Về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ...............................................69
3.2.3.1. Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực.............................................................69
3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận quan hệ khách hàng ...........70
3.2.3.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng ...........................................................72
3.2.3.4. Nâng cao chất lượng đào tạo .................................................................73
3.2.4. Về phát triển công nghệ ngân hàng...............................................................75
3.2.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất..............................................................................78
3.2.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến khách hàng.............................78
3.2.7. Phát triển hoạt động quảng cáo.....................................................................80
KẾT LUẬN ................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................83
PHỤ LỤC ...................................................................................................................87
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu Asia Commercial Bank
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
Viet Nam Bank for Agriculture
and Rural Development
ATM Máy rút tiền tự động Automatic Teller Machine
CRM Quản trị quan hệ khách hàng
Customer Relationship
Management
NHNN Ngân hàng Nhà Nước The State Bank
NHTM Ngân hàng thương mại The commercial bank
Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam
Viet Nam Technological and
Commercial Joint Stock Bank
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City
Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam
Joint Stock Commercial Bank
for Foreign Trade of Viet Nam
Vietinbank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
Viet Nam Joint Stock
Commercial Bank for Industry
and Trade
VIP Cá nhân rất quan trọng Very Important Person
EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1. Chương trình khuyến mãi để phát triển khách hàng cá
nhân mới của Vietcombank giai đoạn 2006 – 2012
34
2 Bảng 2.2. Bảng chấm điểm khách hàng doanh nghiệp 37
3 Bảng 2.3. Chương trình chăm sóc khách hàng giai đoạn 2010 - 2012 40
4
Bảng 3.1. Chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Vietcombank đến năm
2020
61
5 Bảng 3.2. Bảng chấm điểm khách hàng cá nhân 71
6 Bảng 3.3. Bảng chấm điểm định tính 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
1
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietcombank giai đoạn
2006 - 2012
28
2
Biểu đồ 2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank giai
đoạn 2006 - 2012
29
3
Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank giai đoạn
2006 - 2012
30
4
Biểu đồ 2.4. Số lượng khách hàng của Vietcombank giai đoạn 2006
- 2012
31
5
Biểu đồ 2.5. Tiền gửi phân loại theo đối tượng khách hàng của
Vietcombank giai đoạn 2006 - 2012
32
6
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ cho vay theo đối tượng khách hàng của
Vietcombank giai đoạn 2006 - 2012
32
7
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ bán chéo SMS-Banking/tài khoản thanh toán và
I-Banking/tài khoản thanh toán giai đoạn 2010 – 2012
43
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1. Mô hình hoạt động tại Sở giao dịch và chi nhánh TP.HCM 27
viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ và các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều
thách thức, khó khăn. Bên cạnh những yêu cầu về khả năng thanh khoản, tăng
trưởng tín dụng, đa dạng hóa dịch vụ, đổi mới công nghệ…CRM chính là nhân tố
quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của các NHTM. Bởi vì, chính khách
hàng là đối tác đem đến lợi nhuận của ngân hàng, và NHTM nào mang đến cho
khách hàng sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cao nhất, ngân hàng đó sẽ phát triển
bền vững. Do vậy, chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành
chiến lược quan trọng bậc nhất và mang tính cấp thiết nhất của mỗi ngân hàng.
Thực hiện CRM hiệu quả, từ đó thu hút được sự quan tâm, duy trì lòng trung
thành và mở rộng quan hệ với khách hàng luôn là mục tiêu xuyên suốt mà các ngân
hàng cố gắng thực hiện với tất cả khả năng của mình. Và Vietcombank cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ.
Do vậy, để phân tích cụ thể những thành tựu và hạn chế của hoạt động này tại
Vietcombank dựa trên nền tảng lý thuyết về CRM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý, chăm sóc, phát triển khách hàng – chính là lý do đề tài
“Quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank” được thực hiện và rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
CRM tại NHTM hiện nay đã được nhiều tác giả nghiên cứu với các phạm vi
và đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Thứ nhất, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, 2012.
Thứ hai, Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Đà Nẵng (Techcombank), 2013.
ix
Thứ ba, Nguyễn Thị Thùy Trang, Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng
Á Châu chi nhánh Đăk Lăk, 2012.
Thứ tư, Đinh Lê Thục Trinh, Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đăk Lăk, 2010.
Thứ năm, Trịnh Minh Nhật Vũ, Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách
hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Nam, 2012.
Các đề tài trên đã hệ thống hóa cơ bản các lý luận về CRM, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống CRM trong một chi nhánh
của NHTM và chỉ phân tích định tính. Ngoài ra, có nhiều luận văn, nhiều nghiên
cứu và những bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có nội dung liên quan đến
CRM nhưng chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề này. Còn đề tài “Quản trị
quan hệ khách hàng tại Vietcombank” có sự khác biệt với các đề tài nghiên cứu trên
về phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cụ thể: đề tài nghiên cứu vấn đề CRM trên
toàn hệ thống Vietcombank, không nghiên cứu cụ thể về một chi nhánh. Đồng thời
đề tài sẽ thực hiện khảo sát sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách hàng, từ đó
phân tích dữ liệu qua chương trình SPSS để đánh giá thực trạng CRM tại
Vietcombank được toàn diện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hoạt động CRM tại Vietcombank đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy
nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà
Vietcombank cần phải khắc phục để phát triển. Do vậy, mục đích của đề tài là trên
cơ sở lý luận về CRM, thực hiện tìm hiểu, khảo sát thực trạng hoạt động này tại
Vietcombank, từ đó nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển hoạt động CRM để
góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh và phù hợp với định hướng phát triển trong
tương lai của Vietcombank.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động CRM tại Vietcombank trong
phạm vi các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank. Và
x
trong đề tài này, Vietcombank được hiểu là Hội sở chính và các chi nhánh, không
bao gồm các công ty con, công ty liên doanh, văn phòng đại diện.
Đồng thời, hoạt động CRM tại Vietcombank bắt đầu phát triển từ năm 2006 -
là thời điểm ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ, mức độ cạnh tranh ngày càng
khốc liệt và đây cũng chính là bắt đầu giai đoạn Vietcombank chuẩn bị cổ phần hóa.
Chính vì vậy, thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn năm 2006 - 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm giải
quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh đó, để góp phần
phân tích thực trạng của hoạt động CRM tại Vietcombank chính xác hơn, luận văn
sử dụng phương pháp khảo sát trên cơ sở điều tra chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi
để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Bảng khảo sát
gồm 33 câu hỏi được thiết kế dựa trên mô hình Servqual và có điều chỉnh phù hợp
với thực tế. Hiện nay, Vietcombank đánh giá kết quả hoạt động của các chi nhánh
bằng cách phân thành 9 nhóm căn cứ vào vị trí địa lý và đặc thù về điều kiện kinh
doanh (Hà Nội, Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, TP. HCM, Đồng bằng Sông Cửu Long). Do vậy,
đề tài thực hiện chọn mẫu khách hàng ngẫu nhiên nhưng sẽ phân bố đều số lượng
khách hàng tại mỗi nhóm để đảm bảo kết quả khảo sát chính xác hơn.
Dựa trên số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ phân tích dữ
liệu với chương trình SPSS. Trên cơ sở đó, sẽ xác định các nhân tố chủ yếu tác
động đến sự hài lòng của khách hàng trên toàn hệ thống Vietcombank để đề xuất
giải pháp cụ thể, phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn.
6. Những kết quả mới trong nghiên cứu
Đề tài đã phân tích được thực trạng CRM tại Vietcombank trên cơ sở đánh giá
những chính sách, những hoạt động về thiết lập, quản lý, chăm sóc, mở rộng quan
hệ khách hàng. Đồng thời, đề tài cũng đã khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng
về dịch vụ Vietcombank, từ đó xây dựng các giải pháp hợp lý thỏa mãn nhu cầu